Bài sơn theo phong thủy

Đối với mỗi căn nhà, “bài sơn” tức là trang trí hòn giả sơn hay xây dụng non bộ theo Phong thủy sẽ mang lại sự hòa hợp âm dương, mang lại sự tương sinh thuận hòa trong cuộc sống gia đình.

Mỗi một hành trong Phong thủy đều có tính chất và công dụng khác nhau. Trong một ngôi nhà, sự tương sinh Ngũ hành sẽ đem lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho chủ nhân của nó. Nếu Thủy tượng trưng cho tài lộc, là nơi quy nạp tiền tài danh vọng thì Sơn được coi như nơi gìn gìn giữ cái tài lộc, cái tinh anh ấy. Phong thủy có câu: “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài”.

Bài sơn cho nhà ở.
Bài sơn cho nhà ở.

Tọa sơn, hướng thủy

Phong thủy cổ truyền luôn khuyên người ta phải chọn nơi cư trú theo thế “tọa sơn hướng thủy” tức là nhìn sông, tựa núi, cho cảm giác được bao bọc, an toàn. Trong địa hình đồng bằng đô thị, những thế nhà “trước thấp sau cao” cảm giác như đang được dựa núi cũng được gọi là tọa sơn. Thế nhà này vừa có lợi cho sự đón nhận ánh sáng mặt trời và sự thông gió đồng thời khiến cho căn nhà được ôm ấp, bao bọc. Nếu nhà có bốn bề là núi theo thế “tả Thanh Long, hữu bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ” sẽ luôn được tàng phong tụ khí, rất tốt để an cư lạc nghiệp.
Tuy nhiên, tọa sơn cũng cần chọn lọc. Không phải dựa vào núi nào cũng tốt. Phía sau nhà ở mà núi có hình thế cao vút, hiểm trở, đá núi lởm chởm, cây cối thưa thớt sẽ không thích hợp để ở. Phong thủy coi đây là những khu vực “bần sơn ác thủy” tượng trưng cho khí suy bại, khô cằn. Tương tự như thế, trong điều kiện đô thị, nếu phía sau nhà là một tòa cao ốc với hình thái suy tàn chẳng hạn như tường móng tróc lở hoặc nặng nề cục mịch sẽ chưa được coi là thế nhà thuận cho sự phát triển của con người.

Sự hòa hợp của núi sông sẽ đem lại đại cát, hanh thông cho nơi tạo ra nó. Nhà Phong thủy cổ đại Quách Phác có câu: “…nước lấy núi làm mặt, lấy chim thú, cây cối làm tinh thần, núi lấy nước làm huyết mạch…”. Núi sông, cỏ cây hoa lá tạo nên một quần thể sum vầy chính là sự hưng tài, đắc lộc vậy.

Những nguyên tắc trong việc “bài sơn”

Việc bài sơn hay bố trí hòn non bộ đã rất phổ biến trong các công trình kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Chùa Trấn Quốc, đền Quan Thánh, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu đều có hòn non bộ ngoài sân. Thái Bình Lâu trong tử cấm thánh Huế nơi vua nhà Nguyễn nhà đọc sách cũng có hòn non bộ lớn. Hòn non bộ ở đây vừa tô điểm cho cảnh quan vừa như những tấm bình phong trước cửa tạo cảm giác thanh bình, thoát tục.

Bài sơn cho nhà ở.
Bài sơn cho nhà ở.

Hiện nay, non bộ ngày càng được sử dụng nhiều như một vật trang trí trong nhà. Việc sử dụng non bộ làm cho ngôi nhà của chúng ta thêm sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, dù chỉ là một hòn non bộ nhưng vẫn mang khí chất của núi. Vì vậy, nó vẫn có tính chất trấn yểm. Non bộ nếu được sử dụng đúng cách, đúng chỗ, nó sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường Phong thủy cho mỗi ngôi nhà.

Về hình thức, Phong thủy khuyên hòn non bộ không nên làm một hòn lẻ loi, không nên làm số lượng hòn chẵn như 2,4,6…Chỉ nên làm 3 hòn thành thế tam sơn như hình tượng chữ sơn của Hán tự, hoặc có thể làm 5 hòn tượng cho Ngũ phúc, 7 hòn với ý tưởng chủ về Thất hiền và tốt nhất là số lẻ. Ngoài ra nên nhớ không nên làm các hòn bằng nhau. Phải thiết kế có sự cao thấp, lớn nhỏ.

