“Phong thủy” dáng rồng

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng không dễ để chú rồng thép nặng 9.000 tấn “bay” trên sông Hàn hội đủ 9 yếu tố cấu thành con rồng trong truyền thuyết, đó là thân rắn, vẩy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, mắt tôm hùm, bụng của con sò, gan bàn chân của hổ, vuốt của chim ưng và mũi, bờm, đuôi của sư tử.

“Phong thủy” dáng rồng.
“Phong thủy” dáng rồng.

Cân lên đặt xuống cái… đầu rồng

Trong việc xây cầu Rồng, chính quyền và người dân TP Đà Nẵng đặc biệt coi trọng yếu tố phong thủy, nhất là dáng rồng, bởi nó là hình tượng trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Để có được dáng cầu như hiện nay, lãnh đạo TP Đà Nẵng và các cơ quan, ban ngành đã trải qua rất nhiều cuộc họp, bàn cãi hết sức gay gắt.

Phần thân rồng uốn lượn bay qua sông Hàn thơ mộng do Công ty Louis Berger (Mỹ) thiết kế. Còn đầu và đuôi rồng thì Đà Nẵng phải tổ chức riêng một cuộc thi thiết kế. Điều đáng mừng là thành phố chỉ vừa có “chỉ dụ” phát động đã có hàng chục ý tưởng ứng thí. Lọt qua nhiều vòng tuyển chọn, ý tưởng của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng được lãnh đạo thành phố chấp nhận và giao cho thiết kế.

Tổng chiều dài của đầu rồng khoảng 15m, cao khoảng 10m, diện tích chắn gió lên đến 150m2. Toàn bộ đầu rồng nặng hơn 40 tấn, chia thành 4 tổ hợp rời được cẩu lên ở độ cao khoảng 24m so với mặt nước sông Hàn. Đầu rồng được lắp ghép vào 5 ống vòm của thân rồng và giằng chéo bằng các hệ liên kết để đảm bảo độ ổn định. Nếu tính cả khối lượng của hệ liên kết thì tổng trọng lượng của đầu rồng lên đến hơn 60 tấn. Nhà máy gia công cơ khí 121 (thuộc Cienco1) là đơn vị sản xuất đầu và đuôi rồng bằng vật liệu thép theo tiêu chuẩn ASTM 709 của Mỹ (là tiêu chuẩn dành cho thép làm cầu, đảm bảo chống ăn mòn, han rỉ…).

Dù được “chọn mặt để gửi rồng”, nhưng con đường để đi đến “đích” vẫn rất gian nan đối với nhà điêu khắc này. Thoạt đầu, ông Hạng đưa ra phương án cho đầu rồng uốn ngược lại và vươn lên cao. Nhưng phương án này bị gạt ngay với lý do rồng phải bay thẳng chứ “ngoái lui” thì chẳng tốt đẹp gì.

Không nản chí, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đề xuất phương án để cho rồng có… đôi, bằng cách thiết kế thành hai con rồng. Một con hướng đầu ra biển ngụ ý vươn ra năm châu bốn biển, một con hướng đầu lên núi chào mời khách thập phương. Riêng phần đuôi cặp rồng châu vào giữa được cuộn lại thành hình hoa sen… Ý tưởng khá tạo bạo. Tuy nhiên, phương án này cũng không được lãnh đạo Thành phố chấp thuận vì dễ bị “suy diễn” là mất đoàn kết do hai đầu rồng quay về hai phía.

Cũng liên quan đến phương án cặp rồng, ông Hạng còn đề xuất cho hai rồng châu đầu vào giữa theo kiểu “song long chầu nguyệt”. Và cũng rất nhanh chóng bị Đà Nẵng bác bỏ vì bị cho là rồng “đối đầu”. Ngoài ra, nếu làm thành hai con rồng thì sẽ không thể trở thành “con rồng thép dài nhất thế giới” đã đăng ký kỷ lục Guinnes. Rồi cuối cùng, sau nhiều lần cân lên, đặt xuống, phương án tối ưu được chọn là đặt đầu rồng ở đầu cầu phía Đông vươn ra biển lớn.

Cứ tiếp thu để nghiên cứu tiếp

“Phong thủy” dáng rồng.
“Phong thủy” dáng rồng.

