Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa

Tranh tứ quý mang ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc trong cuộc sống.

Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa
Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân, hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.

Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…

Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn hoá thuộc vùng khí hậu nói trên.

Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. Ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.

Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.

Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…

Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa
Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa

Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc.

Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.

Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung.

Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa
Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa

Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số… Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.

Tranh chữ thập cá chép ‘dư dả liên tục’

Trong truyền thuyết thường nói về câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng, vì thế cá chép được coi ví như rồng – một con vật linh thiêng cao quý. Cá chép là biểu tượng của sự thăng tiến tiền tài, công danh và sự nghiệp.

Tranh chữ thập cá chép 'dư dả liên tục
Tranh chữ thập cá chép ‘dư dả liên tục

Tranh phong thủy trước đây ít hoặc chưa từng xuất hiện ở Việt Nam, nhưng ở Trung Hoa, cái nôi của nghệ thuật phong thủy đã rất thịnh hành.

Tranh phong thủy là một loại tranh được thiết kế đặc biệt cho ngành phong thủy. Ngoài tác dụng trang trí, nó còn có tác dụng điều hòa sinh khí, mang lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho căn nhà, đồng thời chấn tà khí, xua đuổi những điềm dữ, điềm hung. Sở hữu những bức tranh phong thủy trong nhà, gia chủ vừa cảm thấy an tâm để làm ăn, lại có thêm những tác phẩm nghệ thuật giúp ngôi nhà trở nên quyến rũ và hấp dẫn.

Tranh chữ thập cá chép 'dư dả liên tục
Tranh chữ thập cá chép ‘dư dả liên tục

Để hỗ trợ cho công việc, không ít doanh nhân đã lựa chọn những vật khí phong thủy – những vật được coi là mang lại tài lộc, thành công cho chủ nhân. Và những vật khí mà doanh nhân lựa chọn thường là chuông gió, con vật linh thiêng, pha lê, thủy tinh, thuyền vàng, rồng, tiền xu, tranh phong thủy, đá quý, Ngê, Kỳ Lân, Rùa, Cây tài cây lộc… Riêng với tranh phong thủy, một biểu tượng chiếm vị trí quan trọng đó là những chú cá. Cá đại diện cho sự giàu sang, phú quý bởi ngay trong tiếng Hán thì cá đã mang ý nghĩa của sự sung túc.

Tranh chữ thập cá chép 'dư dả liên tục
Tranh chữ thập cá chép ‘dư dả liên tục

Cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì,bền chí, linh thiêng,cao quý. Trong truyền thuyết thường câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng,vì thế cá chép được coi như rồng

Cá chép là biểu tượng của sự tăng tiến công danh và nổi tiếng.Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ khí tức là nguồn tài lộc dồi dào. Cá chép là một trong những pháp khí vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.

Tranh chữ thập cá chép 'dư dả liên tục
Tranh chữ thập cá chép ‘dư dả liên tục

Theo quan niệm phương Đông, cá chép tượng trưng cho sức khỏe và tài lộc. Trong đường quan lộ, cá chép là biểu tượng của sự thăng tiến, công danh. Treo tranh cá chép ở nhà riêng hay văn phòng sẽ mang tới cho nguồn bạn tài lộc dồi dào. Trong kinh doanh, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm khi nó thường bơi ngược dòng nước, cộng với đức tính bền bỉ và sự cố gắng dẻo dai, đã có thể vượt vũ môn để hóa rồng, nên người ta còn coi cá chép như một hiện thân của rồng, con vật linh thiêng cao quý.

Tranh chữ thập cá chép 'dư dả liên tục
Tranh chữ thập cá chép ‘dư dả liên tục

Cá chép Nhật (Koi): Giống cá này có màu sắc rất đẹp và đa dạng với những màu đen, đỏ, trắng…cũng được coi là biểu tượng của sự giàu có và thành công. Tranh vẽ loại cá này kết hợp với tiểu cảnh để tạo ra khung cảnh sơn thuỷ hữu tình không những có tác dụng thư giãn cho gia chủ mà còn mang lại nhiều may mắn.