Núi nhô cao trong Phong thủy được coi là mang năng lượng âm từ lòng đất. Bởi vậy để hài hòa âm dương theo quan niệm của Phong thủy, không nên dùng các loại núi màu đen hoặc xanh xám. Như vậy sẽ mang tính thuần âm, không tốt.

Về vị trí, nguyên tắc chung là không nên đặt non bộ ở các tầng nhà trên. Nếu núi đặt ở các tầng trên thì các tầng dưới coi như bị núi đè và không thể phát triển được. Trong trường hợp nhà lớn, sân trước rộng, hòn non bộ loại nhỏ có thể đặt phía trước cửa nhà tạo thành tiền án hay còn gọi là Chu tước theo thuật Phong thủy. Hòn non bộ lớn có thể đặt phía sau nhà để tạo thành một thế nhà “tọa sơn” vững chắc, hay làm vững thêm Huyền vũ theo cách nói của thuật Phong thủy.

Theo khoa Huyền Không Phong thủy, chỉ những nơi có “Sơn tinh – Núi” hay “Thủy tinh – nước” đang trong thời kỳ vượng khí thì mới nên dùng non bộ để trợ lực. Ngoài ra, trong các trường hợp cụ thể thì có thể chỉ dùng Sơn hoặc chỉ dùng Thủy.

Trong điều kiện không thể sử dụng non bộ thì những bức tranh phong cảnh có hình tượng núi non là một sự thay thế hiệu quả, nếu sử dụng tranh khảm đá thì hiệu quả hơn nhiều. Tranh ảnh núi non vừa manh tính trang trí vừa biểu trưng cho sự vững chãi, ổn định và trường tồn rất thích hợp khi sử dụng cho văn phòng, công sở.

Trong thế giới tự nhiên, nước như một vật phẩm trời ban- ứng với phần Thiên, núi trỗi lên từ lòng đất- ứng với phần Địa, con người ta lại là tinh hoa của vũ trụ- ứng với phần Nhân. Thiên Địa Nhân giao hòa thì mới có được sự trường tồn vĩnh cửu. Do vậy, việc bài sơn hay bố thủy trong nhà không chỉ là một thú chơi tao nhã của tiền nhân xưa mà còn tượng trưng cho nghệ thuật Phong thủy đem lại sự hòa hợp âm dương, sự tương sinh thuận hòa giữa trời, đất và con người. Việc bài sơn vì thế cũng không nên quá tùy tiện mà nên tuân theo những nguyên tắc nhất định có từ tinh hoa Phong thủy.

Phong thủy cát tường, sung túc cho người mệnh Thủy

Thủy là biểu tượng của nước, là yếu tố mạnh có khả năng hóa giải mọi bất lợi trong phong thủy bởi Thủy có thể cuốn trôi Thổ, diệt Hỏa, hoại Kim. Thủy khi bình thường mang đến nguồn sống tốt tươi, là sự hài hòa, nhưng khi dữ dội lại trở thành sức mạnh hủy diệt.

Mạng Thủy gồm có các tuổi:

Bính Tý 1936 & Đinh Sửu 1937;
Giáp Thân 1944 & Ất Dậu 1945;
Nhâm Thìn 1952 & Quý Tỵ 1953;
Bính Ngọ 1966 & Đinh Mùi 1967;
Giáp Dần 1974 & Ất Mão 1975;
Nhâm Tuất 1982 & Quý Hợi 1983.

Hướng của người mệnh Thủy

Hướng chính của mệnh Thủy là hướng Bắc, mệnh Thủy thuộc Đông tứ mệnh nên những hướng thuộc Đông tứ trạch như Đông Nam, Nam cũng là hướng tốt.

Ngoài ra hướng phân chia các phòng trong nhà như phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp đều cần cát hướng, nên chọn cửa chính quay về những hướng này. Các phòng như phòng vệ sinh, chủ về sự ô uế thì chọn hướng xấu để xây dựng.

 

Ngũ hành trong phong thủy
Ngũ hành trong phong thủy

Đối với mỗi phòng, ngoài việc tìm hướng và bài trí theo mệnh gia chủ, còn có những cấm kỵ và cách để làm cho sinh khí mạnh hơn riêng biệt mà gia chủ nào cũng cần làm không phụ thuộc mệnh.

Bài trí nhà cho người mệnh Thủy vốn không khó khăn như người mệnh Mộc, Hỏa, vì Thủy bản thân mang nhiều yếu tố tốt đẹp về sức khỏe, về may mắn, về tài lộc, bạn không mất công kích hoạt thủy khí quá nhiều, nếu chẳng may bài trí nhầm thì cũng chỉ cần thêm vài yếu tố thuộc hành Thủy là có thể hóa giải.

Bài trí nhà cho người mệnh Thủy.
Bài trí nhà cho người mệnh Thủy.

Tuy nhiên, dễ mà khó vì không ai muốn tự mình tạo hung rồi phải đi hóa giải, và bài trí nhà cho người mệnh Thủy khó hơn ở điểm nếu không cẩn thận sẽ làm quá tay, đưa thủy khí trở nên quá dồi dào, át hết hỏa khí, mộc khí ở những cung thuộc hành Hỏa, hành Mộc, trôi hết may mắn, tài lộc trong nhà.

Màu sắc trang trí là yếu tố quan trọng trong ngôi nhà người mệnh Thủy

Tuân theo quy luật ngũ hành bạn có thể bài trí nhà cho người mệnh Thủy theo tương sinh, tương hợp. Nghĩa là những màu sắc thuộc hành Thủy, hành Mộc và hành Kim sẽ tốt cho người mệnh Thủy nhất.

Màu sắc chủ đạo của mệnh Thủy là các tông màu xanh, đen. Màu sắc của hành Kim là trắng, ánh kim. Không nên dùng màu nâu, vàng, đỏ thuộc hành Thổ và hành Hỏa.

Màu sắc chủ đạo của mệnh Thủy.
Màu sắc chủ đạo của mệnh Thủy.

Xanh thiên thanh ( xanh da trời) là màu tốt nhất, vì thế bạn nên sơn tường nhà, dùng rèm cửa, đồ dùng nội thất có tông màu này. Đây là tông màu rất dễ sử dụng bởi sự long lanh, nguy nga và nhẹ nhàng.

Màu xanh mang đến sự sáng khoải, thoải mái, thư giãn và tươi trẻ, tốt cho việc phát triển và mở rộng của cải.

Màu xanh thiên thanh trong phong thủy thích hợp với cung Gia Đạo và cung Tài Lộc. Yếu tố Thuỷ cũng phù hợp cho yếu tố Mộc, do đó, màu xanh thiên thanh thích hợp với các màu sơn cửa, các đồ trang trí nghệ thuật.

Màu xanh thiên thanh trong phong thủy.
Màu xanh thiên thanh trong phong thủy.

Màu xanh da trời nhẹ là sự lựa chọn tuyệt vời cho công việc học hành, đặc biệt thích hợp làm màu cho trần nhà. Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong phòng có trần sơn màu xanh da trời nhạt trẻ học tốt hơn là những trần nhà có màu trắng thông thường.

Màu xanh da trời trong phòng ngủ sẽ có một giấc ngủ yên bình và sâu hơn.

Màu xanh dương nhẹ nhàng đem lại sự năng động hoạt bát vào phòng khách.

Kết hợp màu xanh với màu trắng hoặc ánh kim (Kim) mang lại hiệu quả cao về thẩm mỹ và phong thủy vì vừa tương sinh, vừa tương hợp.

Màu xanh dương nhẹ nhàng.
Màu xanh dương nhẹ nhàng.

Các tông màu xanh khác như xanh lá cây (Mộc), xanh biển đậm bạn có thể dùng để trang trí điểm xuyết trong nhà, bởi những màu như xanh lá, xanh biển nếu dùng toàn bộ sẽ gây nhức mắt.

Màu đen cũng thuộc hành Thủy, thể hiện sự huyền bí, đại diện cho năng lượng kỳ ảo, tinh tế. Màu đen mang lại sự sâu lắng, sức mạnh và sự phân định rõ ràng ranh giới cho không gian nhà bạn, nó cũng là màu đem lại sự an toàn, bảo vệ cho gia chủ.

Màu đen cũng thuộc hành Thủy.
Màu đen cũng thuộc hành Thủy.

Sử dụng màu đen khó hơn màu xanh nhiều bởi nếu dùng quá nhiều sẽ gây cảm giác nặng nề. Hãy đưa màu này vào vật dụng và hoa văn trong nội thất. Tránh dùng màu đen ở hướng Nam ( hướng Hỏa), không dùng trong phòng trẻ nhỏ, không dùng nhiều ở phòng khách, phòng ăn. Bạn có thể dùng màu đen thông qua đồ nội thất, khung ảnh, khung kính trong nhà, sẽ rất có lợi cho sự nghiệp của bạn.

