Hướng dẫn đặt két sắt đúng cách

Trong môt căn nhà, nơi tài vượng tụ nhiều nhất là ở nhà bếp. Vì đây là nơi sản sinh ra nhiều năng lượng đó là hành hỏa. Tủ tiền cũng như nhà bếp có nguồn năng lượng lớn là trung tâm tài lộc quyết định sự sống còn cho gia chủ, nên vị trí đặt két sắt sao cho phù hợp, đúng phong thủy rất quan trọng.

Có nhiều lý thuyết cho rằng nên đặt két tủ tiền ở khu vực Đông Nam thì rất tốt (vì hướng Đông Nam là đại diện cho hướng tài lộc, theo Đông tứ trạch). Ngoài ra hướng Tây cũng vậy (Đại diện cho Tây tứ trạch) và là 2 phương hướng mạnh nhất cho tài vượng.

Tuy nhiên không chỉ dùng cho phương vị đặt hướng két sắt, mà còn dùng cho phương hướng nhà ở, nhà hàng, quán ăn…

Hướng dẫn đặt két sắt đúng cách.
Hướng dẫn đặt két sắt đúng cách.

Điều đó chỉ là giả thuyết tự nhiên theo phương vị phong thủy tự nhiên mà thôi.

Nếu gia chủ thuộc về trạch Đông tứ hay Tây tứ thì có thể dùng ý tưởng đó được. Nếu xét về chiều sâu, thì nên để về hướng Sinh Khí cho từng tuổi gia chủ là tốt nhất.

Vì theo trạch mệnh của mỗi người cũng đã quyết định 1 cách rõ ràng. Không thể sai lệch được, nó là yếu tố quyết định theo Bát trạch, trạch mệnh từng con người. Nếu gia chủ nào may mắn về hướng Sinh Khí (thuộc hướng Đông Nam) thì coi như quá tuyệt vời.

Đối với nhiều gia đình và doanh nghiệp, két sắt được chú ý trong vị trí sắp đặt với quan niệm là nơi lưu giữ tiền của cả gia đình, doanh nghiệp đó.

Hướng dẫn đặt két sắt đúng cách
Hướng dẫn đặt két sắt đúng cách

Theo chuyên gia phong thủy, theo nguyên tắc phong thủy, khi đặt két tiền, chúng ta cần quan tâm đến hai điều.

Thứ nhất là phương vị tức là vị trí và thứ hai là hướng mở cửa két hay hướng nạp khí trong phong thủy.

Về phương vị, két sắt cần đặt ở nơi vượng khí hay đón được nhiều năng lượng nhất trong phòng. Thông thường đó là những vị trí chéo góc với cửa chính. Trong trường hợp có nhiều lựa chọn, chúng ta ưu tiên đặt két tại các cung Đông Nam (tài lộc) hoặc những cung tốt so với tuổi của chủ nhân.

Về hướng mở cửa két, tốt nhất nên quay về hướng tốt so với tuổi của chủ nhân. Trong trường hợp không quay được về hướng tốt thì nên ưu tiên quay ra cửa phòng, chú ý không trực tiếp đối diện với cửa phòng. Trước mặt két cần phải rộng rãi, sáng sủa không bị cản trở bởi đồ đạc trong phòng. Bên trên két không nên đặt nhiều đồ đạc lộn xộn.

Tốt nhất nên đặt một con cóc ngậm tiền (thiềm thừ) phía trên két vì theo quan niệm dân gian, đây là linh vật có tác dụng chiêu tài rất tốt.

24 hướng cổng tốt trong phong thủy

Nhà có đường đi xung quanh là Ngoại Lộ, đường đi bên trong là Nội Lộ. Lộ bên ngoài muốn vào trong phải có cửa đi vào – Môn Lộ. Theo phong thủy, các ngôi nhà đều nên có Môn Lộ.

Nhà ở có hướng cổng tốt sẽ đón được khí tốt vào nhà.

Nhà ở có hướng cổng tốt sẽ đón được khí tốt vào nhà.
Nhà ở có hướng cổng tốt sẽ đón được khí tốt vào nhà.

Để đón khí tốt, tránh khí xấu, gia chủ cần chú ý đến yếu tố Cát – Hung của Môn Lộ. Chủ nhà cần phải có Môn Lộ đúng hướng. Những nơi có diện tích rộng nên tính toán làm tường bao quanh nhà ở để bảo vệ luồng khí tốt, loại trừ khí xấu, ngăn cản không cho sự hung sát vào nhà. Theo đó, tìm được hướng tốt cho cổng thì sẽ nhận được phúc và tránh được họa.