Tranh chữ thập cá chép 'dư dả liên tục
Tranh chữ thập cá chép ‘dư dả liên tục

Cửu ngư đồ là tranh vẽ 9 con cá, lợi dụng sự đồng âm giữa ‘cửu’ là chín và ‘cửu’ là lâu dài để cầu chúc dư dả lâu dài. Cá chữ Hán là “ngư” , âm đọc là ” Yu” đồng âm với “dư” (dư dả). Do vậy, cá biểu trưng cho sự dư dả. Hình vẽ cá phối hợp với nhiều hình họa, hoa văn khác có thể hiểu là “hữu dư” có nghĩa là “có”, tức giàu có, dư ăn dư để.
Những bức tranh thêu chữ thập cá phong thủy được xem là món đồ mang lại may mắn và có thể được sử dụng để đặt trong văn phòng hoặc tại phòng khách nhà bạn.
Các loài cá thường mang lại điềm tốt, và may mắn. Có một số loài cá thường đi thành đôi vậy nên nếu chúng hiện diện trong cuộc sống của bạn nó sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho hôn nhân của bạn cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia chủ.
Đây là những món quà ý nghĩa dùng làm: quà biếu, quà tặng, tranh phong thủy,quà tặng đối tác, sự kiện, tranh trang trí theo phong thủy, bức trang mang lại may mắn, tài lộc phù hợp cho những người làm kinh doanh thành đạt, kích hoạt tài vận và tài lộc.

Phong thủy giành cho người tuổi thân.

Biết áp dụng thuật phong thủy một cách khoa học sẽ mang lại hiệu quả tốt cho công việc kinh doanh cũng như cuộc sống của bạn. Đối với gia chủ tuổi Canh Thân, bàn làm việc cần bố trí như sau: Phương vị đặt bàn là Thần Tài của người sinh tiêu Canh Thân là ở góc hướng Đông của văn phòng.

Bạn sinh năm 1980, thuộc Tây Tứ Mệnh, do đó bàn làm việc nên quay về một trong các hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.

Phong thủy cho tuổi thân.
Phong thủy cho tuổi thân.

Ngoài ra cần ghi nhớ các quy tắc:

+ Bàn phải hướng ra cửa, nhưng không đối diện thẳng với cửa phòng

+ Sau lưng người ngồi phải có một điểm tựa (có thể là tường, tủ, …)

+ Không nên quay mặt vào tường hoặc quay lưng ra cửa phòng

+ Không nên đặt bàn ở trung cung, tức chính giữa phòng

+ Không đặt bàn nơi góc nhọn, góc khuất, cuối hành lang, lối đi

+ Không đặt bàn ngay trước cột vuông hay dưới xà ngang

+ Không đặt bàn hướng ra toilet hoặc cầu thang

Bạn nên đặt bàn làm việc ở góc hướng Đông của văn phòng, và quay bàn làm việc nhìn về một trong các hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.

Hình dáng và màu sắc bàn làm việc:

Bạn sinh năm 1980, có ngũ hành thuộc Mộc, nên sử dụng bàn làm việc dạng hình uốn lượn, có góc lượn tròn, với màu đen, xanh đậm, vì đây là kiểu bàn tượng trưng cho hành Thủy, theo quy luật tương sinh thì Thủy sinh Mộc, rất tốt.

Nên lưu ý kích thước bàn làm việc nên cân xứng với các vật dụng trên bàn, không nên quá chật làm giảm hưng phấn làm việc, cũng không nên quá rộng tạo cảm giác bất ổn.

Bày biện đồ đạc trên bàn làm việc:

Nên đặt trên bàn làm việc một cột thuỷ tinh, có tác dụng ngưng tụ năng lượng trong không gian về một điểm, tăng khả năng tư duy.

Chồng hồ sơ bên trái nên cao hơn bên phải.

Nên đặt điện thoại ở các hướng tốt, là hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam

Đặt một bình hoa tươi ở phía Đông bàn làm việc, giúp tạo năng lượng dương rất tốt, khuyến khích bạn hăng say làm việc.

