Chọn đèn có cần theo phong thuỷ?

Về cơ bản, việc chọn đèn vừa phục vụ nhu cầu sử dụng, trang trí lại hàm chứa nhiều yếu tố phong thuỷ như kích hoạt năng lượng, trấn trạch… mang đến không gian các yếu tố hỗ trợ trong tâm lý.

Tôi có đọc một số sách phong thuỷ kiểu hiện đại, thấy họ hay dùng giải pháp chiếu sáng, treo đèn như một cách để điều chỉnh các chuyện tốt xấu trong nhà. Điều này có vẻ khác với các tư liệu phong thuỷ truyền thống, chỉ chú trọng tuổi tác, phương hướng hay bếp núc… Đây mới thực sự quan trọng hơn là dùng đèn. Vậy thực chất nên làm thế nào, việc chọn đèn có nhất thiết phải theo phong thuỷ hay không, nhờ quý báo giải đáp giúp.

Chọn đèn có cần theo phong thuỷ
Chọn đèn có cần theo phong thuỷ

Việc tài liệu phong thuỷ xưa ít đề cập đến hệ thống chiếu sáng như phong thuỷ hiện đại thì cũng dễ hiểu, bởi tiến bộ kỹ thuật ngày nay mở ra nhiều khả năng chọn lựa chiếu sáng phong phú hơn thời chỉ có thắp nến hay đèn dầu leo lét. Nhưng dù là xưa hay nay thì chọn đèn cũng có những nguyên tắc cơ bản sau:

1. Chọn theo hướng giao tiếp

Tuỳ theo đối nội hay đối ngoại mà sử dụng đèn tương ứng. Ví dụ sảnh đón khách hướng trước nhà thì tính dương cao, cần chọn những loại đèn rực rỡ hơn là sảnh phụ, lối đi phía sau nhà. Hoặc hệ thống đèn phòng khách cần nhiều tầng bậc khác nhau, có thể thêm đèn chùm để gia tăng tính nổi bật khi tập trung đông người. Trong khi phòng sinh hoạt nội bộ thì ít đèn hơn, kiểu đèn tĩnh tại hơn, ánh sáng phân tán và dịu nhẹ hơn.

2. Chọn theo hướng phương vị

Phương vị là hướng tính toán để bố trí đèn so với chủ thể xem xét. Ví dụ trong phòng ngủ thì vị trí nằm trên giường là chủ thể chính, các vùng chung quanh trái – phải – trước – sau, trên đầu dưới chân là các phương vị tương ứng với đặc thù gia chủ và nhu cầu sử dụng.

Phương vị của một căn phòng là yếu tố quan trọng để lựa chọn loại đèn chiếu sáng hoặc trang trí phù hợp.

Từ phương vị so với chủ thể xem xét sẽ đi đến quyết định loại đèn và kiểu chiếu sáng, cụ thể là vùng hai bên trái phải sẽ dùng đèn bàn điều chỉnh cường độ sáng, hoặc đèn treo thả xuống ra sao.

Vùng tường trên đầu giường chỉ dùng đèn hắt nhẹ nhàng, tránh dùng đèn rọi gay gắt, còn các vùng xa giường có thể dùng đèn đứng hay đèn áp tường để tạo điểm kích hoạt khí, tóm lại là không thể “rải đèn” tràn lan, đều đặn mà không chú ý đến phương vị xoay quanh sinh hoạt của chủ thể.

3. Chọn theo bối cảnh sử dụng

Khác với đèn chiếu sáng cơ bản, đèn trang trí thường được mua sau khi đã hoàn thành xây dựng để gia chủ có thể phối hợp với các thành phần trang trí khác như tranh ảnh, rèm cửa, bàn ghế…

Không nên chọn loại đèn quá cầu kỳ, nhiều góc cạnh là điểm xung sát không tốt. Ánh sáng đèn điều chỉnh cân bằng, không gây chói mắt khi bước vào phòng.

Nếu ngôi nhà không phải là lâu đài cung điện, cần tránh những loại đèn quá cầu kỳ, nhiều góc cạnh hay mũi nhọn, vừa dễ bám bụi vừa là điểm xung sát không tốt. Khi bước vào một căn phòng đầy đủ ánh sáng mà không ngọn đèn nào chói mắt gây khó chịu thì có nghĩa là ánh sáng phòng đó đã được kiểm soát vừa phải.

4. Chọn đèn theo ngũ hành

Ánh sáng theo các sắc của ngũ hành cũng cần tương sinh hài hoà với không gian và gia chủ, ví dụ phòng ngủ vốn thuộc mộc nên dùng ánh sáng vàng nhẹ (thổ ) có thể điểm thêm ánh xanh (thuỷ), phòng làm việc nên lấy ánh sáng trắng (kim) làm chủ đạo, có bổ sung ánh sáng vàng (thổ) để tương sinh.

