Trang sức Nhện phong thuỷ đã được sử dụng từ lâu, nhưng người sở hữu Nhện phong thuỷ luôn kín tiếng. Họ là các vị có quan chức, phu nhân quyền quý, thương gia lớn…Họ biết được công dụng và giá trị vượt trội của Nhện phong thuỷ, nên muốn giữ riêng điều đó cho mình. Do đó Nhện phong thuỷ cho đến ngày nay rất ít người biết đến.
Nhện cẩm thạch huyết
Nhện vốn được xếp vào nhóm con vật có khả năng tu luyện, hoá phép theo các truyền thuyết có từ xa xưa. Biểu tượng Nhện dùng trong phong thuỷ có tác dụng vượt trội mà không phải ai cũng hiểu rõ. Nhện phong thuỷ là một Linh vật vô cùng đặc biệt.
Đặc tính của Nhện:
– Các loại côn trùng cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực và bụng, riêng Nhện chỉ có 2 phần, do đầu và ngực nhập chung thành một, còn phần bụng thì to tròn tách rời. Nhện không nhai mà chỉ tiêu hoá thức ăn bằng cách hút các dịch của con mồi. Những đặc điểm này được xem là biểu tượng của sự no đủ nhanh chóng trong cuộc sống.
– Đặc tính nổi bậc nhất của Nhện là cơ thể Nhện tự nhả tơ để di chuyển, giăng tơ để xây tổ, dùng làm nơi cư trú, nơi quyến rũ bạn tình, sinh sản và cả săn mồi. Đây được ví là biểu tượng của sự tinh khôn, của trí tuệ, của người biết phát huy nội lực bản thân để tạo nên một cuộc sống hoàn chỉnh cho chính mình.
– Nhện luôn có tám chân, một số ít có sáu chân và có đến tám mắt, trong đó có hai mắt chính và sáu mắt phụ rất nhỏ bao quanh, mà theo quan niệm của người Hoa, số Tám là Phát đạt, số Sáu là Lộc tài, đó là đặc điểm tự nhiên tượng trưng cho sự may mắn về tài lộc hàng đầu.
Nhện phong thủy
Vì những lý do trên, giới kinh doanh thường mang Nhện phong thuỷ theo bên người xem như là một lá bùa may những lúc giao dịch làm ăn quan trọng. Và những ai có mưu cầu một cuộc sống trọn vẹn về kinh tế và tình cảm cũng xem biểu tượng Nhện phong thuỷ là một vật không thể thiếu bên mình.
– Nhện phong thuỷ thường được chế tác thành trang sức phong thuỷ nhỏ gọn để mang theo người (dùng đeo cổ, bỏ túi, bỏ ví ) và thường được dấu vào trong. Người xưa không bao giờ sử dụng Nhện để tạc thành tượng lớn trưng bày vì sợ khắc chế với con người, thay vì đem lại may mắn, do quan niệm Nhện to là con Nhện đã thành tinh. Cũng như không muốn nhiều người trông thấy và biết về giá trị phong thuỷ của Nhện mà họ đang sở hữu.
Mua nhện phong thủy ở đâu?
– Nhện phong thuỷ dùng làm trang sức cần được chế tác từ đá quý tự nhiên để phát huy hết tác dụng và công năng, cần tẩy uế đúng cách và chọn ngày giờ tốt theo tuổi với sự hướng dẫn của chuyên gia phong thuỷ khi sử dụng chính thức.
– Nhện phong thuỷ, cóc ba chân, tỳ hưu và các linh vật phong thuỷ khác khi chế tác thành trang sức đá mang theo bên người chỉ cần tẩy uế bằng rượu. Không cần thiết phải khai quang điểm nhãn vì khi tiếp xúc trực tiếp nó nhận được nhân khí từ người đeo truyền sang, và sẽ tự nhận chủ nhân, và chỉ giúp mang lại may mắn cho chính chủ nhân nó.
Tẩy uế khí, nạp dương khí trước khi sử dụng Nhện phong thủy là điều thật cần thiế.
– Sử dụng vật phẩm phong thuỷ nói chung không cần phải nhờ thầy cúng hay pháp sư niệm chú, làm phép gì khác (trừ việc đặt trong chùa để hấp thụ dương khí), do các linh vật phong thuỷ được người xưa tạo ra là dựa theo khoa học phong thuỷ, theo truyền thuyết lưu truyền trong cuộc sống thực, chứ không phải dựa theo sự huyền hoặc, hay phép thuật nào khác (đó chính là ranh giới mong manh nhưng cần được làm rõ giữa phong thuỷ và dị đoan)
– Hai từ “Phong thủy” có nghĩa là “gió và nước”, là hai đại lượng trong ngũ đại dục giới (đất, nước, gió, lửa, thần thức) và hai đại lượng này rất linh hoạt, luôn chuyển hóa khi tương tác với các đại lượng khác.
“Phú quý sinh lễ nghĩa” là điều nhiều người thường nghĩ tới khi cho rằng ngày nay đời sống phát triển, những người có tiền xây nhà, kinh doanh buôn bán, đặt tên cho con, thậm chí cả việc chọn mộ… cũng đều đi mời thầy chuyên về phong thủy để cúng bái và làm theo. Chính điều này đã khiến cho nhiều người nghĩ rằng phong thủy là một yếu tố tâm linh cũng như việc bói toán và hễ nói tới phong thủy thì mặc nhiên nhiều người sẽ cho rằng đó là điều mê tín…
Ngũ hành tương sinh tương khắc
Lịch sử phát triển của phong thủyHai từ “Phong thủy” có nghĩa là “gió và nước”, là hai đại lượng trong ngũ đại dục giới (đất, nước, gió, lửa, thần thức) và hai đại lượng này rất linh hoạt, luôn chuyển hóa khi tương tác với các đại lượng khác. Người xưa cho rằng bản chất của phong thủy là ảnh hưởng của Gió (hướng gió, khí…), của Nước (mạch nước, nguồn nước…) đến đời sống, họa phúc của con người. Xét trên khía cạnh môi trường rộng lớn thì phong thủy là quan hệ tự nhiên vốn có giữa từ trường trái đất, địa tầng với sức khỏe, sinh lý con người. Cũng có thể nói thuật phong thủy thể hiện tiềm năng và ảnh hưởng của năng lượng thiên nhiên, trời đất, vũ trụ, môi trường đến con người. Hiện nay có rất nhiều trường phái tranh luận về nguồn gốc của phong thủy, có trường phái thì cho rằng phong thủy xuất phát từ Trung Hoa, trường phái thì cho rằng phong thủy là của nền văn minh người Việt cổ với đường biên giới từ phía nam sông Dương Tử (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) người Hán đã Hán hóa các văn thư cổ và tự nhận là của họ… Nhưng cho đến nay thì chính những nhà phong thủy lỗi lạc của Trung Quốc như Thiệu Vĩ Hoa cũng không thể giải thích được thuật phong thủy xuất phát từ nơi đâu mặc dù họ vẫn cho là của người Hán.
Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà… Từ cuộc sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng loại, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước.