Đặt một cây nhỏ tươi tốt ở góc Đông Nam của bàn làm việc để thu hút tài lộc và sự thăng tiến. Tuy nhiên cần tránh cây xương rồng hoặc các cây có lá sắc nhọn. Để đem lại những điều tốt đẹp, hoa và cây cảnh cần tươi và sum suê. Nếu cây chết, hãy bỏ ngay và thay bằng một cây khác.

Đặt một miếng pha lê tròn ở góc Tây Nam của bàn làm việc để tạo sự hoà đồng giữa bạn với các đồng nghiệp

Các loại đèn nên đặt ở hướng Nam của bàn làm việc, nhằm cung cấp năng lượng chủ về tên tuổi và danh tiếng cho bạn

Tất cả các thiết bị văn phòng bằng kim loại (như máy tính) nên đặt ở hướng Tây hoặc Tây Bắc của bàn làm việc, nhớ rằng phải đặt vật thấp ở bên phải và vật cao ở bên trái.

Đặt các tượng giả cổ màu đỏ hoặc màu tía ở góc Đông Nam của bàn tượng trưng cho sự giàu có.

Tranh cũng mang lại cho tuổi thân sự may mắn, bình an.

Tuổi Thân: 1944 – 1956 – 1968 – 1980 – 1992 – 2004

Hoa điểu và chim công
Hoa điểu và chim công

a- Trong nhà nếu có người già, treo tranh đàn dơi, tranh tùng hạc, hoa điểu, trúc…

b- Người già bình an, thiên quan tứ phúc, ngũ phúc đều vượng (phúc, lộc, thọ, khang, ninh). Tranh dơi là tốt nhất, nếu không thì treo tùng hạc diên niên, hoặc tùng đón khách; tăng khả năng giao tế, quan hệ công việc, buôn bán, sản xuất kinh doanh đều tốt.

c- Treo gian chính, phía bắc theo hướng nhà, phía đông bắc, tây bắc, tây nam; treo cao ở vị trí hoành phi là tốt nhất.

Nhựng loại tranh nên và không nên treo trong phòng làm việc.

Tranh treo cũng có nhiều phong cách khác nhau như phong cách truyền thống, phong cách phương Tây, phong cách trừu tượng…Và nội dung thể hiện của những bức tranh cũng khá đa dạng như có bức tranh về cảnh núi đá chim muông, có bức tranh là phong cảnh người và vật, có bức tranh mang trạng thái tĩnh nhưng cũng có bức tranh mang trạng thái động…

Treo tranh và thư họa trong văn phòng có thể làm tăng tính nghệ thuật và vẻ đẹp đầy thi vị cho cuộc sống. Tuy nhiên, khi treo tranh cũng cần am hiểu một chút về tranh và phong thủy để việc treo tranh không trở thành “mối họa” cho văn phòng của bạn

Theo phong thủy, có một số loại tranh không nên treo dưới đây:

1. Không nên mua và treo những bức tranh có màu sắc sặc sỡ, màu đậm hoặc có quá nhiều màu đen. Treo những bức tranh này có thể sẽ khiến người làm việc có cảm giác nặng nề, làm suy giảm ý chí, trở nên bi quan và thiếu tinh thần làm việc.

Các loại tranh khong nên treo trong phòng lam việc..
Các loại tranh khong nên treo trong phòng lam việc..

2. Không nên treo bức tranh có quá nhiều màu đỏ, vì nó sẽ khiến cho nhân viên trong công ty dễ bị tổn thương hoặc có tính nôn nóng, nóng nảy.

Các loại tranh khong nên treo trong phòng lam việc..
Các loại tranh khong nên treo trong phòng lam việc..

3. Không nên treo quá nhiều tranh trừu tượng trong văn phòng, treo loại tranh này sẽ làm cho tâm lý của nhân viên dễ bị mất cân bằng và dễ bị nhức đầu hay các bệnh liên quan đến thần kinh.

Các loại tranh khong nên treo trong phòng lam việc..
Các loại tranh khong nên treo trong phòng lam việc..