Suốt hai tháng ròng sau khi phương án đầu rồng được quyết, ông Hạng vẫn phải tiếp tục “bôn ba” đến nhiều bảo tàng trong cả nước để thu thập và nghiên cứu các mẫu đầu rồng. Và ông đã chọn được cho mình mẫu rồng ưng ý của thời Lý. Ông Hạng nói, rồng đời Lý có rất nhiều điểm khác biệt. Đầu rồng đời Lý không có sừng, thường ngẩng lên cao, miệng há to, mép trên không có mũi… Mẫu rồng này rất phù hợp với kiến trúc cầu Rồng bởi nó có phong thái rất mạnh mẽ, vừa thể hiện được vóc dáng của đất nước đang vươn mình trong thế kỷ 21, vừa giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Tiền bạc cùng với chất xám đầu tư cho cầu Rồng không nhỏ nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hài lòng. Nhìn một cách tổng thể, con rồng vẫn chưa hội đủ 9 yếu tố: Thân rắn, vẩy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, mắt tôm hùm, bụng của con sò, gan bàn chân của hổ, vuốt của chim ưng và mũi, bờm, đuôi của sư tử. Nhiều ý kiến chê đầu rồng thấp, trông như rồng… đuối sức.

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng giải thích bản thân ông muốn thể hiện đẹp hơn, nhưng phải tuân thủ quy định về trọng lượng, bố cục, định vị, chất liệu… Nếu đưa đầu rồng vươn cao hơn thì khả năng chịu tải của vòm thép không đảm bảo và sẽ mất an toàn. Nhiều kỹ sư có chuyên môn cao cũng đồng tình với cách lý giải của ông Hạng. Song, lại có ý kiến phản biện từ kỹ sư lão thành Hoàng Hữu Hà. Ông Hà cho rằng, hoàn toàn có thể đưa đầu rồng lên vị trí cao hơn để thể hiện dáng vẻ oai phong bay ra biển lớn. Cách làm đơn giản, không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu công trình. Đó là cưa chỗ khớp nối giữa đầu và cổ rồng, sau đó nối thêm khoảng 2m ống thép và gắn lại. Về kỹ thuật, khi nối các ống thép phải trùng nhau 10cm và gắn chặt lại để đảm bảo an toàn.

Xung quanh việc “tranh cãi” này, ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, người đã đổ nhiều tâm sức cho công trình cầu Rồng phát biểu thẳng thắn trong một buổi họp, ông cũng nghe nhiều ý kiến đánh giá cầu rồng nhìn ốm, đầu không cao, rồng không có chân. Ông Thanh nói: “Chúng ta đã có ai thấy con rồng thật đâu? Tôi nhìn con rồng trên cầu cũng giống con rồng chứ đâu đến nỗi giống con khác?”. Cuối cùng ông tặc lưỡi “Thôi thì cứ tiếp thu để nghiên cứu tiếp”.

Mỗi chuyện về dáng rồng của cầu Rồng đã hết sức ly kỳ và nhiều tranh cãi. Đến màu sắc của rồng cũng phải bàn lên bàn xuống. Lãnh đạo TP Đà Nẵng lý giải việc chọn màu vàng cho rồng là xuất phát từ quan niệm màu vàng là màu của rồng truyền thống Việt Nam. Nó tượng trưng cho sức mạnh, sự sung túc, thịnh vượng và phát triển. Dù vậy, không ít ý kiến lại phản biện rằng, rồng trong “tứ linh” là Thanh Long nên sơn màu xanh thì mới phù hợp, đặc biệt là với phong thủy sông nước như Đà Nẵng. Ngoài ra rồng xanh còn thể hiện sự xanh – sạch – đẹp theo đúng chiến lược xây dựng TP Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường vào năm 2020.

Thôi thì đủ các ý kiến, khen nhiều, chê cũng lắm. Nhưng một điều không ai phủ nhận, cầu Rồng là công trình chứa đựng rất nhiều tâm sức, tình cảm của lãnh đạo và nhân dân TP Đà Nẵng. Ngoài ý nghĩa nối kết giao thông hai bờ Đông – Tây sông Hàn, nó còn là một công trình nghệ thuật đẹp, hoành tráng được du khách thập phương ngưỡng mộ.

Những bí mật phong thủy về lông chim công

Nhiều nhà phong thủy cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt. Có thể lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt hơn.