Từ thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua một quá trình tiến hóa đến định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích hợp, chọn địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở cho thật an lành, thoải mái, giàu có… Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đã hình thành nên Phong thủy học. Thời sơ kì, con người chọn đất làm nhà, chủ yếu là muốn an toàn. Thường phải chọn nơi đất cao ráo vì sợ lũ lụt hoặc thú dữ tấn công. Để tránh mưa to, gió lớn, người ta dần dần biết cách chọn vùng đất hướng về Mặt Trời, khuất gió.
Tại Trung Quốc, từ đời nhà Chu, con người đặc biệt chú trọng nơi cư trú và chọn đất ở vùng bình nguyên để xây nhà, đây là vùng đất mầu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai họa thời tiết, thiên tai. Thời kì Tiên Tần, do trình độ khoa học còn thấp, các hình thức bói toán dự đoán cát hung thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhà ở và mai táng. Các văn hiến như Bốc trạch, Bốc cư, Bốc lạc phản ánh tình hình đương thời. Đồng thời các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái Chu Dịch, thiên văn Hà Lạc cũng phát triển mạnh, áp dụng vào lĩnh vực Bốc trạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ mả). Phong thủy nhờ đó có được cơ sở tư tưởng triết học cần thiết.
Thời Lưỡng Hán, đã xuất hiện các trước tác về phong thủy như Cung trạch địa hình, Kham dư kim quý. Các học thuyết Hình pháp gia, Kham dư gia cũng mang nội dung phong thủy. Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cát hung họa phúc của con người đã trở nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiện những người chuyên thực hiện hoạt động phong thủy. Điều này gắn liền với vô số sấm vĩ (câu sấm) và hàng loạt điều cấm kỵ mang tính chất mê tín đang thịnh hành trong xã hội đương thời. Thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, quan niệm nhà ở và mồ mả gắn với cát hung họa phúc của con người được tầng lớp sĩ đại phu tiếp nhận rộng rãi, thậm chí vua chúa cũng hoàn toàn tin vào thuật phong thủy.
Tại Việt Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng, các cung điện đền thờ đều được xây dựng với sự hợp lí cao về phong thủy. Đặc biệt trong các đền thờ còn có ban thờ tôn vinh nền phong thủy của người Việt cổ. Trải qua lịch sử phát triển của các triều đại, đời nào cũng có những học giả kế tục và phát triển thuật phong thủy. Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy hình thành nên nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lí luận và ứng dụng riêng, dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau. Cho đến nay, phong thủy vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất, vẫn còn mang nhiều sự huyền bí. Ngày nay dù ở phương Tây hay ở phương Đông khi xây dựng nhà ở đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lí xung quanh địa bàn, dù theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mĩ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhưng rất thực tế và gần gũi với đời sống con người.
Phong thủy
Sức mạnh của thuật phong thủyPhong thủy có cơ chế hoạt động rất ảo diệu và các kết quả nhận được từ việc áp dụng phong thủy có thể hoàn toàn bất ngờ. Để đạt được những kết quả mong muốn con người phải thể hiện hành động khơi mở nguồn năng lượng. Điều này có thể không tương hợp với những gì mà con người nghĩ là mình cần hoặc đưa ra một biện pháp giải quyết cấp kỳ. Thầy phong thủy sẽ đề nghị những giải pháp bảo đảm rằng tất cả các yếu tố đều được cân bằng. Nếu như mọi người chỉ thực hiện một số khuyến cáo này và bỏ qua những khuyến cáo khác thì sự cân bằng không còn duy trì nữa. Đối với phong thủy hãy làm một cách thận trọng bởi khởi sự mỗi lần một thay đổi và chờ một vài ngày trước khi thực hiện lần thay đổi kế tiếp.
Câu chuyện dưới đây cho thấy rõ tính chất khó ngờ của phong thủy. Richard và Anne đã sống ở ngôi nhà của họ được mười năm và chưa bao giờ có được cuộc sống ổn định. Trong tâm trạng bất an đó, họ chẳng thèm quan tâm đến căn nhà của mình và để mặc cho nó tàn tạ đến mức muốn bán mà cũng chẳng bán được. Bóng đèn thường xuyên bị cháy và ống nước phía ngoài nhà bị rò rỉ, chảy nước lênh láng. Điều quan tâm duy nhất của họ đối với căn nhà là sơn phòng khách màu hồng đậm và trải thảm đỏ suốt căn nhà, kết quả là căn nhà mang quá nhiều năng lượng hỏa. Richard và Anne không muốn bỏ tiền ra thay thảm mới vì vậy họ được khuyên là sơn lại tường bằng màu trắng để xua bớt hỏa khí. Họ đã đặt một hồ cá lớn trong khu vực trung tâm ngôi nhà với hậu ý là muốn tiền bạc của mình được lưu chuyển (người Trung Quốc dùng cá làm vật tế sinh cho sự xui xẻo của con người), tin rằng chúng sẽ thay con người mà nhận lấy hết vận xui. Họ làm theo một số lời khuyên về phong thủy để thay đổi hoàn cảnh nhưng lại bỏ qua lời khuyên quan trọng nhất là sơn lại các bức tường.
Phong thủy trong kiến trúc
Kết quả là các năng lượng giành lấy quyền hành động. Trong vòng một tuần lễ, chiếc máy giặt trong nhà bị nghẽn nước và trào ra ngập hết sàn nhà, làm hư thảm và triệt tiêu năng lượng Hỏa, hệ thống điện cuối cùng bị quá tải, nổ tung và cá trong hồ chết. Như vậy phong thủy đạt được mục tiêu của nó, đó là năng lượng tiếp tục chuyển động. Richard và Anne không còn cách nào khác hơn là phải sửa lại hệ thống điện, thay thảm và lần này họ lựa chọn khôn ngoan hơn. Những thay đổi sau đó đã khiến họ bán được căn nhà và có thể chuyển đi nơi khác. Từ câu chuyện trên khiến cho nhiều người, thậm chí là cả những nhà kiến trúc sư cho rằng không bao giờ được đánh giá thấp năng lực của phong thủy và hãy chuẩn bị cho những điều bất ngờ sẽ xảy ra khi thuật phong thủy không được áp dụng một cách hợp lý nhất…
♥ Bạch Dương ngưỡng mộ Sư Tử: Bạch Dương là một chòm sao có ý chí rất mạnh, cho tới bây giờ muốn nói thì nói, muốn làm liền làm, họ coi áp lực như động lực để cố gắng, tác phong không chịu thua trước sau như một. Căn cứ vào điểm ấy, muốn để bạch dương hâm mộ thì khẳng định phải là chòm sao giống như họ. Sư Tử có khí phách của quân vương, là chòm sao rất hăng hái, tuy rằng bạch dương cũng rất dũng cảm, sẽ làm tất cả những gì mà họ mong muốn nhưng chung quy vẫn có chút thiếu thiếu. Khí chất rực rỡ huy hoàng của sư tử mang lại một loại hấp dẫn và phục tùng, cho nên mới khiến bạch dương xao động.