Chất liệu và hình dáng đồ vật

Bởi vì chủ nhà mệnh Thủy, nên các chất liệu kim loại, gỗ, thủy tinh rất phù hợp để sử dụng. Đồ vật nên dùng hình tròn, hình trụ, hình lượn sóng thuộc Kim, Mộc, Thủy, tránh những đồ vật hình nhọn thuộc Hỏa khắc Thủy.

Trong nhà luôn có cây xanh, treo chuông gió bằng kim loại hoặc các bước tượng bằng đồng, bằng gỗ.

Chất liệu và hình dáng đồ vật.
Chất liệu và hình dáng đồ vật.

Tất cả những đồ vật hành Thủy vẫn thường được dùng để kích hoạt Thủy khí cho các gia đình khác như phong thủy luân, gương, bể cá, trần nhà lượn sóng, vách ngăn pha lê… đều có thể bài trí ở nhà của người mệnh Thủy.

Tuy nhiên bạn cần chú ý cân bằng các yếu tốt ngũ hành trong nhà, bởi vì như đã nói ở trên, nhiều nước quá sẽ cuốn trôi mọi thứ.

Nếu bạn thắc mắc rằng nhà bạn có người mệnh Thủy, người mệnh Mộc, người mệnh Hỏa cùng chung sống thì bạn lo ngại, kích hoạt tốt cho người mệnh này, lại thành không tốt cho người mệnh kia.

Chất liệu và hình dáng đồ vật.
Chất liệu và hình dáng đồ vật.

Thực tế khi chọn hướng nhà, và cách bài trí cho một căn nhà sẽ chọn mệnh của người đàn ông trụ cột, vì thế chỉ cần xác định chủ nhà mệnh gì là đủ.

Ngoài ra với mỗi cá nhân trong ngôi nhà chung đó, ở phòng nào thì cố gắng chọn hướng phòng theo mệnh của mình, bài trí phòng riêng theo mệnh, cũng như tuân theo một số nguyên tắc phong thủy cho từng trường hợp cụ thể.

Hãy tham khảo cách kích hoạt 8 cung tốt trong nhà bởi mỗi cung thuộc một hành khác nhau, trong đó không phụ thuộc vào gia chủ mệnh gì mà có có cách kích hoạt riêng.

Cách bài trí các vật phẩm, pháp khí phong thủy đem may mắn, tài lộc cũng nên được trưng bày tùy theo mục đích, bởi những vật phẩm này vốn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngũ hành của gia chủ.

Trang trí nhà chuẩn cho người mệnh Mộc

Đại diện cho mệnh Mộc là màu xanh lá cây, màu gỗ, các chế phẩm từ gỗ, hoa cỏ và những vật trang trí hình hổ và thỏ hay mèo.
Theo quan niệm tương sinh trong ngũ hành, Thủy sinh Mộc, do đó, màu sắc có lợi nhất cho người mệnh Mộc là đen và xanh lam. Tiếp đến là các màu bản mệnh của mộc như xanh lá cây, màu gỗ, và các gam màu thuộc Hỏa như đỏ, hồng, tím.

Xanh lam là màu có lợi nhất cho người mệnh Mộc.
Xanh lam là màu có lợi nhất cho người mệnh Mộc.

Lựa chọn đen và xanh lam làm gam màu chủ đạo để trang trí nhà sẽ đem lại may mắn cho người mệnh Mộc.

Nội thất đen vừa là điểm nhấn hiện đại cho ngôi nhà, vừa tốt cho người mệnh Mộc.
Nội thất đen vừa là điểm nhấn hiện đại cho ngôi nhà, vừa tốt cho người mệnh Mộc.

Do Kim khắc Mộc, người mệnh Mộc kỵ với màu trắng, nên hạn chế sử dụng màu này để trang trí nhà.

Người mệnh Mộc sử dụng các đồ dùng có màu xanh lá cây và màu gỗ. Ngoài ra, người mệnh này cũng có thể bổ sung thêm các vật dụng màu đỏ, hồng, tím để tô điểm cho không gian nhà nhưng chỉ với số lượng vừa phải.

Màu xanh lá tươi mát và đẹp mắt.
Màu xanh lá tươi mát và đẹp mắt.

Vật liệu thuộc Mộc điển hình là gỗ. Nó có nguồn gốc tự nhiên, mang tính dương và có tác dụng làm lưu thông không khí. Để tăng cường thêm tính Mộc, người thuộc mệnh này nên dùng các loại đồ gỗ gia dụng, phổ biến nhất là cửa, giường, tủ, giá sách, gỗ lát nền nhà.

Các vật dụng làm bằng gỗ vừa đẹp, vừa sang trọng.
Các vật dụng làm bằng gỗ vừa đẹp, vừa sang trọng.

Một tủ đựng sách gỗ cũng có ý nghĩa như một vật phong thủy hữu hiệu đối với người cần bổ sung tính Mộc trong nhà.

Bạn có thể chọn cho mình một chiếc giá sách độc đáo.
Bạn có thể chọn cho mình một chiếc giá sách độc đáo.
Các chế phẩm từ mây, tre, cói cũng thuộc Mộc. Chúng có tính âm nên mang lại cảm giác mát mẻ.
Các chế phẩm từ mây, tre, cói cũng thuộc Mộc. Chúng có tính âm nên mang lại cảm giác mát mẻ.
Các loại rèm cửa, mành che bằng bông, đay cũng là những vật liệu thuộc mộc khiến ngôi nhà bạn trở nên gần gũi với thiên nhiên.
Các loại rèm cửa, mành che bằng bông, đay cũng là những vật liệu thuộc mộc khiến ngôi nhà bạn trở nên gần gũi với thiên nhiên.
Người mệnh Mộc có thể sử dụng các sản phẩm mĩ nghệ từ vải.
Người mệnh Mộc có thể sử dụng các sản phẩm mĩ nghệ từ vải.

Theo quan hệ tương khắc trong ngũ hành, người mệnh Mộc không nên sử dụng đồ kim khí, do vậy nên hạn chế sử dụng những đồ trang trí làm bằng chất liệu này.

Người mệnh Mộc nên hạn chế sử dụng các đồ trang trí bằng kim loại.
Người mệnh Mộc nên hạn chế sử dụng các đồ trang trí bằng kim loại.

Đại diện cho Mộc là hổ và thỏ hay mèo. Người mệnh thổ nên có các đồ vật trang trí hình các con vật này để thêm phần thuận lợi trong công việc, sức khỏe.

Đại diện cho Mộc là hình thỏ hoặc mèo
Đại diện cho Mộc là hình thỏ hoặc mèo

Người mệnh Mộc nên trồng 3 hoặc 8 chậu cây sau để luôn được may mắn: Vân trúc, thủy tháp hoa, cau trúc (dừa Hawai), kim tiền, cây cọ, cây gừa, vạn niên thanh.

Cây vân trúc.
Cây vân trúc.
Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh
Thủy tháp hoa.
Thủy tháp hoa.
Cây kim tiền.
Cây kim tiền.
Cây gừa.
Cây gừa.
Cây cọ.
Cây cọ.
Cây cau trúc.
Cây cau trúc.

3 và 8 là hai con số đại diện cho Mộc. Người thuộc mệnh này nên ở nhà có số tầng và số nhà có đuôi là 3 hoặc 8. Các số thuộc Thủy là 1 và 6 cũng tốt cho người mệnh Mộc, nhưng cần tránh các tránh số thuộc Kim là 4 và 9.

Lựa chón các loại đá hợp phong thủy theo ngũ hành.

Dùng trang sức bừa bãi, không theo màu sắc ngũ hành cho hợp với mệnh người đeo, sẽ đem lại những điều không may mắn cho họ. Ngược lại, nếu đeo trang sức đá có màu sắc phù hợp voiws mệnh thì sẽ đem lại sức khỏe, may mắn, hưng vượng cho người đeo.

Chọn đá hợp phong thủy.
Chọn đá hợp phong thủy.

1. Người mệnh THỦY nên đeo đá gì?

Người mệnh Thủy khi mua đá quý cần lưu ý
Tốt nhất cho người mệnh Thủy là BẠC và ĐÁ MÀU TRẮNG. Vì các màu sắc trên theo quy định của ngũ hành là thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy nên khi đeo Bạc và Đá màu Trắng, người mệnh Thủy sẽ dược Tương sinh.
Tốt thứ nhì cho người mệnh Thủy là sự Hoà hợp giữa người mệnh Thủy với màu sắc của viên đá. Đó là họ nên dùng các màu ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN như saphiare, aquamarin, tactit…
Thứ ba, người mệnh Thủy khắc được Hỏa ( Nước sẽ dập tắt được Lửa), tức là họ dùng được các màu mà họ chế ngự được như ĐỎ, HỒNG, TÍM.

Nên dùng: Người mệnh Thủy được đeo đá quý với các màu sắc như sau:

Được tương sinh: Đá trắng, vàng, bạc
Được tương hợp: Đá màu đen, màu xanh nước biển
Chế khắc được đá các màu: Đỏ, hồng, tím
Không nên dùng: Tuyệt đối không nên dùng các màu sau:

Đá vàng sậm, nâu đất
Vì đó là màu thuộc hành Thổ. Chặn được nước lớn ở sông, ở biển tràn vào, người ta phải đắp đê điều bằng đất, đá , cát. Thổ sẽ chế ngự được Thủy. Chính vì vậy, người mệnh Thủy không nên đeo đá có các màu thuộc Thổ, sẽ bất lợi cho họ.

2. Người mệnh HỎA nên đeo đá gì?

Tính chất mệnh Hỏa
Đá quý loại nào cũng tỏa ra rất nhiều năng lượng tốt cho người dùng. Nhưng tốt cho người mệnh Hỏa nhất phải là đá có màu thuộc hành Mộc, tức là xanh lá cây. Vì Gỗ khi cháy sẽ thành ngọn Lửa, nghĩa là Mộc sẽ sinh Hỏa. Chính vì vậy, đá có màu xanh lá cây là màu đá lý tương số 1 mà người mệnh Hỏa nên dùng.
Cũng như các mệnh khác, người mệnh Hỏa sẽ tốt nếu dùng đá quý có màu tương hợp, tức là cùng hành Hỏa với các màu đặc trưng của Hỏa là Đỏ, Hồng, Tím.
Còn nếu họ thích dùng đá màu trắng thì cũng được, vì mệnh của họ chế khắc được màu của viên đá, tức là Hỏa khắc được Kim. Nung kim loại chảy ra thành nước- điều đó chỉ có Lửa mới làm được mà thôi!

Nên dùng: Người mệnh Hỏa được đeo đá quý với các màu sau:

Được tương sinh khi họ dùng đá màu Xanh lá cây.
Được hòa hợp nếu họ dùng đá màu Đỏ, hồng, tím.
Chế khắc được những viên đá có màu Trắng.
Không nên dùng:

Đá màu đen, màu xanh nước biển.
Vì đó là màu của Nước( THỦY). Khi dùng họ gặp xui, vì THỦY- HỎA giao đấu, thì phần thua sẽ thuộc về họ, bởi Nước sẽ dập tắt Lửa.

Chọn đá hợp phong thủy.
Chọn đá hợp phong thủy.

3. Người mệnh MỘC nên đeo đá gì?

Để người mệnh Mộc được khỏe mạnh, may mắn, tài lộc, phát đạt, thì việc chọn mua một viên đá hợp mệnh theo màu sắc ngũ hành là điều rất quan trọng.
Nguời mệnh mộc nên đeo đá quý như sau:
Để được tương sinh: Thủy dưỡng mộc. Màu đá tốt nhất dành cho người mệnh mộc là màu nước, bao gồm: đen, xanh nước biển, xanh da trời, xanh Lam.
Để được tương hợp: Lưỡng mộc thành Lâm. Có nhiều cây là có rừng. Hòa hợp với người mệnh Mộc chính là màu Mộc, gồm: gỗ hóa thạch, xanh lá cây.
Để chế khắc được viên đá: Người mệnh Mộc chế được Thổ gồm các màu vàng sậm, nâu đất, gỗ hóa thạch. Như vậy đeo viên đá có màu Thổ, người mệnh mộc được an toàn và không phải lo lắng.

Nên dùng: Tóm lại, người mệnh Mộc được đeo đá quý có các màu sắc:

Tương sinh: đen, xanh lam, xanh da trời, xanh nước biển
Tương hợp: gỗ, xanh lá cây
Chế ngự: vàng sậm, nâu đất, các loại hóa thạch
Không nên dùng:

Tuyệt đối không nên dùng các loại đá màu của Kim như trắng và bạc.
Vì dao chặt được cây gỗ cho nên khi đeo trang sức với viên đá màu tượng trưng cho Kim sẽ không tốt cho người đeo. Ta nên tránh đá màu trắng cho người mệnh Mộc.