Những bí mật phong thủy về lông chim công
Những bí mật phong thủy về lông chim công

Công hay khổng tước là loài chim thuộc họ trĩ, từ xưa nó đã được xem là loài chim quý và được coi trọng, mọi người rất chú ý đến bộ lông đuôi sặc sỡ của nó. Thời cổ, người ta thường nuôi công để thưởng ngoạn.

Những bí mật phong thủy về lông chim công
Những bí mật phong thủy về lông chim công

Hoa văn trên lông của chim công giống như những đồng tiền cổ nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là vàng óng vô cùng lộng lẫy. Vì vậy trước đây người ta còn dùng lông chim công làm đồ trang sức.

Lông chim công làm thành quạt được gọi là quạt lông công. Cắm lông chim công vào bình bày ở trên bàn cũng là cách trang trí nhà cửa được yêu thích.

Trước đây ở Trung Quốc, chỉ có quan ngũ phẩm trở lên mới được dùng mũ cắm lông chim công, cho nên lông chim công cũng là biểu tượng của quan chức, tiền tài, uy quyền.

Những bí mật phong thủy về lông chim công
Những bí mật phong thủy về lông chim công

Người ta cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt. Sự điều hòa lại âm dương là thật sự cần thiết để lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt hơn.

Treo tranh chim công được cho là mang lại may mắn, vượng khí
Treo tranh chim công được cho là mang lại may mắn, vượng khí

Nếu một người khách đến công ty, nhà bạn, hay cửa hàng của bạn mang theo người luồng khí xấu, nếu bạn dùng biện pháp phong thủy lộ liễu, khách biết sẽ buồn, bởi thế dùng một bức tranh chim công hay một chiếc bình cắm lông công trang trí huy hoàng là biện pháp xua đi luồng khi xấu mang lại vượng khí cho văn phòng lại đẹp về mặt thẩm mỹ.

Treo tranh chim công được cho là mang lại may mắn, vượng khí
Treo tranh chim công được cho là mang lại may mắn, vượng khí

Để một bình cắm lông công trong phòng ngủ được cho là sẽ tạo thêm sức mạnh phòng the cho phái nam, và sự gợi cảm cho phái nữ. Treo tranh đôi chim công ân ái trong nhà cũng giúp tình duyên bền vững, nồng thắm.

Để lông công trong phòng làm việc tạo ra sự uy nghi, sang trọng và phần nào đó mang lại vượng khí cho công danh sự nghiệp của gia chủ.

Những bí mật phong thủy về lông chim công | ảnh 5

Vì chim công thuộc họ trĩ, nếu bạn không có tượng phượng hoàng, gà trống, bạn có thể dùng tượng chim công hay thế, nhưng hiệu quả tất nhiên sẽ không bằng.

Nuôi cá trong nhà dẫn tới tài lộc.

Không chỉ là thú vui, nhiều người còn tin rằng nuôi cá cảnh trong nhà sẽ đem lại nhiều điều may mắn và sự an lành, thịnh vượng cho gia chủ nếu thuận theo phong thủy.

Cá cảnh mang lại may mắn cho gia chủ.
Cá cảnh mang lại may mắn cho gia chủ.

Tức là sắp xếp thế nào để trong nhà có nhiều ánh sáng, khí trời, màu xanh cây cối, có cả nước, lửa và làm sao để khoảng cách di chuyển thoải mái, cửa ra vào thông thoáng, mọi người dễ tiếp xúc với nhau để tránh va chạm, lan truyền bệnh tật… Những gợi ý vui vui dưới đây sẽ giúp bạnđược một bể cá cảnh phù hợp với không gian sinh hoạt chung.

Hướng tốt nhất cho một bể cá là Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Cá là tài nguyên của nước. Vì thế, đặt bể cá theo hai hướng này sẽ làm cho tài nguyên sinh sôi, nảy nở. Gia chủ nhờ vậy cũng gặp nhiều may mắn.

Cá cảnh mang lại may mắn cho gia chủ.
Cá cảnh mang lại may mắn cho gia chủ.

Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim như ngân long, mã giáp, ánh trăng… Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thuỷ. Nếu bạn đặt bể cá ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam… Những màu này thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình.

Nếu bạn làm kinh doanh, tốt nhất đặt bể cá ở hướng Đông Nam nên thả tám con cá màu đỏ và một con màu đen. Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, thả cá theo nguyên tắc này, bạn còn đạt được sự hài hoà âm dương (màu đen là âm, màu đỏ là dương). Ở không gian rộng như phòng khách, chúng ta nên chọn nuôi cá kích thước lớn như cá rồng, tai tượng, la hán…

Cá cảnh mang lại may mắn cho gia chủ.
Cá cảnh mang lại may mắn cho gia chủ.

