Bếp được xem là vị trí quan trọng trong căn nhà, vì thế việc thiết kế, bố trí bếp cần được các gia chủ cân nhắc kỹ lưỡng. Chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân có những gợi ý để gia chủ tham khảo.
Phong thủy nhà bếp.
Một, bếp nên có một vị trí cố định, thuận tiện cho người nấu. Các dây chuyền sử dụng như soạn rửa, gia công, chế biến nên coi trọng trước tiên, không nên chồng chéo gây hỗn loạn sự vận hành của dòng khí cũng như sự thuận lợi cho người nấu nướng.
Hai, nên thiết kế bếp phù hợp về kích thước, tỷ lệ con người. Hài hoà về tỷ lệ không những giúp người nấu nướng dễ dàng thao tác mà cũng chính là tìm được trạng thái cân bằng âm dương, ngũ hành theo phong thủy. Nhất là khi phù hợp với nhân trắc học thì trường khí giữa con người và đồ vật sẽ có sự liên hệ, điều này dễ tạo năng lượng tốt qua đó con người dễ tìm thấy sự tiện lợi khi thao tác trong khu bếp.
Ba, trước mặt của bếp cần phải thoáng rộng, sạch sẽ, yên tĩnh để dòng năng lượng tập trung cung cấp cho bếp được đều đặn, ổn định. Nên lưu ý bếp không nên đặt đối diện với cửa chính, khí lúc này xộc thẳng vào khu bếp không tốt, gió thổi trực diện gây tắt bếp, tạt lửa hoặc khiến người đứng nấu không kiểm soát được sau lưng, dễ giật mình, thiếu tập trung khi có gió sập cửa hay người đi ra vào dẫn đến việc xử lý thiếu chính xác khi nấu bếp. Nếu gặp trường hợp này nên đặt bình phong hoá giải.
Bốn, tránh đặt bếp đối diện với bồn rửa, những vật dụng chứa nước như tủ lạnh, máy giặt… hoặc khu vệ sinh dẫn đến sự xâm nhập của thủy khí và tạp khí làm triết giảm hoạt tính của bếp. Bếp cũng không nên đặt tại vị trí kẹp giữa những đồ có nước như tủ lạnh hay bồn rửa. Phong thủy gọi đây là thủy hỏa tương xung, không có lợi về tài lộc gia chủ và sức khoẻ của nữ chủ nhân trong nhà.
Năm, bếp tránh đặt ở vị trí quá sát với cửa sổ hoặc dựa lưng vào cửa sổ. Điều này vừa làm mất tập trung trong thao tác vừa không thể kiểm soát được các yếu tố tự nhiên bất ngờ. Gió tự nhiên thổi mạnh đôi khi lại làm phân tán bớt đi những dòng năng lượng tích cực.
Trong khuôn viên của ngôi nhà thì khu bếp có vị trí rất quan trọng. Theo phong thủy phòng bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà còn ảnh hướng tới sức khoẻ và tài lộc của gia chủ. Dưới đây bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy
Một gian bếp được xem là hoàn hảo là gồm 4 yếu tố sau
Căn bếp phải gọn gàng, ngăn nắp tiện cho quá trình sử dụng.
Nhà bếp phong thủy
Căn bếp phải có tỷ lệ, kích thước phù hợp với người sử dụng nhất. Vì đây là sự tương tác giữa trường khí của người sử dụng và bản thân các đồ vật.
Dây chuyền công năng trong quá trình sử dụng. Bởi vì, dây chuyền này tạo nên sự vận hành trong bếp và quá trình tương tác giữa con người và trường khí của căn nhà.
Hướng và vị trí của khu bếp. Đây là điều cuối cùng nhưng cúng rất quan trọng để có được một phòng bếp đẹp và hợp theo bát trạch nhất.
Theo phong thủy cách tính hướng bếp là hướng mặt người tiếp cận với khu bếp là hướng bếp.
Cửa chính đâm thẳng hướng của bếp sẽ không tốt cho sức khoẻ và tài lộc của bếp. Nếu như không thể tránh được thì có thể sử dụng bình phong hoặc quầy bar sẽ tạo thành khoảng ngăn cách cho cửa chính và bếp.
Một số nhà bếp không hợp phong thuỷ
Bếp có một dầm nhà chạy ngang qua khu bếp. Do bếp là biểu tượng của người phụ nữ nên bếp sẽ ảnh hưởng đến tài lộc và người phụ nữ trong gia đình.
Cách hoá giải như phủ 1 lớp trần nhà bao lại dầm này. Một cách khác là chúng ta có thể treo các quả cầu hoá giải trường hợp xấu này.
Người ta không còn đơn thuần cần một ngôi nhà cho tổ ấm, là “một cõi đi về nữa”, mà cuộc sống hiện đại tỷ lệ thuận với sự tăng lên về nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí. Một ngôi nhà xa chốn thị thành náo nhiệt, một không gian xanh mát – nơi nghỉ dưỡng giúp bạn như “hồi sinh” sau những bộn bề của cuộc sống là điểm tìm đến của hầu hết chúng ta.
Sự hài hòa thủy và mộc
Yếu tố mộc trong nhà vườn
Mộc được xem là yếu tố có sự sống nhất trong ngũ hành của phong thủy. Cây cỏ, thực vật là biểu trưng tích cực nhất trong sự tăng mộc khí, sở hữu dương khí bên trong và truyền cho những không gian xung quanh.
Cây xanh còn là biểu tượng của sự cân bằng âm dương trong vườn. Với những loại cây dân dã, thuần Việt như cây bưởi, ổi, xoài, vv… Trong thiết kế người ta còn chú ý chọn những loại cây được xem là vận may, ví dụ những cây mọng nước, chiếc lá tròn hay cây có màu đậm, tượng trưng cho tiền tài, giàu sang, mang lại nhiều may mắn.
Ngôi nhà thấp thoáng ẩn hiện xa xa sau những hàng cây được cắt tỉa tỉ mỉ, những luống hoa rực rỡ khiến cho ta có cảm giác chìm đắm trong thiên nhiên. Đây thực sự là một thiên đường, nguồn dưỡng khí để gia đình bạn có thể nghỉ ngơi, hòa mình vào thiên nhiên.
Yếu tố thủy trong nhà vườn
Theo quy luật ngũ hành tương sinh, Thủy sinh mộc. Để có một khu vườn xanh mướt không thể thiếu yếu tố nước. Trước nhà có một hồ nước sẽ mang lại nhiều điều tốt lành, điều hòa được bầu không khí và tạo cảm giác thư thái, dễ chịu. Trong “phong thủy” thì “phong” là gió, cũng giống như hơi thở của con người; còn “thủy” chính là nước, như những mạch máu chảy trong mỗi cơ thể. Do vậy, nó có ý nghĩa rất lớn trong mỗi ngôi nhà nói chung, và nhà vườn nói riêng.
Hồ nước trong xanh với chiếc cầu cong cong bắc qua là một kiểu trang trí nhà vườn được ưa chuộng. Hay những thác nước nhân tạo, bể bơi, dòng suối nhỏ cũng rất hay được sử dụng cho nhà vườn.
Sự hòa hợp giữa thủy và mộc.
Kiến trúc nhà vườn không đơn thuần là sự đầu tư tài chính mà còn là thể hiện tâm hồn của gia chủ. Đó là mong muốn hòa nhập với thế giới tự nhiên, tìm về chốn yên bình. Thủy và Mộc kết hợp tạo thành sự hài hòa thống nhất mang lại sự sung túc, giàu sang và thịnh vượng cho gia đình. Một hồ nước sẽ đẹp hơn nếu có những thảm cỏ bên trên và những hàng liễu lơ thơ rủ xuống. Tại đây, có thể bố trí những chiếc ghế đá hay những “mảnh trời riêng” để ngồi uống trà.
Việc bạn trồng cây, hoa không chỉ giúp ban công đẹp hơn, xanh mát hơn mà còn có tác dụng hóa giải những ảnh hưởng xấu của phong thủy tới toàn bộ ngôi nhà của bạn. Khi thiết kế ban công, không phải ai cũng có thể tìm cho nhà mình nơi đặt vị trí ban công vừa hướng ra cảnh quan đẹp vừa hợp lý với cách bố trí trong nhà. Có thể ban công nhà bạn đã được thiết kế sẵn trước khi bạn đến ở.
Và bạn có thể tự mình quan sát, nếu từ ban công nhìn ra môi trường xung quanh không tốt theo quan niệm của phong thủy, ví dụ như trước cửa có góc nhọn chỉ vào nhà, đường đâm thẳng vào nhà, hoặc nhà đối diện với miếu, bệnh viện… thì bạn có thể bài trí những cây cảnh có tác dụng hóa giải.
Cây xanh cho ban công.
Theo phong thủy, một số loại cây cảnh có tác dụng hóa giải, bảo vệ ngôi nhà có thể kể đến đó là:
– Cây tiên nhân cầu: Tiên nhân cầu là loại cây dễ sống, không cần tưới nước liên tục. Thân cây nhân cầu to và dài, xung quanh đầy gai, bài trí những cây này có thể hóa giải hình sát của bên ngoài.
– Cây xương rồng: Hình dáng của cây xương rồng rất đặc biệt, cây thân phát triển hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài.
– Cây ngọc kỳ lân: Cây ngọc kỳ lân phát triển theo hướng ngang, vững vàng, khỏe mạnh, có tác dụng trấn giữ ngôi nhà.
– Cây hoa hồng: Hoa hồng là loại cây rất đẹp, có hương sắc để trang trí cho ban công. Khi trồng ở ban công nên chọn loại hoa hồng thân gai có tác dụng hóa giải, thích hợp với những nhà có nhiều phụ nữ.
– Cây đỗ quyên: Loại cây này cũng dễ sống, hoa lá nhiều và có gai. Đỗ quyên không chỉ có tác dụng hóa giải những hình khí xấu nơi ban công mà còn có tác dụng mang đến nhiều vận may cho gia chủ.
– Cây huyết long: Loại cây có lá bé, dài màu xanh thẫm, ở giữa lá có đốm vàng. Huyết long cũng là loại cây dễ chăm sóc và có sức sống mạnh mẽ. Đây cũng là loại cây có thể ngăn chặn những khí xấu xâm nhập vào nhà.
Đối với những ngôi nhà ở tầng 1, không có ban công mà chỉ có vườn hoa thì cũng có thể trồng những loại cây kể trên đều có tác dụng hóa giải hiệu quả.
Tại nơi làm việc, năng suất công việc của chúng ta phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có yếu tố thuộc tầm kiểm soát của chúng ta nhưng cũng có các yếu tố lại nằm ngoài phạm vi quyết định của chúng ta. Chúng ta có thể tổ chức nơi làm việc của riêng mình sao cho phong thủy ở đây hỗ trợ và cho phép ta làm việc hiệu quả hơn.
Các yếu tố như ánh sáng, bàn ghế và cách bài trí của văn phòng là những yếu tố chúng ta không thể tự ý thay đổi được, nhưng nếu cảm thấy không thoải mái, hãy thẳng thắn trình bày và tác động những người có thẩm quyền quyết định để có được môi trường làm việc cân bằng và hài hòa, thích hợp cho chính chúng ta và rộng ra hơn, đem lại lợi ích cho cả công ty nữa.
Phong thủy văn phòng.
A – Nên:
1. Thu phồn hoa tránh vắng vẻ
Có người tức có sinh Khí, người càng nhiều thì sinh khí càng vượng, có sinh khí sẽ đem đến buôn bán hưng vượng.
2. Lấy rộng mở tránh hẹp thắt
Khi lựa chọn đất trước hết đề cao mở rộng, trước mặt nhà phải thông thoáng, như vậy mới có thể tiếp nạp Khí bốn phương, tám hướng, nó cũng là cái mà kinh doanh gọi là đón quý khách từ tám phương đến nơi.
3. Lấy hướng Nam tránh hướng Đông Bắc
Đối với điều này cũng không hẳn là lúc nào cũng đúng, song do hiện nay là Vận 8 Bàn Nguyên Đán lấy hướng Đông Bắc làm phương Chính Thần, lập hướng cũng không hẳn là bỏ đi.
