Sắp xếp nhà bếp đón may mắn.

Bếp hiện đại ngày nay có nhiều biến đổi về tiện nghi nhưng vẫn tuân theo các nguyên tắc phong thuỷ truyền thống mà gia chủ cần lưu tâm. Trước mỗi dịp Tết, bếp luôn cần được dọn dẹp, sắp xếp đúng phong thuỷ để đón một năm mới an lành.

Khá nhiều “kiêng kỵ” được truyền tụng lâu nay về bếp có thể vô tình đã làm các gia chủ bối rối, cảm thấy nhà mình bố trí… sai phong thủy. Chính vì vậy, một số nguyên tắc cơ bản sau đây sẽ giúp bạn “sửa sai”:

Sắp xếp đúng phong thuỷ để đón một năm mới an lành.
Sắp xếp đúng phong thuỷ để đón một năm mới an lành.

– Tránh bếp gặp trực xung đối môn: vì hướng của bếp là hướng từ miệng bếp nhìn ra (chứ không tính hướng của người đứng nấu bếp) nên cũng cần giữ gìn sự sáng sủa, thoáng đãng và an lành giống như xem hướng cửa. Miệng bếp mà nhìn thẳng ra cửa đi (trước hoặc sau nhà) thì luồng khí dẫn truyền bụi bặm sẽ tác động trực tiếp vào, gió thổi tắt lửa, người đứng nấu quay lưng lại không quan sát được cửa. Dân gian gọi bếp đặt như vậy là “khai môn kiến táo, tài phú đa hao”, hay ngắn gọn hơn là lộ táo khẩu.

– Tránh bếp bị trực xung thuỷ – hoả: theo ngũ hành thì thuỷ khắc hoả, nên bếp tránh đặt quá gần khu chứa nước, bồn rửa hoặc nhà vệ sinh. Các hệ thống dùng nước (đường ống, bể nước, hầm phân, hố ga…) nếu ở trên đầu bếp, ở bên cạnh hoặc ngay dưới bàn bếp cũng đều gây ra những bất cập khi sử dụng, khi sửa chữa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.

– Tránh xú uế và tác động va chạm: bếp cũng cần tránh để sát bên hoặc miệng của bếp nấu tránh nhìn thẳng vào cửa phòng vệ sinh, chỗ nuôi súc vật (nhiều xú uế) cũng như sàn nước, máy giặt (thuỷ khắc hoả) thậm chí tránh cả nhà để xe nữa (dễ gây cháy nổ và bụi bặm, mùi xăng dầu). Nên kiểm tra lại dây chuyền hoạt động bếp từ rửa đến sơ chế, rồi nấu và soạn xem có thông suốt không. Nếu đặt bếp cạnh lối ra vào thường xuyên cũng rất dễ gây ra va chạm, vướng víu khi nấu nướng và nguy hiểm nếu nhà có trẻ nhỏ.

sắp xếp đúng phong thuỷ để đón một năm mới an lành..
sắp xếp đúng phong thuỷ để đón một năm mới an lành..

Phong thuỷ cũng kỵ đặt giường ngủ hoặc các chỗ sinh hoạt ngay trên chỗ nấu bếp (nhất là phía trên bếp sàn bằng gác gỗ) để tránh việc đi lại, sinh hoạt ở trên làm“động bếp” dưới, đồng thời bếp đun hơi nóng xông lên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người bên trên. Tất nhiên, việc tốt xấu trong nội thất còn tuỳ thuộc vào hình thức và chất lượng xây dựng của bếp cũng như các không gian liên quan. Nếu bếp có tiện nghi, chắc chắn, đúng tiêu chuẩn và khu vực khác cũng sạch sẽ, kín đáo thì sẽ giảm thiểu được ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Đừng biến các khoảng trên nóc tủ bếp làm kho vì sẽ rất lộn xộn và bất tiện khi tìm kiếm cũng như đồ vật dễ bị rơi xuống. Nếu diện tích hạn hẹp thì có thể tiết kiệm không gian tại các khoảng pha chế và bồn rửa, nhưng cần phải đảm bảo đủ rộng cho chỗ đứng nấu, tạo khoảng lùi cần thiết đề phòng khi phát hoả. Trường hợp kết hợp chỗ ăn luôn trong bếp thì tốt nhất là giữa bếp và bàn ăn nên có một mặt bàn hay tủ thấp để ngăn theo kiểu quầy bar, kiêm chỗ soạn khá tiện dụng.Màu sắc trong bếp hay được chuộng màu gỗ (mộc), màu đỏ sậm (hoả) hoặc màu vàng (thổ). Tủ bếp hiện đại thường làm bằng gỗ chống cháy hoặc inox kết hợp mặt đá, gạch men, nhựa tổng hợp… Nhưng dù bằng vật liệu hay màu sắc gì thì bề mặt bàn và tủ bếp chỉ nên nhẵn và bóng vừa phải, giảm các chi tiết rối mắt và tránh làm nhiều các khe hốc rất khó làm vệ sinh.

Cách tính vật liệu và màu sắc theo ngũ hành cần chú ý nguyên tắc biện chứng trong vạn vật là “bớt nhiều bù ít, thừa giảm, thiếu tăng”, tức là không nên thiên lệch về một hành nào quá mức. Bếp vốn thuộc hoả, nóng nực nhiều, nếu lại tiếp tục dùng màu tương sinh thì hoả thì sẽ quá vượng, mà có thể bổ sung thêm màu đen hay xanh dương (thuỷ) để khắc chế bớt. Tủ bếp có màu trắng (kim) gần đây cũng khá được chuộng vì độ sạch sẽ và sáng sủa, nhưng cũng cần chú ý đến khả năng chịu nhiệt và tránh ố vàng do hơi dầu mỡ trong quá trình đun nấu.Các thiết kế bếp hiện đại ngày càng giảm tác động xấu của quá trình nấu nướng lan sang không gian lân cận và đưa vào bếp nhiều sự thoải mái thuận tiện.

Đối với nhà phố hay biệt thự, bếp thường được đặt phía sau, gần giếng trời hoặc sân sau để thuận tiện hơn cho việc nấu nướng cũng như thoát khói mùi tốt. Nhưng các căn hộ chung cư hoặc nhà có diện tích nhỏ thì hay đặt phần bếp gần cửa ra vào. Tuy có lợi thế là dành diện tích thông thoáng chiếu sáng ở ngoài ban công, cửa sổ cho phòng khách, phòng ngủ, nhưng lại có nhược điểm vừa vào nhà đã gặp ngay bếp, đồng nghĩa với khả năng thông thoáng – chiếu sáng tự nhiên cho khu vực này thường bị kém.Để khắc phục, có thể bố trí thông gió cưỡng bức cho bếp vào hộp kỹ thuật, đồng thời xử lý vách di động (cửa trượt, xếp) để khi đun nấu nhiều có thể tách biệt phần bếp với không gian bên ngoài. Dùng vách di động hay tủ đa năng còn giúp che bớt tầm nhìn khi khách vào nhà, tạo một khoảng đệm cần thiết với những nhà diện tích nhỏ

Bài sơn theo phong thủy

Đối với mỗi căn nhà, “bài sơn” tức là trang trí hòn giả sơn hay xây dụng non bộ theo Phong thủy sẽ mang lại sự hòa hợp âm dương, mang lại sự tương sinh thuận hòa trong cuộc sống gia đình.

Mỗi một hành trong Phong thủy đều có tính chất và công dụng khác nhau. Trong một ngôi nhà, sự tương sinh Ngũ hành sẽ đem lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho chủ nhân của nó. Nếu Thủy tượng trưng cho tài lộc, là nơi quy nạp tiền tài danh vọng thì Sơn được coi như nơi gìn gìn giữ cái tài lộc, cái tinh anh ấy. Phong thủy có câu: “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài”.

Bài sơn cho nhà ở.
Bài sơn cho nhà ở.

Tọa sơn, hướng thủy

Phong thủy cổ truyền luôn khuyên người ta phải chọn nơi cư trú theo thế “tọa sơn hướng thủy” tức là nhìn sông, tựa núi, cho cảm giác được bao bọc, an toàn. Trong địa hình đồng bằng đô thị, những thế nhà “trước thấp sau cao” cảm giác như đang được dựa núi cũng được gọi là tọa sơn. Thế nhà này vừa có lợi cho sự đón nhận ánh sáng mặt trời và sự thông gió đồng thời khiến cho căn nhà được ôm ấp, bao bọc. Nếu nhà có bốn bề là núi theo thế “tả Thanh Long, hữu bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ” sẽ luôn được tàng phong tụ khí, rất tốt để an cư lạc nghiệp.
Tuy nhiên, tọa sơn cũng cần chọn lọc. Không phải dựa vào núi nào cũng tốt. Phía sau nhà ở mà núi có hình thế cao vút, hiểm trở, đá núi lởm chởm, cây cối thưa thớt sẽ không thích hợp để ở. Phong thủy coi đây là những khu vực “bần sơn ác thủy” tượng trưng cho khí suy bại, khô cằn. Tương tự như thế, trong điều kiện đô thị, nếu phía sau nhà là một tòa cao ốc với hình thái suy tàn chẳng hạn như tường móng tróc lở hoặc nặng nề cục mịch sẽ chưa được coi là thế nhà thuận cho sự phát triển của con người.

Sự hòa hợp của núi sông sẽ đem lại đại cát, hanh thông cho nơi tạo ra nó. Nhà Phong thủy cổ đại Quách Phác có câu: “…nước lấy núi làm mặt, lấy chim thú, cây cối làm tinh thần, núi lấy nước làm huyết mạch…”. Núi sông, cỏ cây hoa lá tạo nên một quần thể sum vầy chính là sự hưng tài, đắc lộc vậy.

Những nguyên tắc trong việc “bài sơn”

Việc bài sơn hay bố trí hòn non bộ đã rất phổ biến trong các công trình kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Chùa Trấn Quốc, đền Quan Thánh, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu đều có hòn non bộ ngoài sân. Thái Bình Lâu trong tử cấm thánh Huế nơi vua nhà Nguyễn nhà đọc sách cũng có hòn non bộ lớn. Hòn non bộ ở đây vừa tô điểm cho cảnh quan vừa như những tấm bình phong trước cửa tạo cảm giác thanh bình, thoát tục.

Bài sơn cho nhà ở.
Bài sơn cho nhà ở.

Hiện nay, non bộ ngày càng được sử dụng nhiều như một vật trang trí trong nhà. Việc sử dụng non bộ làm cho ngôi nhà của chúng ta thêm sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, dù chỉ là một hòn non bộ nhưng vẫn mang khí chất của núi. Vì vậy, nó vẫn có tính chất trấn yểm. Non bộ nếu được sử dụng đúng cách, đúng chỗ, nó sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường Phong thủy cho mỗi ngôi nhà.

Về hình thức, Phong thủy khuyên hòn non bộ không nên làm một hòn lẻ loi, không nên làm số lượng hòn chẵn như 2,4,6…Chỉ nên làm 3 hòn thành thế tam sơn như hình tượng chữ sơn của Hán tự, hoặc có thể làm 5 hòn tượng cho Ngũ phúc, 7 hòn với ý tưởng chủ về Thất hiền và tốt nhất là số lẻ. Ngoài ra nên nhớ không nên làm các hòn bằng nhau. Phải thiết kế có sự cao thấp, lớn nhỏ.

Núi nhô cao trong Phong thủy được coi là mang năng lượng âm từ lòng đất. Bởi vậy để hài hòa âm dương theo quan niệm của Phong thủy, không nên dùng các loại núi màu đen hoặc xanh xám. Như vậy sẽ mang tính thuần âm, không tốt.

Về vị trí, nguyên tắc chung là không nên đặt non bộ ở các tầng nhà trên. Nếu núi đặt ở các tầng trên thì các tầng dưới coi như bị núi đè và không thể phát triển được. Trong trường hợp nhà lớn, sân trước rộng, hòn non bộ loại nhỏ có thể đặt phía trước cửa nhà tạo thành tiền án hay còn gọi là Chu tước theo thuật Phong thủy. Hòn non bộ lớn có thể đặt phía sau nhà để tạo thành một thế nhà “tọa sơn” vững chắc, hay làm vững thêm Huyền vũ theo cách nói của thuật Phong thủy.

Theo khoa Huyền Không Phong thủy, chỉ những nơi có “Sơn tinh – Núi” hay “Thủy tinh – nước” đang trong thời kỳ vượng khí thì mới nên dùng non bộ để trợ lực. Ngoài ra, trong các trường hợp cụ thể thì có thể chỉ dùng Sơn hoặc chỉ dùng Thủy.

Trong điều kiện không thể sử dụng non bộ thì những bức tranh phong cảnh có hình tượng núi non là một sự thay thế hiệu quả, nếu sử dụng tranh khảm đá thì hiệu quả hơn nhiều. Tranh ảnh núi non vừa manh tính trang trí vừa biểu trưng cho sự vững chãi, ổn định và trường tồn rất thích hợp khi sử dụng cho văn phòng, công sở.

Trong thế giới tự nhiên, nước như một vật phẩm trời ban- ứng với phần Thiên, núi trỗi lên từ lòng đất- ứng với phần Địa, con người ta lại là tinh hoa của vũ trụ- ứng với phần Nhân. Thiên Địa Nhân giao hòa thì mới có được sự trường tồn vĩnh cửu. Do vậy, việc bài sơn hay bố thủy trong nhà không chỉ là một thú chơi tao nhã của tiền nhân xưa mà còn tượng trưng cho nghệ thuật Phong thủy đem lại sự hòa hợp âm dương, sự tương sinh thuận hòa giữa trời, đất và con người. Việc bài sơn vì thế cũng không nên quá tùy tiện mà nên tuân theo những nguyên tắc nhất định có từ tinh hoa Phong thủy.

Cách sử dụng màu đen trong phong thủy.

Đã từ lâu con người vẫn xem màu đen là một màu bí hiểm, thể hiện một không gian bao la và huyền bí. Là màu của vũ trụ, của màn đêm và biển sâu thăm thẳm, màu đen lúc nào cũng mang lại cảm giác mênh mông khó tả.

Trong phong thủy, đen biểu trưng cho nước (hành Thủy), sở hữu nguồn năng lượng mạnh mẽ đem lại tiền tài, danh vọng và quyền lực cho những người sử dụng chúng. Muốn phát huy tối đa nguồn năng lượng này, tốt nhất nên sử dụng màu đen ở hướng Bắc, Đông và Đông Bắc.

Do đặc tính bắt sáng mạnh nên màu đen dễ gây sự tối tăm, u buồn, thiếu sinh khí. Mặt khác còn gây cảm giác nhỏ hẹp, bức bối và ngột ngạt. Thế nhưng màu đen sẽ tôn vẻ đẹp của những màu khác khi phối màu và đem lại nhiều bất ngờ trong thiết kế hoặc nhấn mạnh những không gian đặc biệt nào đó.

Mảng trần oval nền đen họa tiết trắng như nét chấm phá độc đáo.
Mảng trần oval nền đen họa tiết trắng như nét chấm phá độc đáo.

Sự hợp lý khi sử dụng màu đen trong thiết kế nội thất

Ngày nay, bỏ qua nghĩa u ám và huyền bí, màu đen được vận dụng như một cách thức mang lại nét hiện đại, tinh tế cho không gian sống. Những bộ bàn ghế, tủ kệ, thậm chí là những mảng tường màu đen sẽ tạo nên sự chấm phá sang trọng và trang nhã cho căn phòng.

Màu đen bóng của sàn gỗ làm tăng thêm sự sang trọng cho phòng khách.
Màu đen bóng của sàn gỗ làm tăng thêm sự sang trọng cho phòng khách.

Nên sử dụng màu đen cho sảnh đón, phòng khách, phòng làm việc để thu hút những năng lượng cơ hội tiền tài và danh vọng đến cho gia chủ. Những nơi khác cần sử dụng với liều lượng tiết chế, đặc biệt là phòng trẻ con và phòng ngủ.

Màu đen cho sảnh đón, phòng khách, phòng làm việc
Màu đen cho sảnh đón, phòng khách, phòng làm việc

Đối với những nơi nhỏ hẹp, hoặc tường, trần cao không nên dùng nhiều màu đen vì sẽ tạo cảm giác bức bối, tù túng và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu đã sử dụng có thể trổ nhiều cửa sổ lấy ánh sáng trời hoặc thêm nhiều đèn tăng ánh sáng và sức sống cho căn phòng.

Chắt lọc màu đen để tạo sự trang nhã, tinh tế.
Chắt lọc màu đen để tạo sự trang nhã, tinh tế.

Hiệu ứng tương phản màu sắc sẽ tạo ra nhiều yếu tố bất ngờ khi kết hợp màu đen với những gam màu khác. Tuy nhiên ko nên kết hợp quá nhiều màu đen với màu đỏ, vàng do xung khắc và không thể hiện màu đen ở hướng Nam (hành hỏa) sẽ gây bất lợi, ảnh hưởng đến tiền đồ và tài lộc của con người.

Những điều lưu ý khi chuyển văn phòng nhà ở

Gia chủ nên suy nghĩ kỹ trước khi có những quyết định thay đổi về phong thủy nhà ở cũng như văn phòng. Bởi đôi khi, những dịch chuyển không đúng có thể làm bạn mất đi nhiều thứ giá trị.

Kinh tế khủng hoảng, bạn có thể phải chuyển đến một địa điểm mới, lý do tích cực hoặc tiêu cực. Điều đó đòi hỏi bạn phải có khả năng thẩm định để vị trí mới trở nên tốt nhất có thể, do vậy, hãy lưu ý một vài điều dưới đây khi bạn có ý định thay đổi phong thủy.

Những lưu ý khi chuyển văn phòng.
Những lưu ý khi chuyển văn phòng.

1. Không nên vội vàng thay đổi hoặc đưa ra những giải pháp bạn không hiểu nguyên lý. Nếu công ty của bạn làm ăn tốt nhưng nhất thời bị ảnh hưởng về doanh thu hoặc gặp trục trặc do khủng hoảng nhưng địa hình, môi trường xung quanh chưa có sự thay đổi đáng kể thì bạn cần tìm hiểu kỹ càng trước khi can thiệp.
Đối với nhà ở cũng vậy, hãy bình tĩnh đối phó, chấp nhận sự suy giảm nhất thời để ổn định và chờ đợi cơ hội. Giải pháp tối ưu lúc này là hãy làm mới lại ngôi nhà, công ty của mình bằng việc thanh lý bớt đồ cũ, giặt lại rèm cửa, lau sạch cửa kính, làm sạch sẽ khu vực bếp, nhà vệ sinh, củng cố lại các bộ phận nòng cốt, tiết giảm những thứ rườm rà.

2. Không nên thay đổi địa điểm văn phòng làm việc của công ty để tiết kiệm chi phí nếu như mọi thứ vẫn đang tốt. Bạn có thể tiết kiệm được ít tiền thuê văn phòng nếu chuyển sang địa điểm mới, nhưng bạn cũng có thể mất đi những hợp đồng trị giá nhiều tỷ đồng vì việc đó.
3. Vì một số lý do, cây cảnh, chim thú hoặc cá cảnh nuôi trong nhà có thể bị chết hoặc mất mát nhưng bạn không nên vì thế mà từ bỏ. Gia chủ hãy cố gắng giữ trong nhà một bể cá nhỏ, đừng quan tâm đến số lượng hay màu sắc, chỉ cần giữ bể cá luôn sạch sẽ và sống khỏe là được. Nếu cá nuôi trong bể hay bị chết, hãy dọn dẹp bớt đồ đạc khác trong nhà, di chuyển bể cá lùi vào phía trong, cách xa cửa ra vào hơn, giảm bớt số lượng và trọng lượng trong bể.

4. Nếu còn sự lựa chọn khác thì bạn không nên vội chuyển nhà hoặc văn phòng làm việc đến những khu đô thị mới hoặc những tòa nhà văn phòng vừa mới xây dựng, dân cư chưa quần tụ đông đúc, đường giao thông đi lại bất tiện.

5. Khi cần phải thay đổi nhà ở, văn phòng làm việc, bạn hãy ưu tiên lựa chọn những nơi có địa hình thông thoáng, rộng rãi, dù giá có thể cao hơn những chỗ khác. Vì có thể chịu mua đắt vài triệu đồng mỗi m2 nhưng với một môi trường tốt, bạn sẽ thành đạt trong sự nghiệp hoặc đưa được những quyết định kinh doanh đúng, thu về nhiều lợi nhuận.

Những lưu ý khi chuyển văn phòng.
Những lưu ý khi chuyển văn phòng.

6. Không nên xây nhà quá cao hoặc lựa chọn căn hộ tại những nơi được coi là cao nhất, lớn nhất nhưng không gian công ích quá nhỏ so với quy mô xây dựng.

Những lưu ý khi chuyển nhà ở.
Những lưu ý khi chuyển nhà ở.

7. Nên lựa chọn những căn hộ cách xa cầu thang chung hoặc những ngôi nhà có không gian phía trước rộng rãi.

8. Trong thời khủng hoảng, đôi khi rất khó phân biệt được ai sẽ là đối tác, ai là khoản nợ xấu, vì vậy khi lựa chọn đối tác, bạn nên ưu tiên các công ty có văn phòng, không gian rộng rãi, khoáng đạt, gọn gàng hoặc thịnh vượng.

9. Nếu trước đây người ta thường e dè mỗi khi phải ở gần những nơi chùa chiền, nghĩa trang hoặc đồn công an… thì nay nên loại bỏ những điều đó, hãy yên tâm lựa chọn nếu những điều kiện về vệ sinh môi trường nơi ấy được đảm bảo.

10. Một căn hộ được cho là sang trọng, cao cấp, diện tích có thể rộng nhưng không gian trong nhà bị chia nát bởi hệ thống kết cấu kỹ thuật hoặc cách bố trí phòng ốc không thông thoáng không phải là sự lựa chọn sáng suốt.

Tóm lại, nếu không thể cải tạo được môi trường sống và làm việc của mình trong thời khủng hoảng thì tốt nhất hãy cố gắng tự thay đổi bản thân trước, đó là tư duy đơn giản, sống và làm việc có mục đích rõ ràng, giảm bớt tham vọng, trang phục gọn gàng, xác lập kỷ luật bản thân tốt. Hoạt động, bài trí phù hợp với vận động của “âm – dương” trong giai đoạn mới sẽ giúp bạn từng bước thay đổi cuộc sống.

Trồng cây xanh để tránh mọi bệnh tật

Môi trường không khí tốt giúp cả nhà khỏe mạnh. Bước vào một ngôi nhà, bạn có thể cảm nhận được “cái hồn” khi nơi ấy tràn ngập hạnh phúc, tươi vui. Phong thủy giúp bạn làm được điều ấy.

Một ngôi nhà phong thủy tốt đồng nghĩa với việc nơi ấy có môi trường không khí lý tưởng. Cùng với màu sắc, âm nhạc, ánh sáng, nước, cây cối là món không thể thiếu trong “menu” để tạo bầu không khí khỏe mạnh và sinh động trong tổ ấm của bạn. Còn chờ gì nữa, bạn bắt tay gieo mầm xanh trong nhà để tạo không gian phong thủy tích cực, mang lại niềm vui cho mọi thành viên.

Cây xanh tốt cho sức khỏe.....
Cây xanh tốt cho sức khỏe.

Lưu ý khi đặt cây xanh trong không gian sống

Trong ngũ hành có 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, nhưng chỉ duy nhất Mộc có yếu tố bao hàm sự sống.

Mộc là cây xanh, biểu tượng cho sự sinh sôi, tươi tốt. Cây xanh mang sinh khí, thúc đẩy mọi vật xung quanh phát triển theo hướng tích cực. Có cây cối trong môi trường sống, năng lượng âm dương sẽ được cân bằng. Sự kết hợp giữa ánh nắng, bóng râm, nước và các chất dinh dưỡng sẽ điều hòa, cân đối. Bạn đừng quên chú ý kết hợp vị trí đặt cây, hình dạng và màu sắc của cây.

Cây xanh tốt cho sức khỏe.
Cây xanh tốt cho sức khỏe.

Cây xanh trong nhà nên đặt ở phía Đông, Đông Nam của ngôi nhà hay văn phòng. Ở vị trí này, cây sẽ giúp nghề nghiệp của bạn thăng tiến, tăng tuổi thọ người trong nhà. Riêng phía Nam, nếu có chút màu xanh của cây cối, tiếng thơm của bạn sẽ vang xa. Tránh đặt cây phía Bắc của ngôi nhà.

Bạn cũng có thể dùng cây xanh để hóa giải nhược điểm của công trình kiến trúc. Chẳng hạn như ở những góc nhô ra, nơi có cột gây ảnh hưởng xấu, bạn có thể đặt cây lớn để làm chệch hướng các dòng sát khí hoặc hướng mũi tên độc tạo ra bởi những chỗ lồi lõm này.

Cây xanh tốt cho sức khỏe.
Cây xanh tốt cho sức khỏe.

Không bao giờ bày cây xanh trong phòng ngủ. Ban đêm, cây thải khí carbon dioxide, rất có hại sức khỏe. Cây xanh hiện thân cho sự tăng trưởng, chuyển động liên tục, điều này không phù hợp môi trường cần sự yên tĩnh và nghỉ ngơi như phòng ngủ.

Ý nghĩa của hình dáng cây lá trong phong thủy

Hình dáng cây và lá luôn được người chơi cây cảnh quan tâm. Những cây gai như xương rồng sẽ tạo dòng năng lượng độc hại, có thể gây bệnh tật hoặc bất hạnh nếu đặt trong nhà. Ngược lại, nếu đặt ngoài ngôi nhà, chúng sẽ phát huy vai trò bảo vệ rất tốt.

Các loại cây mọng nước rất được ưa chuộng vì đó là biểu tượng cho sự cát tường. Chẳng hạn như cây ngọc bích được xem là cây tài lộc trong phong thủy. Lá ngọc bích tròn, dày, xanh mướt, phồng lên như viên đá cẩm thạch. Nên đặt cây ở góc Đông Nam trong nhà để thu hút tài lộc. Bạn cũng có thể đặt ở cửa sổ của cửa hàng để thu hút khách đến. Thường xuyên cắt tỉa và giữ cho cây cao không quá 1m.

Một số cây may mắn khác được ưa chuộng

Một loại cây hay được chọn mua khác là trúc và họ hàng trúc. Chúng giúp đem lại cho gia chủ tuổi thọ và sức khỏe tốt. Trong nghệ thuật, thơ ca, văn học, trúc xuất hiện nhiều vì có khả năng xua đuổi linh hồn độc ác. Bạn có thể trồng cụm trúc phía trái, tượng trưng cho rồng, con vật đem đến điều tốt lành cho ngôi nhà. Khóm trúc trước nhà còn thu hút dòng chảy của các luồng khí tốt. Trong nhà, bạn vẫn có thể bày trúc dưới hình thức chuông gió hoặc sáo trúc để luôn có độ bền bỉ, sức chịu đựng cao.

Cây cam cũng rất tốt trong phong thủy. Loài cây này là hình ảnh của sự giàu có nhờ cành luôn trĩu quả.

Cây cam tốt cho phong thủy
Cây cam tốt cho phong thủy

Cây quất sai quả cũng là biểu tượng cho sự may mắn và giàu có. Nếu bạn đặt các loại cây này bên ngoài hiên nhà, chúng sẽ hấp thụ tất cả dòng khí độc rất hiệu quả.

Văn hóa phương Đông thường nhắc đến bốn loại cây “tứ quân tử” gồm mai, lan, cúc, trúc. Ngoài trúc đã đề cập ở trên, cúc vàng rực rỡ với hoa tròn mang đến sự may mắn, thuận lợi. Hoa mai vàng rực thể hiện sự thuần khiết, cao sang. Hoa lan tôn lên vẻ đẹp kín đáo, nhưng rất mạnh mẽ. Bộ tứ này được các chuyên gia phong thủy luôn ưu ái sử dụng làm đẹp không gian phong thủy.

Mẫu đơn được xem là chúa tể các loài hoa, hiện thân của sự giàu sang và danh vọng. Hoa mẫu đơn đại diện cho vẻ đẹp nữ tính, đem đến may mắn cho gia đình có con gái đang kén chồng. Nếu bạn mong thu hút các mối quan hệ, hôn nhân, nên trồng mẫu đơn ở góc Tây Nam khu vườn. Bạn cũng có thể trồng dâm bụt, cây dành dành và thu hải đường để thay thế mẫu đơn.

Nếu nhà bạn có hồ tiểu cảnh nước, hoa sen là cây lý tưởng trồng trong hồ vì mang đến sự yên bình, mở ra nhiều cơ hội. Sen liên quan đến Đức Phật nên sẽ giúp bạn tăng ý thức về mặt tâm linh. Khi trồng cây, bạn nhớ cắt tỉa, tưới nước, bón phân đều đặn để cây phát triển tốt.

Ban công đẹp và nâng cao vận khí

Tài vận của gia đình bạn đôi khi lại phụ thuộc vào góc ban công nhỏ bé. Theo Phong Thủy, những điều nào nên và không nên khi bố trí ban công, hãy cùng khám phá.

Một chiếc ban công xinh xắn và được bố trí hợp với Phong Thủy không chỉ giúp cải thiện môi trường sống cho ngôi nhà mà còn giúp tránh được những điềm xấu, nâng cao vận khí cho gia chủ. Vậy theo Phong Thủy, những điều nào nên và không nên khi bố trí ban công, hãy cùng khám phá.

Ban công đẹp, nâng cao vận khí
Ban công đẹp, nâng cao vận khí

Ban công đẹp, nâng cao vận khí

1. Những điều tối kỵ nên tránh

a. Bị chắn tầm nhìn

Ban công đẹp, nâng cao vận khí
Ban công đẹp, nâng cao vận khí

Điểm đầu tiên và quan trọng nhất là ban công nhà bạn nên mở ở những góc có tầm nhìn tốt, không bị che chắn, bên cạnh đó cần phải xác định hướng của mặt trời, những điều kiện bên ngoài nhà.

b. Có đường đâm thẳng vào nhà

Ban công đẹp, nâng cao vận khí
Ban công đẹp, nâng cao vận khí

Nếu như ban công nhìn ra phía trước có con đường đâm thẳng vào nhà, giống như cọp dữ phóng thẳng tới vồ, nên tránh mở ban công theo hướng này. Điều quan trọng hơn là trên con đường ấy, xe cộ lưu thông nhiều, ồn ào, bụi bặm không ngừng đổ vào nhà từ phía ban công sẽ làm đảo lộn trường khí yên bình của ngôi nhà, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần của mọi người.

c. Mở nơi có góc nhọn

Theo quan niệm Phong Thuỷ, ban công không nên đối diện với những góc nhọn chĩa thẳng vào nhà. Góc nhọn đâm thẳng vào ban công nhà với khoảng cách càng gần hoặc càng nhọn thì càng bất lợi cho vận khí của ngôi nhà.. Ngoài ra, ban công cũng không nên đối diện thẳng với cửa chính, nhà bếp và cửa phòng ăn.

Nếu ban công nhà bạn phạm phải một số điều kiêng kỵ trong phong thuỷ như trên mà không có cách cải sửa, bạn có thể dung rèm cửa, đặt bể cá cảnh hoặc trồng giàn hoa leo… như một chiếc bình phong để che chắn, hoá giải.

Ban công đẹp, nâng cao vận khí
Ban công đẹp, nâng cao vận khí

2. Cách nâng cao vận khí bằng ban công

a. Trồng nhiều cây xanh

Trở về với thiên nhiên là xu thế giúp con người lấy lại cân bằng tuyệt với nhất trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Có rất nhiều cách để tạo nên một không gian thiên nhiên cho ban công như: dùng cây xanh kết hợp với vật liệu ốp, dùng các tiểu cảnh nhỏ theo thể loại vườn khô, hay vườn khô kết hợp cùng tiểu cảnh nước, cây xanh nhỏ…

Khi dùng cây xanh trang trí cho ban công, nên lưu ý chọn những loại cây rễ nông có thể trồng được trong chậu và chú ý đến hệ thống thoát nước.

Ban công đẹp, nâng cao vận khí
Ban công đẹp, nâng cao vận khí

b. Các loài cây nên chọn

Các loại cây chọn trồng trên ban công nên có hình dáng to, sức sống khoẻ, lá dầy và đặc biệt phải luôn xanh tốt. Một số cây điển hình có thể kể đến như: Cây vạn niên, cây kim tiền, cây thiết thụ, cây cọ trúc, cây phát tài, cây diêu tiền… Nếu ban công của gia đình có nắng chiếu trực tiếp suốt ngày, khó giữ ẩm, bạn hãy chọn những loại cây chịu hạn tốt như sương rồng, bát tiên, hoa quỳnh, cây sống đời, sứ Thái, hoa chuối cảnh, hoa giấy…

c. Không nên trồng nhiều loài cây khác nhau

Ban công không nên trồng nhiều loại cây cao thấp, dạng lá khác nhau lố nhố không đẹp. Chỉ nên trồng 1-2 loại, cắt tỉa gọn gang, không trồng cây có lá lớn, rậm rạp nơi ban công, sẽ làm che mất tầm nhìn và vẻ đẹp của ngôi nhà.

Lưu ý khi thiết kế nhà trên đất hình tam giác

Việc thiết kế theo phong thủy sẽ hạn chế điểm xấu của những mảnh đất hình tam giác. Theo các chuyên gia, các thiết kế ấy cũng không quá cầu kỳ, không gây khó khăn cho chủ nhà.

Ngoài ra, bên cạnh thiết kế nhà vuông, nhà trong các trường hợp có mảnh đất hình hình tam giác nếu xây hết đất, tức nhà vẫn là hình tam giác thì nên ưu tiên các không gian phòng khách, phòng ngủ, bếp… được vuông vức.

Thiết kế nhà trên đất hình tam giác
Thiết kế nhà trên đất hình tam giác

Những phần góc cạnh nên để làm cầu thang, phòng vệ sinh kho… Đối với những phần góc nhọn trong nhà nên vo tròn hoặc bố trí tiểu cảnh, cây cối để che chắn đi.

Tôi muốn xây nhà có dáng dấp biệt thự trên khu đất tam giác vuông cân, tổng diện tích 40 m2. Mong muốn không gian ở vuông vắn, thoáng, có khoảng xanh, đón gió đông nam cho phòng ngủ chính.

Yêu cầu:

Hướng đông tiếp giáp đường chính, hướng bắc tiếp giáp đường phụ, hướng tây và nam tiếp giáp nhà hàng xóm. Hướng đông là hướng chính tiếp cận công trình, góc vuông của tam giác là hướng đông bắc.

Tầng 1 gồm garage ôtô không thường xuyên sử dụng, khách, bếp ăn, nhà vệ sinh, cầu thang, tiểu cảnh. Tầng 2 có phòng ngủ bố mẹ, phòng làm việc, phòng ngủ con gái, khu vệ sinh lớn, tiểu cảnh. Tầng 3 gồm phòng thờ, khu giặt phơi.

Trả lời:

Phối cảnh mặt tiền công trình.

Thiết kế nhà trên đất hình tam giác
Thiết kế nhà trên đất hình tam giác

Căn nhà có hình tam giác nên việc tạo ra những không gian vuông vắn đòi hỏi phải tính toán rất chặt chẽ, tận dụng tối đa diện tích. Để giải được bài toán trên, việc đầu tiên là phải xác định vị trí đặt nút giao thông thuận tiện nhất. Giao thông tiếp cận các phòng ở phải gọn gàng và không thừa, các góc chết dành cho khu vệ sinh, hay những không gian ít sử dụng, được được xử lý tinh tế nhằm tạo ra nhiều “view” thông thoáng và tự nhiên.

Chúng tôi đưa ra phương án bếp và không gian ăn sẽ được bố trí về hướng đông nam, phòng khách chờ tiếp giáp hướng bắc. Vị trí đặt cầu thang vuông góc với cạnh huyền, thuận tiện cho việc ngăn chia không gian tầng hai và tạo được những không gian phụ trợ thoáng, đón gió tự nhiên tốt.

Mặt bằng tầng một.

Phòng khách chờ sẽ được xếp gọn tựa lưng vào mảng tường khu vệ sinh. Khi sắp xếp theo cách này, không gian sẽ linh hoạt khi sử dụng cùng một lúc đạt hai mục đích. Tầng một cũng có thể sử dụng giải pháp làm gác lửng, garage ôtô được đặt ở tầng một còn phòng khách sẽ nằm ở gác lửng. Với giải pháp này, phòng khách sang trọng hơn nhưng không gian bếp ăn chiều cao sẽ có hạn chế là không đảm bảo được tỷ lệ đẹp, trần hơi cao.
Mặt bằng tầng hai.

Tầng hai, việc đặt vị trí thang phù hợp nên việc tiếp cận không gian ở tương đối hợp lý. Phòng ngủ thông thoáng, đón gió đông nam tốt với hai ban công tiếp xúc với các mặt đường và có không gian xanh làm không gian đệm giảm thiểu được nóng bức.

Tầng 3, phòng thờ lớn, vuông vắn, trang trọng. Sân phơi rộng và phòng giặt tương đối lớn.
Mặt bằng tầng ba.

Ngoại hình ngôi nhà được sử dụng thủ pháp kiến trúc phô bày được cái riêng, bằng hình thức kết hợp mảng miếng, xử lý đặc rỗng tinh tế, tạo cho công trình bề thế, mất đi cảm giác góc cạnh của khu đất và mang dáng dấp một biệt thự mini trên mảnh đất nhỏ và nhiều góc cạnh.

Những điều cần biết về phong thủy cho nhà trên đất méo

Những ngôi nhà, miếng đất không đều cạnh, méo mó… phải có những biện pháp điều chỉnh hình thể ngôi nhà tương quan với điều kiện đất lệch sao cho có lợi về mặt sử dụng và đảm bảo cân bằng khí trong ngôi nhà.

Nếu diện tích khu đất tương đối rộng cho một ngôi nhà phố (chiều ngang trên 6m), tốt nhất là chỉ nên làm ngôi nhà về một bên và chừa một phần nhỏ làm lối đi, sân cảnh hoặc các mảng trang trí.

Ngôi nhà nên xây theo phần thẳng của đất, làm cơ sở để đơn giản và thuận tiện về kết cấu (hình 1). Phần trồi, sụt còn lại khi đó là diện tích trống có tính chất trang trí bổ sung. Như vậy, phần diện tích chính bên trong nhà luôn vuông vức ngay ngắn hai bên trái, phải (phong thủy gọi là Thanh Long và Bạch Hổ). Việc trang trí có thể dùng thêm cây xanh và đặt đèn vào các góc bị khuất (hình 2) để gia tăng sinh khí.

Những ngôi nhà, miếng đất không đều cạnh, méo mó...
Những ngôi nhà, miếng đất không đều cạnh, méo mó…

Đất hình chữ L

Với trường hợp đất chữ L mà nở hậu, bạn có thể bố trí theo cách dành khoảng trống được dùng làm sân phía trước và thông thoáng cho phòng ngủ bên trên (hình 3a). Hoặc ngôi nhà có sân giữa với hai phần trước, sau rõ rệt. Sân này cũng đóng vai trò thông thoáng và dẫn khí cho các phòng ở giữa (hình 3b). Còn trường hợp khi nhà hẹp không đủ chiều sâu, nên đặt cầu thang ngay vị trí nở hậu (hình 3c).

Nói chung, theo cách nào cũng nên xử lý vuông vức tại chỗ bị giật cấp.

Đất hình chữ L
Đất hình chữ L

Chữ L tóp hậu

Nên biến phần sau tóp hậu ấy thành không gian phụ (hình 4a), chẳng hạn như cầu thang, nhà vệ sinh, sân trời… nếu phần này không chiếm tỷ lệ lớn trong nhà. Khi gặp trường hợp (hình 4b) chữ L mà phần chính của ngôi nhà ở phía sau thì phía trước dùng làm sân cảnh, chỗ để xe trước khi vào nhà.

Mỗi mảnh đất có hình dạng khác nhau, quan trọng là sự sắp xếp, bố trí sao cho cân đối, vừa tiện ích, vừa tận dụng được các luồng khí vào nhà.

Hướng dẫn đặt két sắt đúng cách

Trong môt căn nhà, nơi tài vượng tụ nhiều nhất là ở nhà bếp. Vì đây là nơi sản sinh ra nhiều năng lượng đó là hành hỏa. Tủ tiền cũng như nhà bếp có nguồn năng lượng lớn là trung tâm tài lộc quyết định sự sống còn cho gia chủ, nên vị trí đặt két sắt sao cho phù hợp, đúng phong thủy rất quan trọng.

Có nhiều lý thuyết cho rằng nên đặt két tủ tiền ở khu vực Đông Nam thì rất tốt (vì hướng Đông Nam là đại diện cho hướng tài lộc, theo Đông tứ trạch). Ngoài ra hướng Tây cũng vậy (Đại diện cho Tây tứ trạch) và là 2 phương hướng mạnh nhất cho tài vượng.

Tuy nhiên không chỉ dùng cho phương vị đặt hướng két sắt, mà còn dùng cho phương hướng nhà ở, nhà hàng, quán ăn…

Hướng dẫn đặt két sắt đúng cách.
Hướng dẫn đặt két sắt đúng cách.

Điều đó chỉ là giả thuyết tự nhiên theo phương vị phong thủy tự nhiên mà thôi.

Nếu gia chủ thuộc về trạch Đông tứ hay Tây tứ thì có thể dùng ý tưởng đó được. Nếu xét về chiều sâu, thì nên để về hướng Sinh Khí cho từng tuổi gia chủ là tốt nhất.

Vì theo trạch mệnh của mỗi người cũng đã quyết định 1 cách rõ ràng. Không thể sai lệch được, nó là yếu tố quyết định theo Bát trạch, trạch mệnh từng con người. Nếu gia chủ nào may mắn về hướng Sinh Khí (thuộc hướng Đông Nam) thì coi như quá tuyệt vời.

Đối với nhiều gia đình và doanh nghiệp, két sắt được chú ý trong vị trí sắp đặt với quan niệm là nơi lưu giữ tiền của cả gia đình, doanh nghiệp đó.

Hướng dẫn đặt két sắt đúng cách
Hướng dẫn đặt két sắt đúng cách

Theo chuyên gia phong thủy, theo nguyên tắc phong thủy, khi đặt két tiền, chúng ta cần quan tâm đến hai điều.

Thứ nhất là phương vị tức là vị trí và thứ hai là hướng mở cửa két hay hướng nạp khí trong phong thủy.

Về phương vị, két sắt cần đặt ở nơi vượng khí hay đón được nhiều năng lượng nhất trong phòng. Thông thường đó là những vị trí chéo góc với cửa chính. Trong trường hợp có nhiều lựa chọn, chúng ta ưu tiên đặt két tại các cung Đông Nam (tài lộc) hoặc những cung tốt so với tuổi của chủ nhân.

Về hướng mở cửa két, tốt nhất nên quay về hướng tốt so với tuổi của chủ nhân. Trong trường hợp không quay được về hướng tốt thì nên ưu tiên quay ra cửa phòng, chú ý không trực tiếp đối diện với cửa phòng. Trước mặt két cần phải rộng rãi, sáng sủa không bị cản trở bởi đồ đạc trong phòng. Bên trên két không nên đặt nhiều đồ đạc lộn xộn.

Tốt nhất nên đặt một con cóc ngậm tiền (thiềm thừ) phía trên két vì theo quan niệm dân gian, đây là linh vật có tác dụng chiêu tài rất tốt.

Thiết kế sân vườn và 9 lưu ý về mặt phong thủy

Một sân vườn đẹp theo phong thủy là một nơi thanh bình, yên tĩnh và sinh thái trong lành. Có như vậy mới thu hút được tiền và cải thiện sức khỏe.

Người Trung Quốc cho rằng vị trí khu vườn, nội thất sân vườn, cây xanh, vật liệu và đồ trang trí sân vườn, nên được thiết kế dựa trên mô hình của âm và dương và dòng chảy của năng lượng, để tạo ra hiệu ứng tích cực.

Một sân vườn đẹp theo phong thủy
Một sân vườn đẹp theo phong thủy

1. Theo phong thủy, sân sau và vườn cần được bảo vệ khỏi tác động tiêu cực từ môi trường. Tốt nhất, nên có một hàng rào bao quanh, làm giảm tiếng ồn, ngăn gió mạnh và ô nhiễm không khí.

2. Thiết kế cảnh quan sân vườn cần đảm bảo tạo ra một cảm giác an toàn và thoải mái. Bạn có thể làm tường đá, hoăc hàng rào được tạo nên từ những bụi cây. Cây xanh và hoa được trang trí làm cho khu vườn thêm hấp dẫn.

Nội thất sân vườn, cây xanh, vật liệu và đồ trang trí sân vườn
Nội thất sân vườn, cây xanh, vật liệu và đồ trang trí sân vườn

3. Thiết kế sân vườn tạo không gian mở mở cho phép năng lương lưu chuyển dễ dàng, đặc biệt là khu vực phía trước của cửa ra vào.

4. Không trồng cây lớn gần cửa trước và gần nhà. Cây lớn bẫy năng lượng xấu, sẽ mang năng lượng này vào nhà. Bạn nên trồng những cây nhỏ và cây bụi, chúng mang lại vẻ đep tự nhiên và nhẹ nhàng cho khu vườn. Sân vườn trang trí đơn giản, thoáng mở sẽ tốt về mặt phong thủy.

Bạn nên trồng những cây nhỏ và cây bụi, chúng mang lại vẻ đep tự nhiên
Bạn nên trồng những cây nhỏ và cây bụi, chúng mang lại vẻ đep tự nhiên

5. Một nguyên tắc thiết kế sân vườn nữa là “núi phía sau và nước ở phía trước”. Theo phong thủy, nước thu hút năng lượng, mang tiền vào nhà của bạn, do vậy nước là một biểu tượng của sự giàu có. Một hồ bơi hay ao cá, một đài phun nước, thác nước với đá và cây là rất phù hợp cho sân vườn phía trước.

6. Ba yếu tố quan trong nhất khi thiết kế cảnh quan là: nước, đá và cây xanh. Sân vườn được làm và trang trí từ vật liệu đá như tường rào, đá lát, tiểu cảnh, …là cách đơn giản để có một khu vườn đẹp theo phong cách phương Đông. Tường rào bằng đá giúp ngăn những năng lượng tiêu cực và giúp bảo vệ ngôi nhà.

Tường rào bằng đá giúp ngăn những năng lượng tiêu cực và giúp bảo vệ ngôi nhà.
Tường rào bằng đá giúp ngăn những năng lượng tiêu cực và giúp bảo vệ ngôi nhà.

7. Phong thủy cây xanh đòi hỏi cần có sự chú ý đặc biệt. Các loại cây và hoa không những sẽ bổ sung thêm màu sắc và hương thơm cho sân vườn nhà bạn mà còn cân bằng dòng chảy năng lượng. Vì vậy, mỗi khu vực của vườn hay sân nên có nhiều màu sắc, được tạo ra từ các loai cây và hoa yêu thích của bạn. Ví dụ, có thể xen kẽ các loại hoa trắng làm điểm nhấn cho khu vườn đơn sắc màu xanh.

8. Tỷ lệ rất quan trọng trong thiết kế vườn. Cây rất cao có thể phá hủy sự cân bằng và hài hòa trong khu vườn của bạn. Trồng cây và cây bụi với một khác biệt nhỏ về chiều cao có thể tạo ra sự thú vị và dễ chịu khi thưởng ngoạn.

Cây xanh và hoa được trang trí làm cho khu vườn thêm hấp dẫn.
Cây xanh và hoa được trang trí làm cho khu vườn thêm hấp dẫn.

9. Những âm thanh của nước róc rách và tiếng chuông gió nhẹ nhàng giúp thư giãn và dễ chịu. Vì vậy, đừng quên trang trí cho sân vườn bằng những chiếc chuông gió bằng tre, và tiểu cảnh nước trong sân vườn