♥ Kim Ngưu ngưỡng mộ Xử Nữ: Kim Ngưu là chòm sao rất từ tốn, quản lý tiền bạc phải nói là rất tốt, có năng lực và khả năng logic cao, họ thật thà lương thiện, quan trọng nhất là có sức chịu đựng, chỉ cần quyết tâm thì nhất định sẽ không dao động. Mặc dù có sức chịu đựng bền bỉ nhưng có một số việc cũng không thể khiến cho họ hài lòng, nhưng Kim Ngưu không muốn từ bỏ, thậm chí có khi còn làm tổn thương người khác, thật ra họ cũng đâu muốn thế nhưng không có cách nào khác để dừng lại cả, cho nên họ mới ngưỡng mộ Xử Nữ, tuy rằng xử nữ rất chú ý tới sự hoàn hảo, nhưng nếu như không đạt được thì họ sẽ không gượng ép bản thân. Kim Ngưu muốn có suy nghĩ giống xử nữ, sẽ không kiên trì nếu việc đó là vô nghĩa.
♥ Song Tử ngưỡng mộ Thiên Bình: Song Tử là chòm sao có tốc độ thay đổi như gió, có khả năng dễ dàng tìm ra cách đối phó với những chuyện khó khăn, và nhất là rất giỏi đưa ra 1 quyết định hoàn toàn trái ngược với bạn, chính họ cũng không thể hiểu lý do tại sao lại như vậy, cứ coi như là một phút…hưng phấn là được rồi. Khiến đầu óc người khác phải rối tinh rối mù lên. Chính vì vậy song tử ngưỡng mộ thiên bình, thói quen của thiên bình là luôn suy nghĩ được trọng tâm vấn đề và hướng người khác tự nhận ra chứ không cần nói nhiều, có khiếu thẩm mỹ và óc nhìn nhận, vì vậy mà không lo lắng với những tình huống bất ngờ xảy ra. Nếu song tử quyết đoán có thể phối hợp với thiên bình suy nghĩ chu toàn thì đúng là tốt.
♥ Cự Giải ngưỡng mộ Thiên Yết: Tình thương yêu sâu sắc làm nền cho sự quan tâm chăm sóc của cự giải, họ chính là mẫu người của gia đình. Cự Giải luôn muốn quan tâm tới người khác cho nên đôi khi trong tình yêu lại cảm thấy mệt mỏi, phải nỗ lực nhiều lắm mới kìm nén được tình cảm trong lòng, để lâu sẽ trở thành thói quen, nhưng họ vẫn cần được yêu. Vì thế mới ngưỡng mộ thiên yết, thiên yết khi yêu thì rất sâu nặng, nhưng họ biết quan tâm, nhắc nhở đối phương về tình cảm của mình mà không phải cố gắng chút nào, cự giải lại không làm được điều này, trọng tình cảm là tốt nhưng cũng nên biết nắm giữ hạnh phúc làm sao để thu được kết quả.
♥ Sư Tử ngưỡng mộ Song Tử: Sư Tử có lòng tự trọng rất cao, luôn tự tin đối mặt với khó khăn, trong sự nghiệp cũng thích làm người đứng đầu, mà trong tình yêu họ thể hiện rất mạnh mẽ kiên quyết, thời gian yêu nhau thì cực kì cưng chiều, nhưng họ không biết cách tha thứ, có thể bên trong rất đau khổ nhưng vẫn giả bộ kiên cường, có lúc rất yêu nhưng vẫn để tuột mất cơ hội. Họ ngưỡng mộ sự rộng lượng và tình cảm của song tử, người với người khó tránh khỏi xích mích, chúng ta nên học cách thoải mái quên đi, mà song tử làm rất tốt, đúng cũng được mà sai cũng được, không hổ danh là cao thủ giao tiếp.
♥ Xử Nữ ngưỡng mộ Bạch Dương: Xử Nữ là chòm sao luôn theo đuổi sự hoàn hảo, và đương nhiên có chút soi mói, bởi vì quá mức hy vọng nên sẽ hay lâm vào tình trạng bất mãn, suy nghĩ đó sẽ dẫn đến tự trách mình và mất tự tin, sẽ nghi ngờ chính bản thân mình có đúng như vậy hay không, hoặc ngay từ đầu sẽ không hoàn hảo, tư tưởng như vậy sẽ dễ gây ảnh hưởng tới xử nữ. Rất ngưỡng mộ sự tự tin của bạch dương, không cần để ý tới người khác nói gì, thấy ra sao, có vui mừng hay nỗ lực cũng như vậy thôi, dùng lòng thành thể hiện trong cuộc sống mới là quan trọng nhất, tự hào tuyên bố thành tựu của bản thân, dù tốt hay xấu cũng không sao cả, ít nhất cũng là chính bản thân mình ^^
12 cung hoàng đạo – Zodiac
♥ Thiên Bình ngưỡng mộ Nhân Mã: Tính cách Thiên Bình thật ra rất được, họ nhẹ nhàng tốt bụng, sự chăm sóc tỉ mỉ của họ khiến người chung quanh cảm động, đôi khi nhận xét của họ khiến người khác không vui, và họ cũng rất tiết kiệm lời khen ngợi, chỉ vì thiên bình quá do dự, có thể nói là trong mọi vấn đề. Vì thế chính họ cũng rất phiền não, đã hạ quyết tâm lắm rồi nhưng lúc nghĩ lại vẫn…do dự như thường, cũng sẽ không chú ý mà lo lắng thái quá, vì vậy rất ngưỡng mộ nhân mã, ước được tự tại, thoải mái tự nhiên như họ, còn cả tính cách cởi mở vui tươi nữa.
♥ Thiên Yết ngưỡng mộ Song Ngư: Thiên Yết có lực hấp dẫn và thu hút rất lớn, thật ra không phải họ cố tình mà là nhờ tính cách riêng mới như vậy. Với tình yêu họ có thái độ dứt khoát nhất, đã yêu thì nhất định phải thật sâu đậm, toàn tâm toàn ý, tuyệt đối không có một chút phân tâm và do dự, nếu như không yêu thì chẳng còn gì cả, yêu ghét rõ ràng. Họ ngưỡng mộ sự mơ mộng của song ngư, bởi vì song ngư luôn đem tất cả trở thành lãng mạn, nếu có thể trở thành người trong mộng của song ngư thì bạn sẽ luôn tràn ngập trong vui vẻ, đến lúc chia tay với người yêu thì song ngư sẽ vẫy tay từ biệt, coi như một kỷ niệm mà thôi. Thiên Yết thì lại suy nghĩ nhiều quá, hãy thả lỏng một chút, tâm tư sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
♥ Nhân Mã ngưỡng mộ Ma Kết: Nhân Mã tự do thoải mái, một khi đã vui sướng cùng kích động thì sẽ không ngừng được, họ không chỉ dũng cảm mà cũng rất cẩn thận, đương nhiên nếu là với những điều họ thích, còn nếu như không cảm thấy hứng thú thì cơ bản sẽ không để ý đến. Bề ngoài nhân mã có vẻ như cái gì cũng hài lòng, không có một chút phiền muộn nhưng thật ra không phải, họ thật sự rất lo lắng tới hạnh phúc trước mắt. Cho dù có mục tiêu thì cũng sẽ không tuân theo, vì vậy mà dễ mất phương hướng trong cuộc sống, mà Ma Kết là tiêu biểu cho sự thận trọng, họ kiên trì bền bỉ, không dễ dàng thay đổi suy nghĩ của bản thân, đây là điều mà nhân mã ngưỡng mộ. Nếu có thể ổn định như ma kết thì nhân mã sẽ làm mọi việc rất tốt.