4. Không nên treo những bức tranh có khung cảnh buồn bã, ảm đạm như tranh mặt trời lặn, tranh biển lặng lẽ… Treo những bức tranh này sẽ làm cho nhân viên không có chí tiến thủ, phấn đấu vươn lên.

5. Không nên treo những bức tranh vẽ cảnh thác nước vì nó sẽ dễ làm mất đi vận khí của công ty.

6. Không nên treo những bức tranh có hình các con thú hung dữ. Treo loại tranh này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên trong văn phòng.

Vì thế chúng ta nên áp dụng các thuật phong thủy để lựa chọn các loại tranh treo trong phòng mang lại vận may và tài lộc.

Theo phong thủy, treo tranh lên tường ở nơi làm việc sẽ làm cho không gian sáng sủa hơn. Chẳng hạn, khi bạn treo tranh về hoa hướng dương hay hoa mẫu đơn thì những bức tranh này sẽ khiến cho căn phòng ngập tràn ánh sáng cũng như nguồn dương khí, mang lại sức sống mới và những điều cát lành cho văn phòng của bạn.

Tùy thuộc vào mục đích và vị trí, chúng ta có thể tìm những loại tranh phù hợp. Ở đại sảnh của công ty thì nên treo tranh sơn thủy để thế nước chảy vào, tượng trưng cho việc mang lại nhiều vận khí, tài lộc cho nơi làm việc.

Bên cạnh đó, mỗi loại tranh đều có một ý nghĩa riêng và điểm mạnh riêng, tranh hoa mẫu đơn mang đến sự phú quý, phồn vinh; tranh hoa sen và cá chép mang đến sự no ấm, dư giả quanh năm; tranh tùng bách mang đến sức khỏe, sự bền bỉ, trường thọ…

Các loại tranh nên treo trong phòng làm việc.
Các loại tranh nên treo trong phòng làm việc.

Những bức tranh về hoa cỏ, tranh thực vật, tranh sơn thủy, tranh chữ của những người nổi tiếng hay những loại tranh động vật cát tường như cá, ngựa, chim… không chỉ mang vận may mà còn mang đến bầu không khí tràn ngập thiên nhiên và sức sống cho văn phòng. Khi treo những loại tranh này nói chung không cần phải kiêng kỵ điều gì.
Tuy nhiên, nếu thích treo tranh mãng thú như rồng, hổ, chim ưng… thì cần lưu ý, phải để đầu của con vật trong bức tranh hướng lên trên như để hình thành bố cục phòng vệ, không nên để đầu mãng thú hướng vào trong văn phòng mà đe dọa chính bản thân mình.

Treo tranh nên có sự am hiểu nhất định về tranh, tìm được những lợi thế tốt nhất của từng loại để đạt được sự hài hòa thống nhất khi treo chúng trong không gian làm việc. Với tranh phong thủy có thể treo tranh mặt trời mọc, tranh sông núi… mang lại cho bạn cảm giác thoải mái những lúc mệt mỏi. Hoặc treo vài bức tranh chữ có kích thước giống nhau làm cho không gian trở nên rộng hơn, có những bức tranh khổ nhỏ nếu treo dọc sẽ làm cho khoảng cách không gian như cao hơn.

Các loại tranh nên treo trong phòng làm việc.
Các loại tranh nên treo trong phòng làm việc.

Đồng thời nên lưu ý, nội dung của tranh chữ và tranh treo tường phải phù hợp với bố cục chỉnh thể của văn phòng. Nếu là văn phòng rộng rãi và bài trí cầu kỳ thì nên treo những bức tranh phong cảnh tráng lệ. Với văn phòng có diện tích khiêm tốn và bài trí đơn giản thì nên treo những bức tranh có màu sắc tươi mới sẽ phù hợp hơn.

Bài trí các loại rồng theo phong thủy.