Gia chủ mạng hoả sẽ hợp hơn với ánh sáng xanh lá cây, vàng và cam, với kiểu đèn có nhiều góc nhọn, hình chóp hoặc hình ống. Trong khi người mạng thuỷ theo nguyên tắc ngũ hành sẽ thiên về ánh sáng trắng và xanh biển, kiểu đèn có uốn lượn mềm mại hoặc đèn tròn trịa (kim sinh thuỷ). Dĩ nhiên không thể áp đặt nếu gia chủ không thích, nhưng thông thường các nguyên tắc ngũ hành khá phong phú và không ít thì nhiều sẽ tương hợp với đặc tính gia chủ và không gian cụ thể.

Tóm lại, chọn đèn về cơ bản là chọn những thiết bị vừa trang trí vừa phục vụ nhu cầu sử dụng, lại hàm chứa nhiều yếu tố phong thuỷ như kích hoạt năng lượng, trấn trạch… mang đến không gian các yếu tố hỗ trợ trong tâm lý. Phong thuỷ có câu “hình nào thì khí ấy, khí nào thì lý ấy” chính là triết lý chọn lựa biết cân nhắc giữa các nhu cầu và ham muốn, không để hình bên ngoài át khí bên trong, không để sự rực rỡ thu hút của kiểu dáng làm quên đi vai trò tăng cát giảm hung của đèn.

Thanh bình, thoải mái và đón nhận vận may nhờ phong thủy

Ngoài ra, đồ nội thất cũng nên hài hòa với không gian, tránh sử dụng quá nhiều màu sắc tương phản trong nhà khiến người ở có tâm lý bất an.

Thanh bình, thoải mái và đón nhận vận may nhờ phong thủy

Nội thất phong thủy.
Nội thất phong thủy.

Nếu biết cách décor nhà theo phong thủy, bạn có thể điều chỉnh không gian sống để tận hưởng cảm giác thanh bình, thoải mái và đón nhận vận may. Nguyên tắc chung là hướng đến các mối quan hệ tương sinh và tuyệt đối tránh tương khắc.

Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ – tiểu vũ trụ tương hòa, cho nên màu sắc, kích cỡ của đồ nội thất cần hài hòa với tổng thể ngôi nhà.

Mệnh Hỏa

Tuy màu đỏ tượng trưng cho Hỏa, nhưng sẽ thật sai lầm nếu bạn lạm dụng màu nóng này từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài ngôi nhà. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng màu có tông nhạt hơn như màu hồng, hồng tím… khi chọn đồ nội thất, rèm cửa. Gia chủ mệnh Hỏa phù hợp với cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, cam hay cổng có mái ngói nhọn.

Mệnh Mộc

Màu xanh lá cây tượng trưng cho mệnh Mộc. Ngoài ra, những món đồ nội thất màu xanh lá cây giúp bạn cân bằng trạng thái tinh thần. Nhiều người cho rằng màu xanh lá cây giúp gia chủ có ý thức rèn luyện sức khỏe. Gia chủ mệnh Mộc nên chọn cổng nhà làm bằng gỗ hoặc sắt có họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây.

Mệnh Thủy

Màu vàng tượng trưng cho Thổ. Đây cũng là lựa chọn tuyệt vời cho phòng của trẻ nhỏ cũng như không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Tuy vậy, gia chủ cần lưu ý những màu kị với cung mệnh của mình: xanh lá cây, nâu thuộc mệnh Mộc có yếu tố khắc mệnh Thổ. Vật liệu trang trí phù hợp là thạch cao, đất nung, đồ gốm, gạch, đá vôi, đồ sành sứ, bình đất. Cổng nhà cho gia chủ thuộc mệnh Thổ nên có thiết kế vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá có gam màu vàng hoặc màu đất. Hướng nhà lý tưởng là Đông Bắc và Tây Nam.

Mệnh Kim

Nếu thuộc mệnh Kim, gia chủ nên chọn trang trí nhà với màu trắng tượng trưng cho mệnh Kim hoặc sử dụng màu vàng nhạt, xám và tránh màu đỏ, hồng vì Thổ sinh Kim, còn Hỏa khắc Kim. Để cuộc sống yên ấm, làm ăn thuận lợi, cổng nhà của người mệnh này nên có hình dáng cong tròn và màu xám.

Mệnh Thủy

Bài trí nhà cho người mệnh Thủy dễ hơn mệnh Mộc, Hỏa, vì Thủy mang nhiều yếu tố tốt đẹp về sức khỏe, may mắn và tài lộc. Tuy vậy, nếu làm quá tay, thủy khí sẽ át hết hỏa khí, mộc khí, làm trôi hết may mắn, tài lộc trong nhà. Ngoài màu xanh dương tương ứng, những người mệnh Thủy còn thích hợp với những màu tối như tím, xám… Cổng cho gia chủ mệnh Thủy nên có màu xanh biển hoặc đen, kết hợp hoa văn uốn lượn mềm mại.

Một số nguyên tắc khác

Nếu hướng nhà Đông Nam, bạn có thể sơn tường màu xanh lục nhạt; Tây Nam là vàng, nâu nhạt; Tây Bắc là trắng, bạc. Ngoài ra, đồ nội thất cũng nên hài hòa với không gian, tránh sử dụng quá nhiều màu sắc tương phản trong nhà khiến người ở có tâm lý bất an. Vị trí cổng mở, nếu nhìn từ bên trong nhà ra ngoài nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối trực xung với cửa chính của nhà vì sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng. Theo nguyên lý phong thủy, phòng khách nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà vì đây là căn phòng tụ nhiều vượng khí nhất.

Góc phong thủy: Rèm cửa mang lại may mắn

Rèm cửa không chỉ là vật trang trí cho cửa sổ, cửa ra vào thêm sinh động hay có tác dụng tránh nắng mà nếu am hiểu phong thủy, bạn có thể tận dụng màu sắc, chất liệu và kiểu dáng để biến vật trang trí này mang lại may mắn cho mình. Hãy cùng tìm hiểu những cách bố trí rèm cửa chính và cửa sổ cho gia chủ đón nhận được nhiều vận may.

Rèm cửa mang lại may mắn
Rèm cửa mang lại may mắn

Nguyên tắc đầu tiên với rèm cửa là chọn chất liệu và màu sắc phù hợp theo mùa, theo hướng cửa và mong muốn của chủ nhân trên một phương diện may mắn đặc biệt nào đó.

Rèm cửa mang lại may mắn
Rèm cửa mang lại may mắn

Nhà tọa Tây hướng Đông chọn rèm màu vàng nhạt (vàng gao rang, vàng kim nhũ, vàng chanh), xanh lơ; kiểu rèm buông rủ tự nhiên… Nhà tọa Nam hướng Bắc nên chọn rèm đỏ tía, tím than, nâu nhạt, lá cọ nhạt để giảm thủy khí quá mạnh; kiểu rèm treo có nhiều pli. Nhà tọa Bắc hướng Nam dùng rèm màu vàng đồng, trắng sữa, vàng chanh, vàng nghệ; kiểu rèm buông theo dạng khối vuông vức. Nhà tọa Đông mặt hướng phía Tây chọn rèm xanh lục đậm, xanh dương, vàng nghệ; kiểu rèm có dạng bèo hay thắt nơ.

Vào mùa hè, nên chọn rèm cửa màu sáng, chất liệu nhẹ nhàng nhưng tránh quá buông rủ. Mùa đông nên chọn màu ấm, vải nặng, dày để mang lại sự ấm áp. Màu sắc phù hợp với rèm của mùa xuân hè là các sắc rực rỡ nhưng dịu nhẹ như xanh lá, xanh da trời. Mùa thu đông nên chọn các màu trung tính như trắng, xám hay các sắc màu cho cảm giác mộc như vàng nâu, tím, xanh thẫm.

Rèm cửa mang lại may mắn
Rèm cửa mang lại may mắn

Rèm cửa nên mở vào buổi sáng để đón ánh nắng sớm, nguồn năng lượng dương tích cực vào nhà. Ban đêm, nên kéo rèm lại để nguồn năng lượng âm không ảnh hưởng đến gia chủ. Nếu cửa sổ/cửa chính đối diện với cửa kính của một tòa nhà cũng nên để rèm thường xuyên để tránh ánh phản chiếu (ánh gương) của nhà đối diện.
Luôn giữ rèm cửa sạch sẽ để thu hút khí trong lành. Dù rèm có chất liệu hay màu sắc gì cũng cần có kết cấu linh động, dễ dàng đóng mở, buộc lên hay buông rủ. Phần khung chốt nên làm bằng vật liệu tự nhiên, được xếp ngũ hành như: gỗ, sứ, kim loại. Mành sáo bằng lá nhôm có tác dụng chặn xung khí. Tránh sử dụng vật liệu nhựa ở rèm cửa vì nhanh chóng bị biến chất theo thời gian.