♥ Ma Kết ngưỡng mộ Thuỷ Bình: Ma Kết là người thực tế, thích việc gì cũng phải thật rõ ràng mạch lạc, cũng sẽ không tuỳ tiện cố làm việc gì đó, bởi vì họ muốn có một đáp án chắc chắn nhất, do vậy ma kết là người biết nỗ lực vì mục tiêu và thận trọng trong mỗi bước đi. Kiên định thì tất nhiên là tốt, có thể nắm bắt tình huống và kế hoạch cụ thể không chịu sự chi phối của những cái khác. Vì sự ngoan cố nên mới đạt được thành công. Họ rất ngưỡng mộ sự thay đổi và hiểu biết của thuỷ bình, năng lực suy đoán của thuỷ bình rất tài giỏi, biết thay đổi tuỳ thời thế, và đôi khi rất biết nắm chặt cơ hội, chỉ cần hơi thay đổi phương hướng là đã phát hiện được hoá ra thắng lợi lại gần kề như vậy.
♥ Thuỷ Bình ngưỡng mộ Kim Ngưu: Thuỷ Bình là chòm sao có lòng thương người, thích sự công bằng, thích nghiên cứu, nói chung là suy nghĩ vượt quá mức quy định . Thích là người tiên phong, coi trọng tình cảm bạn bè. Phần lớn thời gian Thuỷ Bình cố gắng để làm mình vui lên, đến nỗi có khi còn tự kỷ. Lạc quan và có sức sáng tạo, có khả năng thực hiện lý tưởng của bản thân mà vẫn dung hoà với hiện tại. Nhưng cũng có thể nhiều việc cần suy nghĩ quá mà dẫn tới có cố gắng cũng không làm hết được, sẽ coi nhẹ sự chăm chỉ. Vì vậy mới ngưỡng mộ chăm chỉ và kiên trì của kim ngưu, nếu thuỷ bình có thể chăm chỉ như kim ngưu thì sẽ nắm được rất nhiều cơ hội, tạo điều kiện cho lý tưởng bay cao.
♥ Song Ngư ngưỡng mộ Cự Giải: Song Ngư là người giàu tình cảm, đa sầu đa cảm, thường vì một lời nói của người khác mà nghi ngờ, nếu như là tốt thì không nói làm gì, vấn đề là song ngư có tính tự chủ không mạnh, có khi chỉ vì một lời nói gió bay nho nhỏ mà cữ giữ ở trong lòng. Họ không có ý định làm tổn thương người mình thương yêu nhưng sau đó lại tự mình khiến bản thân rơi lệ, vì thế ngưỡng mộ sự kiên định của cự giải, cho dù người khác có nói thế nào thì cự giải vẫn bảo vệ tình cảm của mình, quan niệm khi yêu đầu tiên cần phải tin tưởng thì mới lâu dài. Những lời bịa đặt là điều không tránh khỏi, song ngư cần kiên quyết bảo vệ tình yêu của riêng mình.
Thành phố Hồ Chí Minh được chụp bởi Phi hành gia Soichi Noguchi trong một lần bay quanh trái đất
TP Hồ Chí Minh: là thành phố nằm ngay bên phải bờ sông Sài Gòn, con sông này bắt nguồn từ tỉnh Tây Ninh ở phía Tây Bắc rồi chảy xuống, đi ngang qua khu vực phía Bắc của Sài Gòn rồi uốn lượn qua phía Ðông của thành phố, sau đó nhập với sông Ðồng Nai từ phía Bắc chảy xuống rồi đổ ra biển nơi phía Nam. Sài Gòn nằm giữa một khoảng bình nguyên (đất bằng) rộng lớn, xa xa nơi phía Bắc và Ðông Bắc, tại các tỉnh Quảng Ðức, Lâm Ðồng là phần cuối của dãy Trường Sơn hướng tới. Rồi nơi phía Tây Bắc tại tỉnh Tây Ninh cũng có dãy núi Bà Ðen, nơi phía Ðông Nam là khu núi Vũng Tàu, cả hai đều là dư khí của dãy Trường Sơn còn sót lại. Nằm ở khu vực phía Nam và Tây Nam Sài Gòn là các sông Vàm Cỏ, xa hơn nữa là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang.
Với địa thế núi, sông bao bọc như trên, ta thấy Sài Gòn có nhiều điểm đặc biệt, xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng bậc nhất trên đất nước ta. Trước hết là mạch Trường Sơn chấm dứt từ tận Quảng Ðức, Lâm Ðồng, tạo ra cái thế Huyền vũ che chở cho sau lưng Sài Gòn, nhưng lại không tiến đến quá gần để trở thành cái thế đe dọa hoặc lấn áp thành phố này, mà chừa cho Sài Gòn một khoảng trống rộng lớn để hấp thu hết vượng khí của toàn bộ miền Nam Việt Nam. Rồi đến núi Bà Ðen ở Tây Ninh và vùng núi ở Vũng Tàu tạo thành thế tả, hữu long, hổ để hộ vệ Sài Gòn. Nhưng một điểm hay là vì núi Bà Ðen (hữu Bạch hổ) lại cao hơn núi Vũng Tàu (tả Thanh long). Nên khi nằm lệch về phía Vũng Tàu, Sài Gòn đã tạo thành thế long-hổ quân bình, khiến cho nền kinh tế của thành phố bao giờ cũng sung túc. Nếu như Sài Gòn nằm lệch về phía núi Bà Ðen nhiều hơn, tình trạng kinh tế sẽ rất nghèo nàn, bi đát, vì sát khí của Bạch hổ sẽ lấn át Thanh long và làm lụn bại thành phố. Phía trước mặt của Sài Gòn là Long-an và vùng đồng bằng sông Cửu Long, một bình nguyên rộng lớn với những con sông hàng hàng, lớp lớp chảy qua, khiến cho vượng khí vô biên, thần lực miên man, bất tận. Ðó là chưa kể thương cảng Sài Gòn còn có mũi Vũng Tàu nằm ở bên ngoài hộ vệ, nên xứng đáng là một trung tâm quyền lực quan trọng về kinh tế và chính trị. Nếu còn được thêm một mũi đất nữa nhô ra ở cửa Ðại (thuộc sông Tiền Giang, trong tỉnh Bến Tre) để tạo thành đầy đủ thế tả, hữu hộ vệ nơi cửa biển thì uy lực của Sài Gòn sẽ còn tăng lên gấp bội. Ngoài ra, con sông Sài Gòn khi đến gần thành phố lại uốn lượn thành nhiều khúc, rồi sau khi đi qua còn quay đầu nhìn lại tới 2 lần (2 khúc sông uốn cong trở lại) rồi mới đổ ra biển. Ðây chẳng những là một cảnh sông nước hữu tình, mà còn tạo cho Sài Gòn một sự phồn thịnh, sung túc đến nỗi không một thành phố nào trên toàn cõi Việt Nam cũng như khắp vùng Ðông Nam Á có thể so sánh được.
Chợ Bến Thành
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là mặc dù nằm trong một một địa thế “rồng chầu, hổ phục” như vậy, Sài Gòn vẫn chỉ đóng một vai trò rất khiêm nhượng đối với đất nước Việt Nam, cũng như đối với cộng đồng thế giới. Giữa lúc tên của những thành phố như New York, Los Angeles, Paris, Tokyo, thậm chí đến cả Hong Kong, Singapore….đã gắn liền với một nền kinh tế sung túc và thịnh vượng, thì cái tên Sài Gòn vẫn gắn liền với một xứ sở lạc hậu, một quốc gia chậm tiến. Sở dĩ như vậy là vì tuy địa thế chung quanh Sài Gòn vô cùng tốt đẹp, nhưng địa điểm tọa lạc của thành phố lại nằm sai vị trí, khiến cho Sài Gòn không sao trở thành một thành phố giàu mạnh, nổi tiếng trên thế giới được. Thay vì phải nằm ở trong khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn để chiếm lấy vị trí của “chân long” (chính long mạch), Sài Gòn lại nằm ở phần đất bên ngoài tức chỉ là “hộ sa” (đất hộ vệ) của chân long. Ðối với Phong thủy, chân long mới là nơi kết tụ được nguyên khí của trời, đất để chiếm lấy thế lực lớn lao hay độc tôn về chính trị và kinh tế, đồng thời mới thu hút được những anh hùng kiệt xuất, những lãnh tụ vĩ đại. Còn hộ sa chỉ là phần đất chư hầu, nguyên khí đã bị tản mát hết, nên không bao giờ có thể trở thành một trung tâm kinh tế hoặc chính trị hùng mạnh, đồng thời cũng không dễ có được một lãnh tụ tài ba xuất hiện. Nếu ta nhìn lại giai đoạn Sài Gòn là thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, có Hoa kỳ là đồng minh đắc lực nhất. Vậy mà trong mọi cuộc đàm phán, thương thuyết, họ chỉ cho chính phủ Sài Gòn đứng ngang hàng với Mặt trận Giải phóng là tay sai của Hà Nội. Ðiều này đủ cho thấy sự tai hại khi thủ đô của một quốc gia mà lại nằm trong vùng đất hộ sa là như thế nào.
Một điểm quan trọng khác là hình dáng uốn lượn rất nhiều lần của con sông Sài Gòn, nên đúng ra sẽ đem lại sự phồn thịnh và sung túc đến cực độ cho thành phố, khó có nơi nào có thể bì kịp. Nhưng muốn được hưởng trọn vẹn điều này, Sài Gòn (và nhất là trung tâm của thành phố) cần phải nằm tại những khu vực được dòng sông ôm lấy, tức là những vùng được dòng sông bao bọc, che chở 2, 3 mặt (như khu Thủ Thiêm chẳng hạn). Chứ còn từ khi được thành lập cho tới nay, Sài Gòn vẫn nằm ở vị trí hiện tại, đã không có sông che chở, bao bọc (còn gọi là thủy hữu tình), mà còn bị khúc sông Sài Gòn ngay đó uốn cong ra chém tới. Ðối với Phong thủy, đây là một địa thế cực kỳ hung hiểm (còn được gọi là thủy bạc tình), nên sẽ khiến cho Sài Gòn không lúc nào được yên ổn. Nếu không có chiến tranh, giặc giã, thì cũng bị bị những tệ trạng xã hội như băng đảng trộm cướp, xì ke, ma túy, đĩ điếm hoành hành khắp nơi, nhất là tại khu vực trung tâm thành phố (là nơi bị thủy chém nặng nhất). Chẳng những thế, sát khí của khúc sông này sẽ làm cho Sài Gòn luôn luôn bị suy yếu, không bao giờ có thể vươn lên thành một trung tâm kinh tế cường thịnh và tiên tiến được.
Cũng vì 2 yếu tố kể trên nên mặc dù được hình thành và phát triển đã lâu, nhưng Sài Gòn vẫn chỉ là một thành phố trung bình, uy lực yếu ớt, chưa đủ để trấn áp hết miền Nam. Còn nói tới việc khuất phục được các nước trong vùng Ðông Nam Á châu và làm cho thế giới phải kiêng nể thì vẫn quá xa vời. Muốn đạt được điều đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam trong tương lai cần thiết lập những đề án xây dựng trong khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn. Rồi cho dời những cơ quan hành chánh, kinh tế, thương mại quan trọng vào trong vùng Thủ Thiêm, biến nơi đây thành khu vực trung tâm của thành phố. Ðến lúc đó thì Sài Gòn mới có được đầy đủ vượng khí để vươn lên, nếu không phải là kinh đô của một cường quốc hùng mạnh, thì cũng là một trung tâm kinh tế thịnh vượng của thế giới.
Còn về vận khí của Sài Gòn thì đúng ra, Vận 1 là giai đoạn rất tốt đẹp, vì được mạch Trường Sơn ở phía Bắc hướng tới, nên chẳng những sẽ có vĩ nhân xuất hiện, mà còn được hưởng cảnh thanh bình, thịnh vượng. Nhưng chỉ vì thành phố nằm ở trong vùng đất hộ sa, vượng khí không thể tích tụ được nên nhân tài đã không thấy, mà cảnh phồn thịnh, sung túc cũng chỉ là hão huyền, chỉ cầu có được sự yên ổn làm ăn cũng đã là may mắn. Bước qua Vận 2, Sài Gòn bắt đầu đi vào thời kỳ suy yếu, vì khu vực phía Tây Nam đã có sông (Vàm cỏ), phía Ðông Bắc lại có núi tạo thành cách “Phục Ngâm”, “Phản Ngâm”, nên những mần mống rối loạn bắt đầu xuất hiện. Rồi đến các Vận 3, 4 đúng ra đều là những giai đoạn suy yếu của Sài Gòn, vì các mặt phía Ðông và Ðông Nam đều có biển cả bao la tức là bị “Phục Ngâm” rất nặng. Nhưng vì trong đất liền lại được những chi nhánh của mạch Trường Sơn tiến ra che chở, khiến cho sát khí từ ngoài biển không thể vào được tới thành phố, nên trong những Vận này, Sài Gòn lại tương đối yên ổn. Ðến Vận 5 đúng ra cũng là một giai đoạn hưng vượng của Sài Gòn, vì có núi, sông phò tá, hộ vệ ở bên ngoài, chính giữa lại có sông Sài Gòn uốn lượn êm đềm, tích tụ một nguồn sinh khí sung túc không thể diễn tả. Nhưng do không nằm đúng chân long, nguyên khí bị thất tán hết, nên sự hưng vượng cũng tan biến nhanh chóng. Ðã thế lại còn bị những tai họa lớn, vì khúc sông Sài Gòn cong vô chém vào trung tâm thành phố, gây ra những cảnh tượng chiến tranh, chém giết hỗn loạn vô cùng. Bước sang Vận 6, Sài Gòn vẫn tiếp tục bị chiến tranh đe dọa, tàn phá, do khu vực phía Tây Bắc là thượng nguồn của con sông Sài Gòn, tạo thành cách “Phục Ngâm”, đem sát khí đến cho thành phố. Phải đến khi qua tới Vận 7, nhờ cósông Ðồng Nai và sông Sài Gòn ở phía Ðông lúc đó là “Chính Thủy”, đem vượng khí trở lại nên Sài Gòn mới được quay về khung cảnh thái bình, yên ổn làm ăn của một thời thịnh trị. Qua tới Vận 8, khu vực thượng nguồn của sông Ðồng Nai ở phiá Ðông Bắc sẽ biến thành sát khí, gây nên những cuộc loạn lạc, chém giết khác. Ðến Vận 9, chiến tranh lại tiếp tục xảy ra, vì biển và cửa sông Sài Gòn ở phía Nam đều phạm phải cách “Phục Ngâm”, nên tai họa lại đến với thành phố.