Từ thời xa xưa đến giờ,Rồng là linh vật thần thoại, tượng trưng Thiên mệnh cao cả và tối thượng, nhân vật cao cả và tối thượng như Vua, thời xưa Vua thường mặc áo có thêu hình con rồng(Long bào), kể cả giường ngũ và nơi làm việc của Vua cũng đều khắc chạm hình rồng…

Bài trí các loại rồng theo phong thủy.
Bài trí các loại rồng theo phong thủy.

Các nước Trung Quốc và Việt Nam thời phong kiến thường lấy con rồng làm biểu tượng của quyền lực và chỉ dành cho vua chúa, người có quyền lực cao nhất nước.

Theo phong thủy, con rồng cũng là biểu tượng tốt nhất. Vì vậy các bậc thầy về phong thủy áp dụng rất nhiều cách để khai thác sức mạnh của biểu tượng rồng.

Bạn có thể  áp dụng 1 trong nhiều cách sau đây để tăng cường năng lượng tốt đẹp trong cuộc sống của mình.

– Trưng bày con rồng bằng chất liệu gốm sứ, thạch anh hoặc gỗ trên tủ hoặc trên bàn ở hướng Đông của văn phòng hoặc phòng học.

Rồng làm bằng vàng hoặc kim loại khác đều không tốt, bởi vì Kim khắc Mộc. Ngoài ra, bạn không nên đặt biểu tượng rồng trong phòng ngủ vì nó sẽ mang lại rất nhiều năng lượng dương không thích hợp trong phòng ngu.

– Treo 1 bức tranh hình con rồng dọc theo tường phía Đông của văn phòng.

– Kích hoạt rồng màu xanh lá cây bằng cách trồng các luống hoa uốn lượn ở khu vườn phía Đông.

– Dùng bàn làm việc có chạm khắc hình rồng khảm xà cừ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng không phải ai cũng có đủ năng lượng và thích hợp để ngồi ở bàn rồng, ghế rồng vì chúng tăng cường rất nhiều năng lượng dương. Nếu không thích hợp, nó có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

– Trưng bày tô, đĩa gốm sứ hoặc các tác phẩm nghệ thuật có gắn hình ảnh con rồng. Những vật trang trí này được xem là mang lại may mắn cho gia chủ.

Còn trong phong thủy, ”Long khí” là sinh lực của vũ trụ,nó ẩn hiện trong lòng đất,vận chuyển thành “Long mạch”, mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm…

Bài trí các loại rồng theo phong thủy..
Bài trí các loại rồng theo phong thủy..

Nguồn sinh khí vĩ đại ấy xuất phát từ hướng ĐÔNG, nên các đại sư phong thủy đã tìm nhiều cách vận dụng và kích thích sinh khí ở hướng này :

– Treo tranh rồng, hoặc tượng rồng ở hướng Đông.

– Rồng cực dương, không nên đặt trong phòng ngủ.

– Đặt tượng rồng xanh bằng đá trong khuôn viên vườn ở của nhà mình.

– Còn trong công việc làm ăn,ta không “sống ác” với ai, nhưng thường bị kẻ tiểu nhân ám hại, gây không biết bao nhiêu chuyện phiền toái…

Chuyện tưởng nhỏ, nhưng hậu quả… thì không nhỏ chút nào… Thế là “đau chân há miệng” ta lại tìm đến nơi này, nơi kia để tìm sự giúp đỡ, nhưng “tiền mất tật mang”, thế là nỗi khổ không biết tỏ cùng ai ?…

Vậy sao ta không vận dụng kinh nghiệm của các đại sư phong thủy vào cuộc sống, để thấy rằng con linh vật thần thoại nhưng đầy quyền năng này sẽ giúp cho ta trở lại vui vẻ và yên lành biết bao…

Bài trí các loại rồng theo phong thủy.. .
Bài trí các loại rồng theo phong thủy.. .

Trước tiên ta phải xác định được “hướng thanh long”:

Từ trong phòng khách của nhà ta đang ở, hoặc từ trong phòng làm việc của ta ở cơ quan, ta nhìn ra phía trước là cửa chính, thì phía trước cửa chính là CHU TƯỚC, phía bên tay phải là BẠCH HỔ, phía sau là HUYỀN VŨ, còn phía bên tay trái là THANH LONG.