4. Người mệnh KIM nên đeo đá gì?

Người mệnh Kim nên đeo đá quý như sau:
Tốt nhất là được tương sinh:Kim là do thổ sinh ra. Đất sinh ra vàng bạc nên dùng các màu thuộc thổ như vàng sậm, nâu đất, gỗ hóa thạch như mắt hổ.
Tốt thứ nhì là được hòa hợp:Hợp với mệnh Kim là Kim. Đó là trắng (bạc kim), vàng tươi (vàng trang sức) và bạc.
Thứ ba mới đến sự chế khắc:Kim sẽ chế khắc được mộc. Chủ thể là người mệnh kim sẽ chế khắc được viên đá mình đeo có các gam màu xanh lá cây.

Tóm lại, người mệnh Kim được đeo đá quý có các màu sau:

Tương sinh: đá vàng sậm, nâu đất, mắt hổ
Hòa hợp: đá bạc, trắng, vàng tươi
Chế khắc: xanh lá cây
Không nên dùng:

Đá có màu thuộc hành Hỏa như đá đỏ, hồng, tím.
Vì Hỏa khắc Kim cho nên khi đeo đá có màu tượng trưng cho lửa sẽ gây bất lợi cho chủ nhân của nó.

5. Người mệnh THỔ nên đeo đá gì?

Tính chất mệnh Thổ
Khi mọi vật bị đốt cháy, sẽ thành tro, bụi, đất, cát. Vậy HỎA sẽ sinh ra THỔ. Cho nên, người mệnh Thổ hãy dùng những viên đá quý có màu của Hỏa, sẽ được tương sinh. Đó là các màu: ĐỎ, HỒNG, TÍM.
Có câu:” lưỡng Thổ thành Sơn”. Nếu họ dung đá có màu VÀNG SẬM, NÂU ĐẤT, sẽ rất tốt cho họ, vì người và đá cùng mệnh có sự tương hợp với nhau.
Đất đá chế ngự được nước. người mệnh Thổ sẽ chế ngự được viên đá có màu của hành Thủy là ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN.

Nên dùng: Người mệnh Thổ sẽ dùng được những viên đá quý có màu sắc:

Để được tương sinh: màu ĐỔ, HỒNG, TÍM (Hỏa)
Để được hòa hợp: màu NÂU ĐẤT, VÀNG SẬM.(Thổ)
Để chế khắc được: ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN (Thủy)
Không nên dùng:

Đá có màu XANH LÁ CÂY, vì đó là đá có màu cùa hành Mộc.
Cây sống trên đất, hút hết sự màu mỡ của đất, khiến đất suy kiệt. Người mệnh Thổ nếu dùng đá có màu xanh lá cây sẽ bị suy yếu về sức khỏe, khó khăn về tài chính.

Sự hài hòa thủy và mộc cây xanh trong vườn và ban công.

Người ta không còn đơn thuần cần một ngôi nhà cho tổ ấm, là “một cõi đi về nữa”, mà cuộc sống hiện đại tỷ lệ thuận với sự tăng lên về nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí. Một ngôi nhà xa chốn thị thành náo nhiệt, một không gian xanh mát – nơi nghỉ dưỡng giúp bạn như “hồi sinh” sau những bộn bề của cuộc sống là điểm tìm đến của hầu hết chúng ta.

Sự hài hòa thủy và mộc
Sự hài hòa thủy và mộc

Yếu tố mộc trong nhà vườn

Mộc được xem là yếu tố có sự sống nhất trong ngũ hành của phong thủy. Cây cỏ, thực vật là biểu trưng tích cực nhất trong sự tăng mộc khí, sở hữu dương khí bên trong và truyền cho những không gian xung quanh.

Cây xanh còn là biểu tượng của sự cân bằng âm dương trong vườn. Với những loại cây dân dã, thuần Việt như cây bưởi, ổi, xoài, vv… Trong thiết kế người ta còn chú ý chọn những loại cây được xem là vận may, ví dụ những cây mọng nước, chiếc lá tròn hay cây có màu đậm, tượng trưng cho tiền tài, giàu sang, mang lại nhiều may mắn.

Ngôi nhà thấp thoáng ẩn hiện xa xa sau những hàng cây được cắt tỉa tỉ mỉ, những luống hoa rực rỡ khiến cho ta có cảm giác chìm đắm trong thiên nhiên. Đây thực sự là một thiên đường, nguồn dưỡng khí để gia đình bạn có thể nghỉ ngơi, hòa mình vào thiên nhiên.

Yếu tố thủy trong nhà vườn

Theo quy luật ngũ hành tương sinh, Thủy sinh mộc. Để có một khu vườn xanh mướt không thể thiếu yếu tố nước. Trước nhà có một hồ nước sẽ mang lại nhiều điều tốt lành, điều hòa được bầu không khí và tạo cảm giác thư thái, dễ chịu. Trong “phong thủy” thì “phong” là gió, cũng giống như hơi thở của con người; còn “thủy” chính là nước, như những mạch máu chảy trong mỗi cơ thể. Do vậy, nó có ý nghĩa rất lớn trong mỗi ngôi nhà nói chung, và nhà vườn nói riêng.

Hồ nước trong xanh với chiếc cầu cong cong bắc qua là một kiểu trang trí nhà vườn được ưa chuộng. Hay những thác nước nhân tạo, bể bơi, dòng suối nhỏ cũng rất hay được sử dụng cho nhà vườn.

Sự hòa hợp giữa thủy và mộc.

Kiến trúc nhà vườn không đơn thuần là sự đầu tư tài chính mà còn là thể hiện tâm hồn của gia chủ. Đó là mong muốn hòa nhập với thế giới tự nhiên, tìm về chốn yên bình. Thủy và Mộc kết hợp tạo thành sự hài hòa thống nhất mang lại sự sung túc, giàu sang và thịnh vượng cho gia đình. Một hồ nước sẽ đẹp hơn nếu có những thảm cỏ bên trên và những hàng liễu lơ thơ rủ xuống. Tại đây, có thể bố trí những chiếc ghế đá hay những “mảnh trời riêng” để ngồi uống trà.

Việc bạn trồng cây, hoa không chỉ giúp ban công đẹp hơn, xanh mát hơn mà còn có tác dụng hóa giải những ảnh hưởng xấu của phong thủy tới toàn bộ ngôi nhà của bạn. Khi thiết kế ban công, không phải ai cũng có thể tìm cho nhà mình nơi đặt vị trí ban công vừa hướng ra cảnh quan đẹp vừa hợp lý với cách bố trí trong nhà. Có thể ban công nhà bạn đã được thiết kế sẵn trước khi bạn đến ở.

Và bạn có thể tự mình quan sát, nếu từ ban công nhìn ra môi trường xung quanh không tốt theo quan niệm của phong thủy, ví dụ như trước cửa có góc nhọn chỉ vào nhà, đường đâm thẳng vào nhà, hoặc nhà đối diện với miếu, bệnh viện… thì bạn có thể bài trí những cây cảnh có tác dụng hóa giải.

Cây xanh cho ban công.
Cây xanh cho ban công.

Theo phong thủy, một số loại cây cảnh có tác dụng hóa giải, bảo vệ ngôi nhà có thể kể đến đó là:

– Cây tiên nhân cầu: Tiên nhân cầu là loại cây dễ sống, không cần tưới nước liên tục. Thân cây nhân cầu to và dài, xung quanh đầy gai, bài trí những cây này có thể hóa giải hình sát của bên ngoài.

– Cây xương rồng: Hình dáng của cây xương rồng rất đặc biệt, cây thân phát triển hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài.

– Cây ngọc kỳ lân: Cây ngọc kỳ lân phát triển theo hướng ngang, vững vàng, khỏe mạnh, có tác dụng trấn giữ ngôi nhà.

– Cây hoa hồng: Hoa hồng là loại cây rất đẹp, có hương sắc để trang trí cho ban công. Khi trồng ở ban công nên chọn loại hoa hồng thân gai có tác dụng hóa giải, thích hợp với những nhà có nhiều phụ nữ.

– Cây đỗ quyên: Loại cây này cũng dễ sống, hoa lá nhiều và có gai. Đỗ quyên không chỉ có tác dụng hóa giải những hình khí xấu nơi ban công mà còn có tác dụng mang đến nhiều vận may cho gia chủ.

– Cây huyết long: Loại cây có lá bé, dài màu xanh thẫm, ở giữa lá có đốm vàng. Huyết long cũng là loại cây dễ chăm sóc và có sức sống mạnh mẽ. Đây cũng là loại cây có thể ngăn chặn những khí xấu xâm nhập vào nhà.

Đối với những ngôi nhà ở tầng 1, không có ban công mà chỉ có vườn hoa thì cũng có thể trồng những loại cây kể trên đều có tác dụng hóa giải hiệu quả.