Về lịch sử Sài Gòn thì cách đây hơn 300 năm, thành phố này còn nằm dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (tức Cam Bốt bây giờ). Ðến năm 1674, vào khoảng giữa Vận 9 Hạ Nguyên, chúa Nguyễn mới đem quân đánh chiếm khu vực này, rồi bắt đầu cho di dân tới, lập doanh trại và đồn điền để khai thác. Nhờ đất đai màu mỡ, lại nằm gần sông, biển, nên Sài Gòn ngày càng trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Nam. Vào năm 1773, thành Sài Gòn được xây dựng lại cho thêm rộng lớn và kiên cố, từ đó biến thành một trong những đô thị lớn nhất trên đất nước ta, lúc đó đang ở trong Vận 5 Trung Nguyên. Nhưng công việc xây dựng vừa hoàn tất thì những biến động chính trị trong nước cũng bắt đầu xảy ra, đưa đẩy vùng đất hiền lành, yên tĩnh này vào vòng khói lửa.
Cũng trong năm 1773, anh, em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phát động phong trào nổi dậy ở vùng Tây Sơn (thuộc tỉnh Quy Nhơn), chống phá lại chế độ tham nhũng, thối nát của triều đình chúa Nguyễn. Cùng lúc đó, quân Trịnh ở phía Bắc tràn xuống, đánh chiếm được vùng Thuận Hóa (tức Quảng Bình, Quảng Trị bây giờ), rồi uy hiếp Phú Xuân. Trước tình hình đó, chúa Nguyễn buộc phải lui về Quảng Nam, rồi sau lại chạy vào Gia Ðịnh (Sài Gòn) để luyện binh, tuyển tướng, mưu đồ khôi phục sự nghiệp.
Vào năm 1775, Nguyễn Lữ đem quân vào đánh Sài Gòn, khiến cho chúa Nguyễn phải chạy về Biên Hòa, nhưng sau nhờ có Ðỗ thành Nhân đem quân đến giúp, chúa Nguyễn lại chiếm được thành phố này.
Năm 1777, cũng trong Vận 5, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đem quân vào Nam, bình định được thành Gia Ðịnh, bắt được chúa Nguyễn rồi giết đi, nhưng có người cháu là Nguyễn Ánh trốn thoát được sang Thái Lan. Rồi chờ đến khi Nguyễn Huệ đã bỏ về Quy Nhơn thì lại đem quân về khôi phục đất Gia Ðịnh.
Ðầu năm 1782, Nguyễn Huệ lại trở vào Nam, đánh bại Nguyễn Ánh tại đất Gia Ðịnh và cửa sông Sài Gòn, rồi rượt đuổi ra tới Phú quốc. Nhưng khi Nguyễn Huệ vừa quay về Quy Nhơn thì Nguyễn Ánh cũng từ Phú quốc trở lại tái chiếm thành Gia Ðịnh.Vào năm 1783, tức năm cuối cùng của Vận 5, Nguyễn Huệ lại mang quân vào, đại phá quân Nguyễn Ánh tại cửa sông Sài Gòn. Sau trận ác chiến này, Nguyễn Ánh đã sức cùng, lực kiệt nên liền sang Thái-lan cầu viện. Nhưng đạo quân cướp nước này vừa đi đến Ðịnh-tường thì bị Nguyễn Huệ chận đánh tan tành, khiến cho Nguyễn Ánh phải chạy sang Thái-lan nương náu.
Mãi đến năm 1787, đầu Vận 6, nhân lúc Nguyễn Huệ đang lo đối phó với tình hình hỗn loạn trên đất Bắc, Nguyễn Ánh mới bí mật trở về Long -xuyên, dần dần phát triển lại thế lực. Cuối năm đó, Nguyễn Ánh dốc toàn lực tấn công thành Gia Ðịnh, nhưng vì tướng Tây Sơn là Phạm văn Tham quyết chiến giữ thành, nên phải sau 10 tháng công phá, thành Gia Ðịnh mới bị hạ.
Kể từ lúc đó, Sài Gòn mới tạm thời không còn nhìn thấy cảnh binh đao, chém giết, nhưng bầu không khí vẫn nặng nề vì cuộc chiến tranh với nhà Tây Sơn vẫn tiếp tục diễn ra. Cũng may cho Nguyễn Ánh là trong lần đọ sức này, tuy vận khí của Sài Gòn rất xấu (Vận 6), nhưng vận khí của Huế còn tệ hại hơn nhiều. Bởi thế nên sau nhiều chiến dịch hành quân vất vả, cuối cùng Nguyễn Ánh cũng diệt được nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn vào năm 1802, lúc đó đã vào cuối Vận 6.
Sau cuộc chiến tranh này, Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) chọn kinh đô là Phú Xuân, để Lê văn Duyệt ở lại trấn thủ Sài Gòn. Trong thời gian Lê văn Duyệt cai quản (từ năm 1802 đến 1833, tức là từ cuối Vận 6 đi qua hết Vận 7 sang đến giữa Vận 8), Sài Gòn được yên ổn làm ăn, nên dần dần cũng được trở lên khá sung túc. Nhưng sau khi ông qua đời, triều đình nhà Nguyễn lại khép ông vào tội phản nghịch, rồi cho lùng bắt cả dòng họ, quyến tộc, khiến cho người con nuôi của ông là Lê văn Khôi phải nổi lên chống lại. Cũng trong năm 1833, Khôi nổi lên giết quan Tổng trấn Gia Ðịnh, tự xưng là Ðại Nguyên soái, rồi đem quân đi chiếm trọn Nam kỳ. Sau triều đình phải dốc toàn lực đánh dẹp, Khôi bị yếu thế nên rút về thành Gia Ðịnh (lúc đó đổi tên là Phiên-an) cố thủ, mãi đến năm 1835 thì thành mới bị hạ. Sau khi chiếm được thành, quan quân xông vào chém giết thẳng tay, bất kể đàn bà, con nít, gây nên một cuộc thảm sát dã man hiếm có trong lịch sử dân tộc. Rồi thành Gia Ðịnh bị san thành bình địa, những cuộc truy nã, bắt bớ tiếp tục diễn ra, những luật lệ khắt khe được đem ra áp dụng, khiến cho thành phố Sài Gòn chưa kịp vươn lên đã bị tàn lụi, suy sụp hẳn.
Bản đồ Sài Gòn và vùng phụ cận năm 1892 (vẽ trên tường đại sảnh của Bưu Điện Sài Gòn)
Sau biến cố Lê văn Khôi, tình hình của Sài Gòn tạm thời lắng đọng xuống, tuy rằng những cuộc xung đột với Thái Lan và Cam Bốt vẫn tiếp tục diễn ra. Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn ngày một yếu hèn, suy nhược, khiến cho thực dân Pháp bắt đầu dòm ngó nước ta, rồi cuối cùng trắng trợn tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Vào năm 1859, khi quân Pháp nổ súng tấn công và đánh chiếm được thành Sài Gòn thì lúc đó cũng đang trong Vận 9 Hạ Nguyên. Liên tiếp trong hơn 2 năm trời, triều đình nhà Nguyễn huy động đại quân vào Nam, cố sức đánh phá để lấy lại Sài Gòn nhưng không có kết quả. Sang năm 1861, cũng vẫn trong Vận 9, Pháp mở cuộc tấn công đánh tan lực lượng quân sự nhà Nguyễn tại đồn Kỳ Hòa (thuộc khu Gia Ðịnh bây giờ), rồi thừa thắng tung quân đánh chiếm toàn thể Nam kỳ. Mặc dù gặp phải những cuộc chống phá rất quyết liệt, nhưng đến năm 1868, khi cuộc khởi nghĩa của Nguyễn trung Trực bị dập tắt, Pháp đã hoàn toàn bình định được miền Nam, lúc đó đã bước sang Vận 1 Thượng Nguyên. Rồi Pháp bắt đầu thiết lập hệ thống hành chánh, cai trị, biến miền Nam thành thuộc địa, thay đổi một số luật lệ, mở mang một vài lãnh vực về kinh tế và thương mại. Kể từ đó, tình hình của Sài Gòn trở nên lắng đọng hẳn, tuy đôi lúc cũng có một vài tổ chức, phong trào chống Pháp nổi lên, nhưng đa số đều có tính cách ôn hòa, và cũng không làm được gì đáng kể. Mãi đến khi bước vào Vận 5 (1944), tinh thần quật khởi của Sài Gòn mới bắt đầu bộc phát trở lại, dẫn đến cao trào cách mạng 1945 lật đổ nền đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng liền sau đó, Pháp quay trở lại tái chiếm Sài Gòn, mở màn cho cuộc chiến tranh khốc liệt từ Bắc vào Nam trong suốt 9 năm trời, đến khi bị đại bại ở Ðiện biên Phủ (1954) mới chịu rút chân ra khỏi Việt Nam.
Bản đồ Sài Gòn trong tập Bản đồ Nam Kỳ, in để tham dự triển lãm thuộc địa năm 1931
Khi hiệp định Geneve năm 1954 chia cắt đất nước thành 2 miền, Tổng thống Ngô đình Diệm về Sài Gòn thành lập chính phủ tự do để quản trị miền Nam, lúc đó đang là giữa Vận 5 Trung Nguyên. Nhưng ngay từ bước đầu, ông đã gặp phải sự chống đối dữ dội của các phe phái Bình Xuyên, Cao Ðài, khiến cho chiến sự lại xảy ra ngay trong giữa thành phố Sài Gòn. Ðến khi những vụ phiến loạn này vừa được dẹp yên thì lại xảy ra cuộc đàn áp Phật giáo, giữa lúc cuộc chiến tranh với Cộng sản ở miền Nam ngày càng lan rộng, tạo nên một bầu không khí hoang mang, hỗn loạn cho Sài Gòn. Ðến năm 1963, tức là năm cuối cùng của Vận 5 thì Tổng thống Ngô đình Diệm bị các tướng lãnh miền Nam lật đổ rồi hạ sát.
Sau cuộc chính biến này, tình hình ở Sài Gòn (và miền Nam nói chung) vẫn không có gì sáng sủa, trái lại càng rối loạn hơn vì các tướng lãnh tiếp tục tranh giành địa vị, khiến cho những cuộc đảo chánh liên tiếp xảy ra. Phải đến năm 1967, khi quyền hành đã lọt hết vào tay Tổng thống Nguyễn văn Thiệu thì tình hình chính trị của miền Nam mới tạm yên. Nhưng lúc đó cũng đã vào đầu Vận 6, cuộc chiến tranh với Cộng sản lại trở nên ác liệt hơn bao giờ hết, với những chiến dịch và những trận đánh quy mô mỗi lúc một diễn ra nhiều hơn.
Vào năm 1968, Cộng sản mở cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, đánh phá Sài Gòn và các thành phố trên toàn miền Nam. Phải sau nhiều đợt phản công rất quyết liệt, quân Cộng sản mới bị đẩy lui và nền an ninh của miền Nam (cũng như Sài Gòn) mới được tái lập.
Bốn năm sau, vào năm 1972, Hà Nội lại mở cuộc tổng tấn công đại quy mô suốt từ Quảng Trị vào tới Bình Long, đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của thủ đô Sài Gòn. Mặc dù sau những trận chiến vô cùng ác liệt, quân đội miền Bắc lại bị đẩy lui và miền Nam vẫn được giữ vững, nhưng cũng từ đó, chính phủ Sài Gòn ngày một suy yếu. Ðến khi Cộng sản mở cuộc tổng tấn công lần thứ 3 vào đầu năm 1975 thì Sài Gòn cũng như thể chế chính trị của miền Nam liền bị sụp đổ một cách nhanh chóng.
Nhưng khi cuộc chiến tranh Quốc-Cộng vừa chấm dứt, thì cuộc chiến tranh với Cam Bốt, rồi Trung Cộng lại diễn ra, khiến cho bầu không khí của Sài Gòn vẫn tiếp tục căng thẳng, ngột ngạt. Phải đến khi bước sang Vận 7 (1984 – 2003), thì Sài Gòn mới thực sự được quay về với cảnh thanh bình, yên ổn làm ăn, nhưng sự thịnh vượng vẫn chỉ rất hạn hẹp, tương đối, chứ không sao vươn mình lên được với cộng đồng thế giới. Hiện tại (2002) đang là giai đoạn cuối cùng của Vận 7, chỉ sợ rằng khi bước qua vận 8, Sài Gòn sẽ lại gặp phải những cuộc binh đao, chếm giết đổ máu khác.
Tóm lại, sau khi đã nhìn qua địa thế, cũng như lịch sử của thành phố, ta thấy do vị trí tọa lạc sai lệch, Sài Gòn đã bỏ mất nhiều cơ hội để phát triển lên thật hùng mạnh, sung túc. Ðã thế lại còn bị khúc sông Sài Gòn chém tới, khiến cho tai họa thường xảy đến dồn dập, chẳng những trong các Vận xấu mà ngay cả trong các Vận được coi là tốt đẹp. Ðúng ra, nếu nằm trong vị trí của chân long (tức khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn), Vận 1 sẽ là giai đoạn cực thịnh của thành phố. Vào lúc đó, Sài Gòn sẽ có được những lãnh tụ tài ba (do mạch Trường Sơn ở phía Bắc đâm xuống), đồng thời cũng trở nên thịnh vượng, sung túc không thể diễn tả (do vượng khí từ cửa sông Sài Gòn và vùng biển mênh mông nơi phía Nam đưa tới). Ðàng này vì nằm trong vùng đất hộ sa, nên chỉ được mấy ông quan Pháp tới, thay đổi được một vài luật lệ và chính sách quá lỗi thời và khắc nghiệt. Bước sang Vận 2, mặc dù Sài Gòn bị thế “Phục Ngâm” của sông Vàm Cỏ và sông Cửu Long ở phía Tây Nam, nên mức độ thịnh đạt không còn được như trước. Nhưng con sông Ðồng Nai bắt nguồn từ phía Ðông Bắc lại là “Chính Thủy” vẫn sẽ đem vượng khí đến cho Sài Gòn, nên những nền tảng kinh tế, thương mại của thành phố vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Qua các Vận 3 và 4, thế “Phục Ngâm” của biển Ðông ở phía Ðông và Ðông Nam đã bị những nhánh núi của mạch Trường Sơn tiến ra ngăn cản nhiều, không còn gây ra những tai họa lớn. Chẳng những thế, nếu Sài Gòn nằm tại chân long, thì con sông Sài Gòn lại thuộc về phía Tây và Tây Bắc của thành phố, nên sẽ tiếp tục đem vượng khí đến. Nhất là trong Vận 3, khúc sông Sài Gòn uốn lượn, ôm ấp lấy khu vực Thủ Thiêm, nguyên khí tích tụ vô cùng sung mãn, nên sẽ đem lại cho thành phố một giai đoạn hưng vượng đến cực độ lần thứ hai. Còn đối với vị trí hiện tại, thì 2 con sông Ðồng Nai lẫn Sài Gòn đều nằm tại phía Ðông của thành phố, rồi khúc sông Sài Gòn cũng từ phía Ðông chém tới. Bởi thế cho nên vận khí của Sài Gòn trong những giai đoạn này đều quá suy nhược, không sao có thể vươn lên mạnh mẽ được, lại còn dễ xảy ra những vụ xung đột, chém giết làm náo loạn cả thành phố.