Trên bờ tường bên trái phòng khách, và bờ tường bên trái phòng làm việc tại cơ quan, ta treo một bức tranh hình con rồng màu xanh hoặc đặt một tượng rồng màu xanh (Thanh long), đầu rồng quay ra cửa chính.

Còn trên bàn làm việc: Phía trước mặt ta là CHU TƯỚC, phía bên tay phải ta là BẠCH HỔ, sau lưng chổ ta ngồi là HUYỀN VŨ, phía tay trái trên bàn làm việc của ta là THANH LONG. Tại đây ta đặt một con rồng xanh bằng đá, hoặc bột đá, đầu rồng nhìn tới phía trước (CHU TƯỚC): Sẽ hóa giải được nạn tiểu nhân ám hại một cách hiệu quả !

Trong thực tế vận dụng, trên bờ tường bên trái treo hình một con rồng xanh chưa đủ sức tiêu trừ triệt để tiểu nhân ám hại, thì ta phải treo đến ba con, vì trong phi tinh, hướng ĐÔNG là con số ba.

 

Những điều kiên kỵ khi bày trí vật phẩm phong thủy.

Ngôi nhà là một phần quan trọng không chỉ đối với các mối quan hệ mà còn ảnh hưởng lớn đến các khía cạnh xung quanh cuộc sống của bạn. Bằng một vài thay đổi nhỏ về mặt phong thủy trong không gian sống gắn bó của mình là bạn đã có thể phần nào biến đổi cuộc sống của chính mình và các thành viên! Hãy chọn khu vực để cải thiện cho hợp lí hơn và lưu ý những thay đổi đó có thể tăng cường các không gian của bạn.

Gia tăng tuổi thọ và quãng đời của mọi thành viên trong gia đình bằng cách trưng những biểu tượng của tuổi thọ trong nhà, kích hoạt tác động của những biểu tượng đó là một yếu tố quan trọng của khoa học Phong Thủy..

 Thọ tinh công

Tranh ông thọ
Tranh ông thọ

Tranh ông thọ hay Nam cực Tiên ông luôn đi cùng với hình ảnh trái đào và hạc tiên.

Ông Thọ là biểu tượng được trưng bày rất phổ biến trong các gia đình ở Châu Á. Đây là một trong ba vị tiên Phúc – Lộc – Thọ được biết đến nhiều nhất với hình ảnh một ông già mặc áo choàng vàng, tay cầm gậy có treo một quả đào (trái đào là biểu tượng của sự bất tử) và một nậm rượu.

Theo nữ phong thủy bậc thầy Lillian Too, treo tranh ông Thọ ở nơi thoáng, rộng, nơi tầm mắt gia chủ dễ hướng đến nhất (thường là lối ra vào chính của căn phòng), sẽ có tác dụng mang tới sức khỏe tốt cùng cuộc sống trường thọ, êm đềm cho gia chủ trong ngôi nhà.

Hươu

Vật phẩm phong thủy.
Vật phẩm phong thủy.

Hươu được xem là con vật phong thủy mang nhiều điềm lành nhất.

Hươu là biểu tượng cho tốc độ, tính bền vững và cuộc sống lâu dài.

Chữ “hươu” trong tiếng Hoa được đọc là “lu”, phát âm hơi giống một chữ Hoa khác có nghĩa “thu nhập tốt và giàu có”. Chính vì thế người ta hay treo tranh hươu trong văn phòng làm việc để cầu mong công ty mình ăn nên làm ra, hoặc treo trong nhà để cả gia đình gia chủ đó có thể an hưởng cuộc sống lâu dài nhưng êm đềm và sung túc.

Cây tre

Tranh cây tre mang lại vận mệnh tốt.
Tranh cây tre mang lại vận mệnh tốt.

Treo tranh cây tre trong văn phòng và nhà ở sẽ tạo ra năng lượng về sự bảo vệ và may mắn cho gia chủ, đặc biệt dễ vượt qua những giai đoạn kinh doanh khó khăn và ngày càng phát đạt.

Cây tre từ lâu đã được xem là biểu tượng của tài lộc trường kì bởi tính kiên cường và khả năng xanh tốt cả bốn mùa, đặc biệt là những ngày đông.

Những mắt tre có ngạnh tượng trưng cho trường thọ và thịnh vượng, có khả năng sống từ hết thế hệ này qua thế hệ khác của khóm tre; trong khi thân tre cứng cáp và dẻo dai lại biểu tượng cho cuộc sống không bệnh tật và ốm đau. Tất cả những bộ phận đấy đều ngầm ý đem lại vượng khí cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Trưng cây tre ở góc phía đông phòng khách hoặc trong thư viện/phòng học trong nhà đều có tác dụng kích hoạt nguồn năng lượng bảo vệ và may mắn với sức khỏe cho gia chủ.

Thờ cúng và bài trí tượng Phật trong nhà cũng cần biết những điều cấm kỵ giúp gia đình đạt được bình an và phú quý.

Và những điều kiên trị khi bày trí tượng phât

Tượng Phật
Tượng Phật

1 – Sau khi mua tượng Phật, tuyệt đối không được khóa trong két bạc hay cất trong tủ kín giống các đồ quý khác như vàng, bạc, đá quý… Hành động này bị coi là bất kính nhất đối với tượng Phật. Nếu để tượng trong két bạc còn làm cho nhà xảy ra rất nhiều chuyện không hay, nhất là trẻ em hay bị ốm.

Không được cất tượng Phật trong tủ kín

2 – Phòng ngủ là không gian riêng tư của gia đình. Vì vậy, không được bài trí tượng Phật hay vứt bùa phù hộ có hình tượng Phật lung tung trong căn phòng này, vì điều đó sẽ dẫn đến việc ngủ không ngon, hay mộng mị.

3 – Không nên mua tượng Phật một cách ngẫu hứng, tùy tiện. Trong nhà chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và phải sắp đặt chung một bàn, càng nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy phân tâm, bất an.

Chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị Phật trong nhà (ảnh minh họa)

4 – Nếu tượng Phật trong nhà quá cũ, để lâu năm thì không được vứt hoặc ném vào một góc nào đó mà cần mua tượng Phật mới để thay và mang tượng Phật cũ lên chùa, miếu hoặc có thể đốt cùng tiền vàng (vào mùng 1, ngày rằm để tiễn tượng Phật quy vị).

5 – Nếu tượng Phật không may bị vỡ, không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại, vào ngày mùng một, ba, năm, bảy, chín đốt dưới nắng, tiễn tượng Phật quy vị. Nếu ngón tay tượng Phật bị gãy thì nên dùng giấy đỏ cuộn lên rồi lắp vào, nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ.

6 – Khi đặt tượng Phật lên bàn thờ, dưới tượng phải để một đĩa có giấy đỏ nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Phật.

7 – Trong khi thờ Tam thế Phật, phải sắp đặt chung một bàn. Nếu tượng lồng kính thì nên đặt ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé; còn với tượng gỗ, tượng đồng, tượng sành, thì để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên, cấp dưới.

Không sắp xếp lung tung các loại tượng tạp nham lẫn với tượng Phật

8 – Bàn thờ Phật không được bày theo hứng mà phải đặt chính giữa nhà. Bàn thờ ông bà thì nên thờ một bên. Nếu nhà cao tầng thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật thì không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình bông, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Những vật này, mỗi ngày cần được săn sóc lau quét sạch sẽ.

Ngoài ra, những tranh in hình Phật tuyệt đối không nên cuộn lên, bởi làm như vậy theo tín ngưỡng: sẽ gây đau đầu cho những người sống trong gia đình. Khi mắt, ngón tay của tượng Phật trong tranh bị hỏng thì phải sửa chữa hoặc vẽ lại, nếu không vẽ lại như cũ thì người sống trong nhà dễ bị mắc bệnh đối ứng chỗ hỏng của tượng Phật.