Các loại cá này có dáng vẻ hùng dũng, thể hiện sự sang trọng, quyền uy. Còn không gian hẹp hơn như phòng giải trí, phòng ăn nên nuôi cá nhỏ như cá đuôi én. Ngoài ra, ở nơi cần sự yên tĩnh, bạn nên nuôi loại cá bơi chậm, thong dong như cá ông tiên. Hồ cá không nên để trong phòng ngủ hay làm mình giật mình mất giấc ngủ, chưa kể mùi nước cá, máy sủi bọt, máy bơm kêu liên tục. Do vậy không tốt.

Cá có màu đen tượng trưng cho sự an lành. Cá vàng tượng trưng cho sự may mắn. Sự kết hợp tốt nhất là hai chú cá vàng (tượng trưng cho sự may mắn và giàu năng lượng) và một chú cá đen ( tượng trưng cho sự an lành). Một chậu cá đặt ở bên trái cửa ra vào (khi từ trong phòng bạn nhìn trực diện với cửa ra vào) sẽ mang lại tài lộc.

Nên hạn chế nuôi cá nước mặn hay cá nhiệt đới. Vì rất khó để có thể tạo môi trường thuận lợi cho chúng sinh sống. Mặc dù màu sắc của chúng rất đẹp, được nhiều người ưa thích nhưng chúng lại rất khó nuôi. Nếu nuôi thì những sinh vật này cũng rất dễ chết. Nhìn từ góc độ phong thủy thì đó không phải là điềm lành. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của các nhân viên trong văn phòng.

Mang lại tài lộc khi nuôi cá Kim Long trong văn phòng.

Trong thú chơi tiêu khiển của cá rồng, Kim Long Quá Bối được xem như đứng hàng đầu trong các loại cá rồng vì màu sắc rực rỡ của chúng. Dĩ nhiên màu sắc của cá rồng luôn là lý do có nhiều ma lực quyến rủ người xem, cũng như người chơi.

Trước tiên xin được khẳng định mỗi một loại cá rồng đều có những nét đẹp riêng của chúng, nhưng vì đây là bài viết chủ đề về Kim Long Quá Bối, nên phải nói nhiều đến giống loại này. Nếu phải so sánh về cách nuôi dưỡng giữa Kim Long Quá Bối và Huyết Long, thì phương thức nuôi và chăm sóc Huyết Long đòi hỏi nhiều công sức và sự nhẫn nại hơn. Lý do là vì với Kim Long Quá Bối, giống tốt, ở kích thước 25 – 30 cm, các bạn đã có thể thích thú và trâm trồ khi quan sát chúng, vì màu sắc của Kim Long Quá Bối ở tuổi này đã phát triển và khi được kích thước 38 – 40cm thì hầu như chúng ta có thể đoán biết được đến ~90% tiềm năng của chúng. Nhưng đối với Huyết Long, thì ơ kích thước tương tự, chúng ta khó lòng mà tiên đoán, vi Huyết Long lên màu rất chậm, lắm lúc phải chờ đợi đến năm thứ 3/4 để có thể thấy được màu sắc của Huyết Long.

Nuôi cá kim long trong văn phòng làm việc sẽ mang lại nhiều may mắn, thuận lợi cho công ty. Cá kim long đã không còn xa lạ ở một số nước châu Á như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.

Họ xem loài cá này là cá Phong thủy. Vảy của nó có màu bạc và lấp lánh ánh hồng, tượng trưng cho tài lộc. Khi cá lớn có thể dài đến 90cm.

Cá kim long được xem là cá phát tài. Cho cá kim long ăn sâu nước, cá nhỏ để chúng phát triển nhanh và có nhiều vảy hồng, tượng trưng cho tài lộc đến.

Cá Kim Long mang vân may cho văn phòng.
Cá Kim Long mang vân may cho văn phòng.

Trong văn phòng của doanh nhân nên nuôi một con cá kim long. Không cần trang trí cây cỏ, sỏi cát trong bể cá. Cá kim long sẽ ăn bất cứ thứ gì mà nó thấy.

Nếu bạn nuôi cá bằng thức ăn chế biến sẵn thì hãy chọn loại tốt nhất. Khi cá không khