Tủ giày mang lại may mắn trong phong thủy

Cuộc sống hiện đại với nhu cầu thời trang ngày càng được đề cao khiến mỗi thành viên trong gia đình đều sở hữu khá nhiều đôi giày. Vì thế, chiếc tủ giày là đồ vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bạn hãy tham khảo những bí quyết sau đây để bài trí được chiếc tủ giày mang lại nhiều may mắn:

Tủ giày mang lại may mắn trong phong thủy
Tủ giày mang lại may mắn trong phong thủy

Tại Hồng Kông, Singapore…, những đất nước coi trọng vấn đề phong thủy, giày thường được đặt ở bên ngoài nhà gần cửa trước. Hầu hết gia chủ phương Đông đều thích để chân trần hay đi dép giành riêng cho khu vực trong nhà khi bước qua cửa chính. Nếu không, đừng nên tiếc tiền để sắm một tủ giày gỗ có ngăn riêng và cửa đóng gọn đặt trong nhà.

· Nên chọn tủ giầy có cánh cửa mở ra ngoài hơn là loại cửa kính kéo. Tủ giày kiểu này có thể để trong nhà, dưới gầm cầu thang. Khi đi về tháo giày đặt nghiêm ngắn rồi đóng cánh cửa lại, tạp khí sẽ không thoát ra ngoài làm ảnh hưởng đến mọi người trong gia đình.

· Chiều cao của tủ giày không nên vượt quá thắt lưng của gia chủ. Tuyệt đối tránh để giày quá cao trên nóc tủ hay ngăn tủ quá đầu người dễ gây mâu thuẫn trong gia đình. Người độc thân có thể để những đôi giày mới lên ngăn cao nhất của tủ giày nhưng tránh để chồng chất, khó sử dụng và dễ gây căng thẳng.

· Số ngăn lý tưởng cho tủ giày là 3 hoặc 5. Vì tủ giày tượng trưng cho năng lượng hành thổ nên hãy chọn vật liệu có màu vàng sẫm, nâu hoặc đen. Hãy xếp mũi giày nhọn hướng vào phía trong tránh gây căng thẳng cho các thành viên gia đình.

· Trên bề mặt tủ giày có thể để chậu cây, bình hoa trang trí vừa tạo vẻ đẹp mỹ thuật vừa mang lại may mắn về đường tình duyên và sự nghiệp.

· Tủ giày dù được thiết kế đẹp đến mấy cũng không nên đặt ở vị trí quá trung tâm. Kích thước chiều rộng của tủ vượt quá 1/3 chiều rộng (khi mở cửa tủ) hay có chiều cao vượt quá 1/3 bức tường nó tựa vào.

· Mỗi đôi giày khi đi lại ngoài đường đều mang theo tạp khí. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến người ốm bệnh và trẻ nhỏ. Vì thế khi đến bệnh viện, thăm em bé sơ sinh, cố gắng tránh để nguyên giày tiến lại gần. Đặc biệt, nếu đã vừa ghé qua những nơi tôn nghiêm, nặng nề như nhà tang lễ, tòa án, đền miếu…cần đặt lại đôi giày về phía góc trái của cửa ra vào, lau chân trên thảm rồi hãy bước vào nhà.

· Giữ cho tủ giày khô ráo với bột vôi, sáp thơm cũng như việc thường xuyên lau dọn các ngăn tủ và từng đôi giày. Nếu có đôi giày nào đã mục hỏng, nên sớm loại bỏ ra khỏi tủ giày, tránh cho nguồn năng lượng xấu lan tỏa, ảnh hưởng đến môi trường cả tủ giày.

Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy

Phong thủy học đề cao vai trò của hướng nhà, đất nhưng cũng không bỏ qua tầm quan trọng của việc lựa chọn vật liệu nội – ngoại thất.

Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy
Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy

Với sàn nhà, yêu cầu trước tiên là cần có sự ăn khớp về độ nhẵn, sự đồng bộ về gam màu (nóng hoặc lạnh), sự hài hòa về hoa văn… Điều này tạo hiệu quả trong việc liên kết không gian.

Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy
Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy

Tất nhiên, cần phân biệt không gian chính – phụ để lựa chọn kích cỡ, hoa văn, màu sắc cho phù hợp, nếu không sự đồng nhất tuyệt đối sẽ tạo trường khí trì trệ, thiếu sinh động. Cách tốt nhất là chọn cách hoàn thiện sàn nhà có dẫn dắt và chuyển tiếp tự nhiên hợp âm dương để liên kết khí trong – ngoài, trước – sau, chính – phụ.

Cùng một loại vật liệu nhưng nếu đặt gần ánh sáng bên ngoài, nơi thường xuyên qua lại (dương tính) thì sẽ sáng và chịu bào mòn nhiều hơn so với góc khuất (âm tính).

Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy
Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy

Đối với gạch ốp lát, ở không gian chính như phòng khách, phòng sinh hoạt nên dùng gạch khổ lớn, phòng ngủ dùng gạch khổ nhỏ hơn mang lại ấm áp, phòng vệ sinh dùng gạch nhám, khổ rộng tạo sự sạch sẽ. Các vị trí tiếp giáp hoặc thay đổi không gian dùng gạch viền hay đá.

Màu sắc gạch cũng cần tương quan hài hòa, tránh thay đổi đột ngột, trừ khi muốn tạo điểm nhấn. Kiểu cách lát gạch sẽ góp phần thay đổi sắc thái nội thất và cảm quan thị giác. Ví dụ như xoay chéo sẽ kéo giãn không gian, lát thẳng và vuông tăng sự trang trọng, lát điểm viền tạo sự sinh động.

 

Các điểm nhấn có thể chọn lựa tùy theo không gian và phải căn cứ vào mức độ sử dụng. Không nhất thiết dùng một loại cứng (gạch, đá) mà có thể bổ sung vật liệu mềm (thảm) để tạo điểm nhấn và tăng tính thân thiện.