Riêng Vận 5 là một giai đoạn đặc biệt, vì đây là lúc Sài Gòn đắc cách Long-Hổ hộ vệ, Huyền vũ che chở, vượng khí của cả miền Nam đều hội tụ về đây. Ðúng ra phải là một giai đoạn cực thịnh không thể diễn tả, với đầy đủ chúa thánh, tôi hiền để cai trị, dẫn dắt muôn dân. Tiếc rằng chỉ vì Sài Gòn nằm trong vùng đất hộ sa, không phải là nơi có thể kết tụ được nguyên khí, nên chỉ như ngọn lửa bùng lên giữa đêm đông rồi chợt tắt. Ðã thế lại còn bị khúc sông Sài Gòn ở ngay bên chém tới là một điều tối nguy hiểm, vì nó không những thường xuyên gây ra nhiều tai họa cho thành phố, mà trong Vận 5, mức độ độc hại của nó lại càng tăng thêm gấp bội. Bởi thế nên trong giai đoạn này, Sài Gòn chẳng những sẽ gặp cảnh chiến tranh, loạn lạc, mà ngay cả những người lãnh đạo nơi đây cũng dễ bị hung tử. Ngược lại, nếu như thành phố Sài Gòn nằm tại chân long, thì chẳng những sẽ tránh được họa chiến tranh, mà còn trở nên một thành phố hùng cường và thịnh vượng bậc nhất trong khu vực Ðông Nam Á Châu cũng như trên thế giới.
Bước qua Vận 6, vì khu vực phía Tây Bắc là thượng nguồn của con sông Sài Gòn, nên dù nằm ở vị trí nào thì Sài Gòn cũng sẽ bị chiến tranh rất lâu dài đe dọa. Nhưng nếu nằm ở vị trí hiện tại thì do nguyên khí của thành phố quá yếu, nên nếu không may gặp phải một quốc gia đối địch có nguyên khí của thủ đô mạnh hơn thì Sài Gòn sẽ dễ lãnh lấy phần chiến bại. Còn nếu nằm trong khu vực của chân long thì khó có quốc gia nào có thể đánh bại được Sài Gòn, vì nguyên khí ở đây đã quá đầy đủ, sung mãn, nên dù gặp sát khí chiếu đến cũng khó lòng mà bị suy sụp hoàn toàn được.
Rồi đến Vận 7 là thời gian hòa bình, an cư lạc nghiệp của Sài Gòn, nhưng nếu nằm ở vị trí hiện tại thì tuy được cả 2 con sông Ðồng Nai và Sài Gòn cùng nằm ở phía Ðông chiếu tới (tức là được “Chính Thủy”). Nhưng vì bị khúc sông Sài Gòn chém vào nên mặc dù cũng được yên ổn làm ăn, nhưng những tệ nạn xã hội như trộm cắp, đĩ điếm thường lan tràn. Ngoài ra, cũng vì lý do đó, cộng với vấn đề nằm trong vùng hộ sa, nên dù có được một giai đoạn hòa bình khá lâu dài, Sài Gòn vẫn không sao trở thành một trung tâm kinh tế và mậu định tiên tiến cũng như hùng cường được. Còn nếu như nằm trong khu vực của chân long, thì mặc dù sẽ bị một số biến động (như chiến tranh hoặc trì trệ kinh tế…), do con sông Sài Gòn lúc đó lại nằm ở phía Tây tức bị Phục Ngâm, đem sát khí đến cho thành phố. Nhưng vì con sông Ðồng Nai vẫn nằm ở phía Ðông, đem vượng khí đến với Sài Gòn, nên rồi thành phố sẽ vượt qua được mọi khó khăn để tiếp tục phát triển, vươn lên.
Qua Vận 8, thượng nguồn của sông Ðồng Nai ở phía Ðông Bắc là sát khí, nên dù nằm ở vị trí nào Sài Gòn cũng sẽ có chiến tranh, loạn lạc. Nhưng nếu nằm ở khu vực hiện tại thì còn bị thêm con sông Sài Gòn cũng đi qua khu vực phía Ðông Bắc nữa, khiến cho sát khí trùng trùng, nên mới bị đại họa thê thảm như sau vụ khởi nghĩa của Lê văn Khôi trước đây. Còn nếu dời vào khu vực giữa 2 con sông thì chỉ còn sát khí của sông Ðồng Nai, nên tuy vẫn bị chiến tranh, nhưng do nguyên khí còn vượng, nên dù gặp nhiều cơn sóng gió Sài Gòn vẫn chưa bị suy tàn hẳn.
Ðến Vận 9 mới là thời kỳ tàn tạ, vì cửa sông Sài Gòn và vùng biển nơi phía Nam lúc đó sẽ đem đến sát khí quá nặng, nên dù tọa lạc ở khu vực nào, Sài Gòn cũng đều bị thảm họa chiến tranh. Nhưng nếu nằm ở khu vực hiện tại, Sài gòn còn bị khúc sông chém vào, vận khí của thành phố sẽ quá kiệt quệ, nên việc suy vong, mất nước, phải làm nô lệ cho người là điều chắc chắn. Nếu đọc kỹ lịch sử, chúng ta sẽ thấy khi chúa Nguyễn chiếm Sài Gòn, hay khi Pháp hạ thành Gia Ðịnh đều xảy ra trong Vận 9. Ngược lại, nếu được dời vào khu vực của chân long, thì mặc dù lúc đó Sài gòn cũng rất yếu ớt, lại không có được lãnh tụ tài ba nên khi có chiến tranh sẽ không thể cản được bước tiến của giặc thù. Nhưng rồi chẳng bao lâu, tinh thần quật khởi của Sài Gòn lại bộc phát, để đến khi bước vào Vận 1 Thượng Nguyên thì sẽ có vĩ nhân xuất hiện đem lại cảnh thanh bình và vinh quang đến cho thành phố, cũng như cho đất nước, dân tộc.