Song do xem Nơi buôn bán cầu tài vận thì lấy Thiên Bàn làm chủ, như nếu phương Đông Bắc cung Cấn có vượng tinh bay đến, Đương Vượng lập hướng, có gì không thể ? Tương tự, hướng Nam nếu là suy tinh bay đến tại sao lại lập hướng đó.
Tuy nhiên cần có phối hợp với địa hình. Riêng về thời tiết do Đông Bắc về mùa đông thường có gió lạnh nên âm Khí hơi nhiều, đồng thời cung Cấn là Quỷ Môn nên cho dù lập hướng này thì khi đương vận qua đi lập tức sẽ xấu.
Riêng Hướng Nam nếu thiên sang Tây Nam ắt được Tam Nguyên Bất Bại Cục, thiên sang Đông Nam thì được Hồi Lộc Chi Tai nếu biết vận dụng vẫn có thể tốt. Sang Vận 9 vẫn có thể dùng.
B – Tránh:
1 – Tam Xoa Lộ: Cửa hàng cơ sở kinh doanh ở chỗ ngã ba thì vận buôn bán không ổn định, nếu bị một đường xung vào, dễ dính vào tranh cãi quan tư.
2 – Ngã Tư Đường: Tốt xấu phụ thuộc vào Phi Tinh Bàn (Khi lập hướng) và Mệnh Chủ của chủ kinh doanh.
3 – Phản Cung Lộ: Đó là mũi tên sát khí rất mạnh, nếu cửa chỗ buôn bán đối diện với con đường như vậy, tài vận không tốt chỉ là chuyện nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể có tai nạn huyết quang.
4 – Đường hình chữ T: Cơ sở kinh doang như đối diện đường hình chữ T, tức là Lộ xung, chỉ có thể luận Hung. Nhưng cũng nên theo Phi Tinh mà luận định, như nếu trước cửa được Vượng Tinh bay đến, tức thuộc “Xung Khởi Lạc Cung Vô Giá Bảo”.
5 – Thiên Trảm Sát: Trước mặt cơ sở kinh doanh có vài tòa nhà cao từ 5 tầng trở lên cách nhau một quãng tạo ra các khe trống, khiến hình thành Phong Sát (Luồng gió đi quá mạnh) khiến cho tài vận lên lên xuống xuống.
6- Thủy Hướng Phản Chạy: Trước cửa cơ sở kinh doanh thấy một con đường, từ chỗ cơ sở kinh doanh là cao chạy xuống thấp thẳng mà đi.phong thủy gọi là “Thủy Long Phản Tẩu” tài vận không tốt, không nên mở hàng.
7 – Tiễn Đao Lộ: Sẽ ảnh hưởng quan hệ giao tiếp, khách đến quay lại càng ngày càng ít.
8 – Đường Thẳng Không Vong: Cửa cơ sở kinh doanh đối thẳng với một con đường lớn thẳng đến, phong thủy họi là “Trực Lộ Không Vong” Tài Khí do bị xung mạnh mà cạn dần thần Tài bị đuổi đi !
9 – Mặt Đối Ngõ Cụt: Trước mặt đối diện với một ngõ cụt, sự nghiệp khó mà có đường ra.
Bên cạnh đó cũng cần biết về 11 điều nên biết về phong thủy văn phòng
Phong thủy xung quanh văn phòng.
Việc nền nhà hay tường trong công sở bị thấm nước, dột, rạn nứt tượng trưng cho sự “rơi lọt tiền tài”, bởi vậy cần sửa chữa ngay.
Sau đây là một số quan niệm khác phong thủy đối với văn phòng:
Nên dựa vào người có quyền hành cao nhất để tính toán phong thuỷ cho văn phòng.
Cổng văn phòng tối kỵ đối diện cột điện, ống khói hoặc gốc cây to. Cũng không đặt nhà vệ sinh ngay cạnh cổng bởi toilet sẽ chặn luồng không khí mới vào văn phòng, ảnh hưởng vận may và sự nghiệp.
Phong thủy tốt giúp công ty làm ăn phát đạt.
Nền nhà văn phòng nên cao, nền quá thấp sẽ không đem lại may mắn trong làm ăn, đồng thời ảnh hưởng đến việc thông gió.
Cầu thang nên tránh đối diện cổng bởi như vậy luồng khí đến và đi sẽ xung đột, không tốt cho vận may và sức khỏe.
Phía sau văn phòng nên là không gian tĩnh, sẽ không tốt nếu là hành lang và nhiều người đi lại ồn ào. Tốt nhất là văn phòng tựa vào “núi”, nghĩa là tường vững chắc.
Văn phòng không có cửa sổ là điều đặc biệt xấu vì không khí không thể lưu thông, “khí chết” nặng nề.
Ánh sáng trong văn phòng phải chan hòa, ánh sáng tự nhiên tốt hơn là đèn điện.
Bên cạnh phòng của sếp không nên có vòi nước nhằm tránh “dột tiền tài”, nên tựa vào “núi” (tường) nhằm tạo sự vững chắc, có lợi cho công việc phát triển. Bàn làm việc của sếp nếu đối diện với nhà vệ sinh thì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cả công ty.
Vị trí tài lộc chính là góc chéo đối diện ngay cửa đi vào trong phòng. Vị trí này cần ánh sáng và sạch sẽ, kiêng đặt hoa và cây cảnh giả.
Bàn làm việc không nên đối diện nhà vệ sinh, không nên nứt vỡ vì sẽ tổn hại đường công danh. Bàn làm việc tốt nhất nên làm bằng gỗ, tránh bằng kim loại. Phía trên không được có xà ngang hay đèn treo, bởi sẽ ảnh hưởng đến sự thăng quan tiến chức.
Phía sau bàn làm việc tuyệt đối không nên có cửa, dù là cửa ra vào hay cửa sổ vì vừa kém an toàn vừa dễ mất tập trung. Tốt nhất là bàn làm việc có một góc dựa vào tường, tối kỵ đặt chéo.
Ngôi nhà là một phần quan trọng không chỉ đối với các mối quan hệ mà còn ảnh hưởng lớn đến các khía cạnh xung quanh cuộc sống của bạn. Bằng một vài thay đổi nhỏ về mặt phong thủy trong không gian sống gắn bó của mình là bạn đã có thể phần nào biến đổi cuộc sống của chính mình và các thành viên! Hãy chọn khu vực để cải thiện cho hợp lí hơn và lưu ý những thay đổi đó có thể tăng cường các không gian của bạn.
Gia tăng tuổi thọ và quãng đời của mọi thành viên trong gia đình bằng cách trưng những biểu tượng của tuổi thọ trong nhà, kích hoạt tác động của những biểu tượng đó là một yếu tố quan trọng của khoa học Phong Thủy..
Thọ tinh công
Tranh ông thọ
Tranh ông thọ hay Nam cực Tiên ông luôn đi cùng với hình ảnh trái đào và hạc tiên.
Ông Thọ là biểu tượng được trưng bày rất phổ biến trong các gia đình ở Châu Á. Đây là một trong ba vị tiên Phúc – Lộc – Thọ được biết đến nhiều nhất với hình ảnh một ông già mặc áo choàng vàng, tay cầm gậy có treo một quả đào (trái đào là biểu tượng của sự bất tử) và một nậm rượu.
Theo nữ phong thủy bậc thầy Lillian Too, treo tranh ông Thọ ở nơi thoáng, rộng, nơi tầm mắt gia chủ dễ hướng đến nhất (thường là lối ra vào chính của căn phòng), sẽ có tác dụng mang tới sức khỏe tốt cùng cuộc sống trường thọ, êm đềm cho gia chủ trong ngôi nhà.
Hươu
Vật phẩm phong thủy.
Hươu được xem là con vật phong thủy mang nhiều điềm lành nhất.
Hươu là biểu tượng cho tốc độ, tính bền vững và cuộc sống lâu dài.
Chữ “hươu” trong tiếng Hoa được đọc là “lu”, phát âm hơi giống một chữ Hoa khác có nghĩa “thu nhập tốt và giàu có”. Chính vì thế người ta hay treo tranh hươu trong văn phòng làm việc để cầu mong công ty mình ăn nên làm ra, hoặc treo trong nhà để cả gia đình gia chủ đó có thể an hưởng cuộc sống lâu dài nhưng êm đềm và sung túc.
Cây tre
Tranh cây tre mang lại vận mệnh tốt.
Treo tranh cây tre trong văn phòng và nhà ở sẽ tạo ra năng lượng về sự bảo vệ và may mắn cho gia chủ, đặc biệt dễ vượt qua những giai đoạn kinh doanh khó khăn và ngày càng phát đạt.
Cây tre từ lâu đã được xem là biểu tượng của tài lộc trường kì bởi tính kiên cường và khả năng xanh tốt cả bốn mùa, đặc biệt là những ngày đông.
Những mắt tre có ngạnh tượng trưng cho trường thọ và thịnh vượng, có khả năng sống từ hết thế hệ này qua thế hệ khác của khóm tre; trong khi thân tre cứng cáp và dẻo dai lại biểu tượng cho cuộc sống không bệnh tật và ốm đau. Tất cả những bộ phận đấy đều ngầm ý đem lại vượng khí cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Trưng cây tre ở góc phía đông phòng khách hoặc trong thư viện/phòng học trong nhà đều có tác dụng kích hoạt nguồn năng lượng bảo vệ và may mắn với sức khỏe cho gia chủ.
Thờ cúng và bài trí tượng Phật trong nhà cũng cần biết những điều cấm kỵ giúp gia đình đạt được bình an và phú quý.
Và những điều kiên trị khi bày trí tượng phât
Tượng Phật
1 – Sau khi mua tượng Phật, tuyệt đối không được khóa trong két bạc hay cất trong tủ kín giống các đồ quý khác như vàng, bạc, đá quý… Hành động này bị coi là bất kính nhất đối với tượng Phật. Nếu để tượng trong két bạc còn làm cho nhà xảy ra rất nhiều chuyện không hay, nhất là trẻ em hay bị ốm.
Không được cất tượng Phật trong tủ kín
2 – Phòng ngủ là không gian riêng tư của gia đình. Vì vậy, không được bài trí tượng Phật hay vứt bùa phù hộ có hình tượng Phật lung tung trong căn phòng này, vì điều đó sẽ dẫn đến việc ngủ không ngon, hay mộng mị.
3 – Không nên mua tượng Phật một cách ngẫu hứng, tùy tiện. Trong nhà chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và phải sắp đặt chung một bàn, càng nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy phân tâm, bất an.
Chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị Phật trong nhà (ảnh minh họa)
4 – Nếu tượng Phật trong nhà quá cũ, để lâu năm thì không được vứt hoặc ném vào một góc nào đó mà cần mua tượng Phật mới để thay và mang tượng Phật cũ lên chùa, miếu hoặc có thể đốt cùng tiền vàng (vào mùng 1, ngày rằm để tiễn tượng Phật quy vị).
5 – Nếu tượng Phật không may bị vỡ, không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại, vào ngày mùng một, ba, năm, bảy, chín đốt dưới nắng, tiễn tượng Phật quy vị. Nếu ngón tay tượng Phật bị gãy thì nên dùng giấy đỏ cuộn lên rồi lắp vào, nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ.
6 – Khi đặt tượng Phật lên bàn thờ, dưới tượng phải để một đĩa có giấy đỏ nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Phật.
7 – Trong khi thờ Tam thế Phật, phải sắp đặt chung một bàn. Nếu tượng lồng kính thì nên đặt ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé; còn với tượng gỗ, tượng đồng, tượng sành, thì để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên, cấp dưới.
Không sắp xếp lung tung các loại tượng tạp nham lẫn với tượng Phật
8 – Bàn thờ Phật không được bày theo hứng mà phải đặt chính giữa nhà. Bàn thờ ông bà thì nên thờ một bên. Nếu nhà cao tầng thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật thì không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình bông, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Những vật này, mỗi ngày cần được săn sóc lau quét sạch sẽ.
Ngoài ra, những tranh in hình Phật tuyệt đối không nên cuộn lên, bởi làm như vậy theo tín ngưỡng: sẽ gây đau đầu cho những người sống trong gia đình. Khi mắt, ngón tay của tượng Phật trong tranh bị hỏng thì phải sửa chữa hoặc vẽ lại, nếu không vẽ lại như cũ thì người sống trong nhà dễ bị mắc bệnh đối ứng chỗ hỏng của tượng Phật.
Việc đặt bếp ở vị trí nào là điều mà hầu hết những người xây nhà đều rất lưu tâm. Theo quan niệm của người phương Đông, khu vực này vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của gia chủ chứ không chỉ đơn thuần là một nơi để nấu nướng.
Chọn chổ đặt bếp.
Trong nhà bếp, các chuyên gia Phong thủy cũng chú ý nhất đến vị trí của hỏa lò và chỗ chuẩn bị đồ nấu nướng.
Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi đặt bếp là phải có sự tương ứng với cửa và chiều cao của chủ nhà. Theo quan niệm của người Trung Quốc, đông bắc là hướng tốt nhất để đặt bếp. Kế tiếp là hướng nam, hướng chính tây. Các hướng khác đều không tốt.
Không nên bố trí bếp quá lộ liễu, khiến người ta có thể nhìn thấy ngay từ ngoài hoặc để đường từ cửa đâm thẳng vào bếp vì như vậy dễ bị hao tán tài sản. Bệ đặt hỏa lò, theo các chuyên gia phong thủy, nên tựa vào tường cho vững chãi. Họ cũng yêu cầu tránh để góc nhọn chiếu vào khu vực nấu vì điều đó có thể làm hại tới hòa khí trong nhà.
Đừng để bếp dưới xà ngang: Dưới xà có bếp, nữ chủ nhân sẽ bị tổn hao. Còn nếu bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh hay cửa phòng ngủ, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng.
Phong thủy học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu “tàng phong tụ khí”. Vì thế bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính hoặc sau bếp có cửa sổ đều không lành vì sợ gió thổi làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm mang lại sung túc cho gia đình.
Ngoài ra cần bố tei1 các vật dụng trong nhà bếp hợp tính phong thủy.
Cách sắp xếp đồ dùng trong bếp.
Bàn ăn:
Bàn ăn nên đặt ở chỗ khuất, không nên đặt gần cửa ra vào. Bàn ăn cũng không nên đặt đối diện với bàn thờ tổ tiên hay thờ thần. Vì diện tích hẹp phải đặt như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.
Điều tối kỵ khi đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu dẫn đến chủ nhà bất minh, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn với màu sắc phù hợp bên dưới xà ngang với hàm ý: quả cầu đã hứng chịu hết cho gia chủ.
Bồn rửa bát:
Như đã nói ở trên, chúng ta không nên để bồn rửa bát quá gần bếp nấu ăn nhưng cùng không nên đặt bồn rửa ở phía đối diện với bếp vì sẽ gây nhiều điều bất tiện cho người nấu. Do vậy, có thể đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên bệ cao tương ứng.
Hũ gạo:
Ngày nay, thùng đựng gạo thường đặt
kín đáo trong các ngăn tủ ngay dưới bếp.
Theo phong tục tập quán, trong bữa ăn của người phương Đông không thể thiếu cơm gạo. Thế chúng ta có thể đặt hũ gạo ở đâu là tốt nhất? Nên đặt nó tại nơi kín đáo ở hướng Tây Nam hay Đông Bắc của bếp và được kê lên để chống ẩm. Tránh đặt nó ở hướng Đông và đặt quá cao.
Tủ lạnh:
Ngày xưa, ông cha ta chưa có tủ lạnh nên trong các tài liệu về phong thủy của người xưa để lại chưa đề cập tới vấn đề này. Nhưng theo quan điểm được nhiều người đồng tình nhất về cách đặt tủ lạnh là nên đặt nó ở hướng lành (Bắc, Đông Nam), vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu như đặt ở hướng dữ sẽ làm chấn động đến các sao dữ, và kích động nó gây rối.
Thờ táo quân:
Là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng biết về sự tích ông Công, ông Táo. Tục lệ thờ những vị thần này được gìn giữ và lưu truyền cho tới ngày nay. Nên thờ Táo quân ở đâu là phù hợp nhất? Các vị thần này nên được đặt phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, bởi vì ngũ hành Táo quân thuộc “Hoả”, cho nên Táo quân cần được đặt ở phía Nam “Hoả” vượng.
Tỳ Hưu là một loại mãnh thú hung mãnh,nhưng lại là một loại mãnh thú mang ý nghĩa tốt lành. – Tỳ Hưu còn có tên gọi khác là Thiên Lộc. – Tỳ Hưu màu đen thì có tác dụng chiêu tài, phát lộc – Tỳ Hưu màu trắng thì có tác dụng bảo trợ sức khỏe – Tỳ Hưu màu xanh thì có tác dụng may mắn trong công danh.
Tỳ hưu phong thủy
Trong các vật khí phong thủy ấy có con Tỳ Hưu.Theo kinh nghiệm hàng ngàn năm của các đại sư phong thủy Trung quốc,Tỳ Hưu là một loại mãnh thú hung mãnh,nhưng lại là một loại mãnh thú mang ý nghĩa tốt lành.
Vật liệu tạo hình con Tỳ Hưu này rất nhiều : Làm bằng gỗ, làm bằng đá, làm bằng ngọc, làm bằng sứ, làm bằng đồng…Về hình dáng Tỳ Hưu hiện đang lưu hành từ trước đến nay, vẫn là loại Tỳ Hưu trên đầu có một cái sừng, có bờm, có một số con có hai cánh, lông đuôi có tua. Tỳ Hưu còn có tên gọi khác là Thiên Lộc.
Nếu có dịp ta đi du lịch đến Bắc Kinh, ta sẽ thấy các cửa hàng lớn đều bày bán Tỳ Hưu với đũ vóc dáng và chủng loại, từ con nhỏ xíu như ngón tay cái, đến con lớn có chiều cao trên 0,3 mét.Con Tỳ Hưu ở xứ sỡ này rất được trân trọng như một bảo vật, và được Bộ VHTT TQ cấp phép lưu hành. Về tác dụng của Tỳ Hưu trong phong thủy thì có nhiều tác dụng :
1.Về màu sắc : Tỳ Hưu màu đen thì có tác dụng chiêu tài, phát lộc. Tỳ Hưu màu trắng thì có tác dụng bảo trợ sức khỏe. Tỳ Hưu màu xanh thì có tác dụng may mắn trong công danh.
2.Ngoài các tác dụng cá biệt như trên, Tỳ Hưu còn có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí, ta đặt Tỳ Hưu đã được “khai quang” ở các hướng tốt trong nhà như : Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sanh khí”, thì Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà, vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của ta.
3.Tỳ Hưu còn có tác dụng mang lại điều tốt lành : Như nhiều tài lộc, nhất là ở các sòng bạc tại TQ ta đều thấy họ chưng Tỳ Hưu, nhưng được bảo vệ rất kỹ, vì sợ mất trộm, sẽ gây ra nhiều điều xúi quẩy cho họ.Tỳ hưu ngoài việc có tác dụng chiêu tài lộc không liêm chính như trên, Tỳ Hưu cũng còn có tác dụng chiêu tài lộc liêm chính, nên những người kinh doanh cũng đặt Tỳ Hưu ở nhà và ở công ty…
Tỳ Hưu khi đặt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính,hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương.Tất nhiên khi đặt bất cứ vật khí phong thũy nào, điều cần phải nhớ là: Xem ngày giờ tốt để đặt.
4.Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giãi “Ngũ hoàng đại sát”. Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong phong thũy,khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ : Mang đến những điều bất lợi cho những thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận.
Nếu ở phương vị ngũ hoàng đại sát bay đến, ta đặt hai con Tỳ Hưu phía sau cửa chính, đầu Tỳ Hưu hướng về phía trước, thì có thể hóa giãi sát khí của ngũ hoàng đại sát.
. Tác dụng của Tỳ Hưu
Con Tỳ Hưu không chỉ mang tiền bạc vào nhà mà còn giúp công danh tấn tới và sự bình an lâu dài. Trước tiên, con Tỳ Hưu là linh vật không có hậu môn, nhưng thỉnh thoảng người bán vẫn đục một lỗ nhỏ ở vị trí hậu môn của vài con Tỳ Hưu và trộn chung vào số những con Tỳ Hưu khác. Họ không chỉ khiếm khuyết ấy cho người mua bao giờ, bởi theo họ đó là duyên của người chọn mua, và đâu phải cứ ai muốn giàu là được giàu. Như vậy nếu người nào mua phải Tỳ Hưu có hậu môn thì dù có làm ăn khá giả nhưng không giữ được của. Còn muốn công danh tấn tới thì người mua phải chọn con Tỳ Hưu có sừng, có cánh, mông nhỏng cao, thuôn. Muốn cầu sức khỏe, bình an thì đó là con Tỳ Hưu có râu, mông thuôn và không có cánh (để sức khỏe và bình an không bay đi mất). Tuyệt nhất và tròn trịa nhất đó là con Tỳ Hưu phải có chòm râu càng dài càng tốt, có cái bụng to và mông tròn căng, có sừng (không cần sừng dài như công danh, nhưng phải có sừng) và có cánh.
Tỳ hưu
– Về màu sắc : Tỳ Hưu màu đen thì có tác dụng chiêu tài, phát lộc. Tỳ Hưu màu trắng thì có tác dụng bảo trợ sức khỏe, phát tài phát lộc. Tỳ Hưu màu xanh thì có tác dụng may mắn trong công danh.
– Các tác dụng khác: Tỳ Hưu còn có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí (nhớ phải là Tỳ Hưu một sừng), ta đặt Tỳ Hưu đã được “khai quang” ở các hướng tốt trong nhà như : Sinh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sinh khí”, thì Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà, vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của bạn.
– Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giải “Ngũ hoàng đại sát”. Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong phong thủy,khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ, mang đến những điều bất lợi cho tất cả các thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận.
2. Cách mang và đặt Tỳ Hưu trong nhà
Muốn Tỳ Hưu có tác dụng tốt và linh nghiệm thì Tỳ Hưu phải được tạc bằng các loại đá quý tự nhiên. Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Trung Quốc quan niệm rằng chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.
Tỳ Hưu khi đặt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính, hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương. Tất nhiên khi đặt bất cứ vật khí phong thuỷ nào, điều cần phải nhớ là: Xem ngày giờ tốt để đặt.
Nếu ở phương vị ngũ hoàng đại sát bay đến, ta đặt hai con Tỳ Hưu phía sau cửa chính, đầu Tỳ Hưu hướng về phía trước, thì có thể hóa giải sát khí của ngũ hoàng đại sát.
Nếu đeo hoặc mang Tỳ Hưu trên người thì tối kỵ sờ tay hoặc để người khác sờ tay vào mắt, miệng, lưỡi, răng của Tỳ Hưu. Nếu không Tỳ Hưu sẽ bị mờ mắt, mòn răng và do vậy sẽ mang được ít vàng bạc châu báu đến cho gia chủ. Khi đi ngủ chớ quên tháo Tỳ Hưu ra và cất đi, nhất là không bao giờ đeo trong khi quan hệ vợ chồng.
Một điều tối kỵ nữa là đem co hoặc tặng Tỳ Hưu mà mình đang đặt trong nhà hoặc đang mang trên người, nếu không thì tài lộc của mình sẽ bị chuyển sang người khác.
Nguồn gốc ly kỳ của Tỳ Hưu và tác dụng Phong Thủy vô đối của nó
Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua.
Tỳ hưu ngọc phỉ thúy
Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy.
Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.
Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy. Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.
Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua.
Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”.
Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may.
Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Trung Quốc quan niệm rằng chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.
Chuyện Tỳ Hưu với Hoà Thân
Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường.
Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người” (Trong phim “Tể Tướng lưng gù hoặc Lưu gù (Lưu Dung)” chúng ta đã biết về nhân vật Hòa Thân). Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu với câu nói nổ tiếng “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”.
Đến khi Hòa Thân bị giết quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có.
Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua.
Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hoà Thân là NGỌC PHỈ THÚY xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng BẠCH NGỌC. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua.
Tỳ hưu đá quý
Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.
Và ngày nay sự linh nghiệm của Tỳ Hưu vẫn hiện hữu trong nhân gian, vẫn mang lại nhiều may mắn về tài lộc, sức khỏe, công danh cho người sử dụng theo từng màu sắc của Tỳ Hưu. Đặc biệt là khi sử dụng đúng Tỳ Hưu thỉnh từ Bắc Kinh, được chế tác từ các loại ĐÁ QUÝ TỰ NHIÊN, kể cả Tỳ Hưu được chế tác từ NGỌC PHỈ THÚYquý hiếm (mà chỉ có Vua, Quan ngày xưa mới được sở hữu), đã được thông qua các thủ tục phong thủy cần thiết… Và được ngành chủ quản tại Bắc Kinh cấp phép lưu hành.
Lưu ý: Tỳ Hưu chính gốc từ Bắc Kinh từ thời nhà Minh đến hiện nay chỉ có 1 sừng. Thông tin Tỳ Hưu 1 sừng gọi là Tịch Tà (trừ tà) và 2 sừng gọi là Thiên Lộc (tài lộc) hoàn toàn không chính xác, là thông tin nhiễu. Tỳ Hưu 2 sừng là hình dáng đã được biến đổi qua quá trình điêu khắc và truyền miệng trong dân gian, không có tác dụng phong thủy như đã nói.
Cách khai quang điểm nhãn cho Tỳ Hưu ( Kỳ Hưu )
1, Chọn một ngày đẹp.
2, Đặt Tỳ Hưu quay về phía Thần Tài.
3, Đứng phía sau Tỳ Hưu hai bàn tay chắp vào hình dấu +, mắt nhắm vào và cầu ước điều mình muốn, phải thật thành tâm thì mới linh.4, Sau khi ước, quay Tỳ Hưu lại phía mình.
5 Lấy khăn bông thấm một chút nước chè điểm ( chấm ) vào mắt Tỳ Hưu, điểm mắt trái trước sau đó điểm mắt phải, lặp lai 3 lần.
6, Tay trái giữ chắc Tỳ Hưu, dùng ngón cái tay phải xoa đầu Tỳ Hưu, xoa từ phía trước ra phía sau, lặp lại 3 lần.
7, Thả lỏng tai, tháo dây vải đỏ ở cổ Tỳ Hưu để Tỳ Hưu bắt đầu đi ăn tiền.
8, Khai quang đã hoàn tất.
Tỳ Hưu bằng Độc Ngọc của Shop Tỳ Hưu – cực linh nghiệm và quý hiếm
Có một cách khai quang khác dễ làm hơn mời các bạn tham khảo :
1, Dùng mảnh vải màu đỏ sạch gói Tỳ Hưu lại để dưới gối đầu mình 24 tiếng.
2, Sau đó để bên ngoài cửa sổ 2 ngày, để Tỳ Hưu hấp thụ thiên địa chi khí ( linh khí của trời đất )
3, Lấy nước âm dương ( nước giếng cho thêm nước mưa ), nếu không có điều kiên thì lấy nước lọc cho thêm MUỐI lau Mắt, Miệng, Mông Tỳ Hưu ( cách lau giống trên )
BÀY TRÍ TỲ HƯU
Bày trí Tỳ Hưu có tam kỵ ( 3 điều cấm kỵ )
1, Không được đặt Tỳ Hưu xông chính môn ( từ ngoài quay vào trong nhà ) mà phải đặt đầuTỳ Hưu quay ra ngoài.
2, Không quay Tỳ Hưu vào gương, vì gương có quang sát, Tỳ Hưu rất kỵ.
3, Không đặt đối với giường ngủ, vì như thế xẽ không có lợi cho chính mình.
Giấy chứng nhận đá quý của Viện Đá Quý Trung Quốc – khẳng định chất lượng của Tỳ Hưu Độc Ngọc
Ngoài ra còn một số điều nên chú ý nếu bạn thở Tỳ Hưu:
1, Bát hương không đuợc cho đát cát vào, mà phải cho gạo đỏ, gạo đen, gạo chân châu.
2, Đồ thắp hương không được cho Lê, Dâu Tây còn các thứ khác không kỵ.
3, Phụ nữ đén tháng, có thai không được thắp hương, sờ mó Tỳ Hưu ( Tỳ Hưu kỵ huyết sát, quang sát, thai sát )
4, Không nên thường xuyên lau chùi Tỳ Hưu, mổi năm chỉ lau chùi 4 lần: âm lịch 6/2, 2/6. 14/7, 12/9.
5, Không được tuỳ tiện thay đổi vị trí, không nên sờ mó vào mồm và phần đầu Tỳ Hưu, nếu muốn thay đổi vị trí Tỳ Hưu trước tiên phải dùng vải đỏ che phần đầu Tỳ Hưu rồi mới chuyển.
CÁCH THỨC KHỞI ĐỘNG TỲ HƯU:
Tỳ Hưu sau khi mua về phải bịt mắt lại, đợi tới ngày khai quang mới mở ra.
Ngày khai quang cần chuẩn bị các thứ sau :
1, Thất bảo thạch ( 7 viên đá quý )
2, Gạo ngũ cốc tạp.
3, Sợi ngũ sắc.
4, Sợi ngũ đế
5, Linh Đang.
6, Một tờ giấy đỏ, bên trên tờ giấy viết bài chú.
Lần lượt đổ ba món đầu tiên vào bụng Tỳ Hưu, sau đó treo sợi ngũ đế và Linh đang lên trênTỳ Hưu, rồi chuẩn bị “niệm“.
Tỳ Hưu Bắc Kinh bằng Đá Tự Nhiên của Shop Tỳ Hưu – gồm giấy chứng nhận của cơ quan quản lý TQ về tính linh nghiệm
BÀI CHÚ PHƯỚC LÀNH TỲ HƯU:
*Kim quang nhất khí, Tỳ Hưu cao tường, tiến tài tiến quý, lợi lộ hanh thông.
*Kim quang tam khí,Tỳ Hưu điểm hóa, nam nạp bách phúc, nữ nạp thiên tường càn, cát lợi nguyên hanh.
Niệm chú xong đặt bài chú vào bụng Tỳ Hưu, như thế Tỳ Hưu dã có linh khí. Chờ sau khi hương chấy hết là có thể đặt Tỳ Hưu ở quầy thu ngân, hoặc phòng khách, ở cửa hoặc huyền quan, điều quan trọng nhất là đầu Tỳ Hưu phải quay ra cửa chính hoặc cửa sổ.
Thờ Tỳ Hưu mỗi ngày phải đốt một khoanh hương vòng đểTỳ Hưu vấn (ngửi), hoặc đặt bên cạnhTỳ Hưu một ly nước cũng được. Như thế Tỳ Hưu mới có sức đi kiếm tiến cho chủ nhân.
HÌNH THỨC ĐEO NGỌC BỘI TỲ HƯU
1, Dùng dây đỏ đeo ngọc bôi Tỳ Hưu trên cổ hoặc cổ tay.
2, Dùng nước mưa và nước sông tắm cho cơ thể nó.
3, Tỳ Hưu rất được QUAN ÂM “cưng“, cho nên thắp hương khai quang trước mặt QUAN ÂM rất tốt ( tốt nhất mỗi tháng nên đặt Tỳ Hưu trước QUAN ÂM thắp hương càu nguyện.)
4, Không nên sờ vào miệng Tỳ Hưu, miệng để hút tiền tài, không nên sờ vào mắt, mắt để tìm châu báu.
– Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân – Biểu tượng của Thần Tài, của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc – Cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành
Cóc 3 chân thiềm thừ
Cóc Thiềm Thừ
Đây là con cóc đặc biệt vì nó chỉ có ba chân và có biệt tài nhả ra tiền. Theo truyền thuyết, cóc ba chân vốn là yêu tinh, được ông tiên Lưu Hải thu phục, cải tà quy chính, đi khắp nơi nhả tiền giúp người nghèo. Về sau, người đời tôn xưng là con vật quý biểu tượng cho vượng tài.
Bày cóc Thiềm Thừ phải hướng đầu của nó vào trong cửa hàng, công ty hoặc nhà ở, hoặc từ ngoài hướng vào trong cổng để hứng tiền vào nhà. Tránh đặt cóc hướng đầu ra ngoài cửa, kể cả cửa sổ.
CÓC NGẬM TIỀN – THIỀM THỪ
Linh vật Thiềm Thừ được kê lên 1 chiếc kệ gỗ sang trọng, trên lưng gồm 7 hạt.
Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân,nó là biểu tượng của Thần Tài,của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc.Thiềm Thừ chuyên dùng trong Phong Thuỷ ở những khu vực tốt để tăng cường tài lộc,nó tượng trưng cho sự hoạnh phát tài lộc,giảm thiểu rủi ro,nó còn mang ý nghĩa bình an và hạnh phúc cho mọi người.Nên có thể dùng để biến hung thành cát trong Phong Thuỷ.
Trong phong thủy, cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành. Người Trung Quốc xưa tin rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập.
Cóc 3 chân được xem là biểu tượng rất may mắn. Nó thường ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà. Tuy nhiên, đừng để cóc đối diện với cửa chính,cửa sổ.Nếu không cóc 3 chân sẽ nhã tiền ra ngoài hết.
Vị trí tốt nhất để đặt cóc 3 chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào bên trong như thể cóc đang nhảy vào nhà. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, những đồ đạc khác…
Đây sẽ là món quà ý nghĩa để tặng người thân hoặc các đối tác, với mong muốn và lời chúc cho họ thành công, phát tài phát lộc. Và mọi người nên có cóc 3 chân ở trong nhà
Để có giờ phút nghỉ ngơi thoải mái, thư thái sau một ngày làm việc vất vả và tránh được những tình huống xấu, theo phong thủy cần phải lưu ý đến việc chiếu sáng và trang trí trong phòng.
Phòng ngủ nếu được bài trí theo phong thủy sẽ khiến gia đình bạn được khỏe mạnh, hòa thuận và may mắn, phát tài.
Bố trí ánh sang theo phong thủy
Theo nguyên tắc phong thủy, nếu phòng khách là nơi cần tập trung nhiều ánh sáng nhất thì phòng ngủ lại là không gian cần ánh sáng dịu nhất trong nhà. Nếu xét về khía cạnh khoa học, ánh sáng dịu nhẹ sẽ khiến bạn dễ ngủ hơn.
Nhiều người có thói quen để đèn trong khi ngủ để tạo cảm giác an toàn hay thuận tiện cho sinh hoạt, chẳng hạn như cần đi vệ sinh ban đêm. Trong trường hợp này, để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bạn không nên để ánh sáng chiều vào mặt mà hãy chỉnh ánh sáng hắt sang hướng khác hoặc trần nhà.
Cần đặc biệt lưu ý không bố trí đèn chính ở phía trên trung tâm giường ngủ, bởi theo phong thủy điều này dễ làm hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Ánh sáng trong phòng ngủ cần phải hài hòa, vừa đủ, dịu nhẹ, tạo được sự cân bằng hợp lý, giúp chủ nhân căn phòng luôn mạnh khỏe, tâm trạng thoải mái. Để làm được điều này, chúng ta cần phải lưu ý đến kiểu ánh sáng, màu sắc và cường độ của nó.
Đèn thuộc hành Hỏa trong Ngũ hành, có thể dùng Hỏa để hóa giải hoặc làm vượng cho phong thủy, cho nên, nếu đèn trong phòng bị hỏng thì cần phải sửa hoặc đổi cái mới ngay. Nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của người chủ căn phòng.
Phòng khách cần phải sáng sủa nhưng phòng ngủ thì lại khác mới đảm bảo được không khí riêng tư, ấm áp. Ánh áng trong phòng ngủ quá mạnh sẽ khiến người ta cảm thấy hấp tấp, dễ nổi cáu, dồn nén bức bối trong lòng. Nhưng ánh sáng không đủ sẽ làm cho căn phòng tối tăm, khiến tinh thần ủ rũ, sầu muộn, luôn lo lắng, suy tư.
Ánh sáng phù hợp phòng ngủ
Phòng ngủ hiện đại thường có đèn có chụp đèn cạnh đầu giường, đây là một cách trang trí khá hay, có thể giúp cho ánh sáng êm dịu hơn. Cũng có thể treo thêm đèn tường trong phòng ngủ, đèn tường êm dịu, kín đáo, tạo cảm giác lãng mạn, ấm áp, chính nó tạo ra mối liên kết thống nhất với giường ngủ và bàn trang điểm.