Sơ đồ bố trí cổng tốt phù hợp nhà – chủ nhà và thế đất trên tổng thể khu đất.

Sơ đồ bố trí cổng tốt phù hợp nhà - chủ nhà và thế đất trên tổng thể khu đất.
Sơ đồ bố trí cổng tốt phù hợp nhà – chủ nhà và thế đất trên tổng thể khu đất.

Dưới đây 24 hướng cổng tốt theo phong thủy học:

1. Nhà hướng Tý: cổng vào trong các hướng Tý, Dậu, Mão, Tân, Sửu.

2. Nhà hướng Quý: cổng vào trong các hướng Quý, Ất, Tân, Càng, Cấn.

3. Nhà hướng Sửu: cổng vào trong các hướng Sửu, Tuất, Thìn, Tị, Hợi.

4. Nhà hướng Cấn: cổng vào trong các hướng Cấn, Càn, Tốn, Nhâm, Tuất.

5. Nhà hướng Dần: cổng vào trong các hướng Dần, Hợi, Tý, Tị, Mão.

6. Nhà hướng Giáp: cổng vào trong các hướng Giáp, Nhâm, Bính, Quý, Ất.

7. Nhà hướng Mão: cổng vào trong các hướng Mão, Tí, Ngọ, Sửu, Thìn.

8. Nhà hướng Ất: cổng vào trong các hướng Ất, Quý, Cấn, Đinh, Tốn.

9. Nhà hướng Thìn: cổng vào trong các hướng Thìn, Sửu, Mùi, Dần, Tị.

10. Nhà hướng Tốn: cổng vào trong các hướng Tốn, Cấn, Khôn, Thân, Bính.

11. Nhà hướng Tỵ: cổng vào trong các hướng Tỵ, Dần, Thân, Dậu, Tý.

12. Nhà hướng Bính: cổng vào trong các hướng Bính, Giáp, Ất, Canh, Tỵ.

13. Nhà hướng Ngọ: cổng vào trong các hướng Mão, Thìn, Ngọ, Dậu, Bính.

14. Nhà hướng Đinh: cổng vào trong các hướng Ất, Bính, Đinh, Tân, Tốn.

15. Nhà hướng Mùi: cổng vào trong các hướng Mùi, Tị, Thìn, Tuất.

16. Nhà hướng Khôn: cổng vào trong các hướng Khôn, Tốn, Càn, Bính, Canh.

17. Nhà hướng Thân: cổng vào trong các hướng Thân, Tị, Hợi, Ngọ, Dậu.

18. Nhà hướng Canh: cổng vào trong các hướng Canh, Bính, Đinh, Nhâm, Tốn.

19. Nhà hướng Dậu: cổng vào trong các hướng Dậu, Ngọ, Đinh, Mùi, Canh.

20. Nhà hướng Tân: cổng vào trong các hướng Canh, Tân, Quý, Dậu.

21. Nhà hướng Tuất: cổng vào trong các hướng Sửu, Mùi, Tuất, Hợi, Thân.

22. Nhà hướng Càn: cổng vào trong các hướng Càn, Khôn, Cấn, Canh, Nhâm.

23. Nhà hướng Hợi: cổng vào trong các hướng Hợi, Thân, Dần, Dậu, Càn.

24. Nhà hướng Nhâm: cổng vào trong các hướng Nhâm, Giáp, Canh, Tân, Quý.

Nguyên tắc tính cổng tốt cho một ngôi nhà như sau:

1. Tại cung hướng của ngôi nhà có thể dùng làm Môn Lộ của ngôi nhà.

2. Từ cung tọa của ngôi nhà tính về 2 bên trái, phải mỗi bên 7 cung, tại 2 cung dừng lại cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.

3. Từ cung hướng của ngôi nhà tính về bên phải 3 cung, tính về bên trái 5 cung, tại 2 cung dừng lại đó cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.

Khi tính toán xây cổng cho ngôi nhà, gia chủ cũng phải dựa vào mệnh quái của chủ nhà mà xem xét để lấy hướng cổng vào cho phù hợp, tốt nhất là được hướng cổng sinh cho trạch, trạch sinh cho mệnh quái của chủ nhà.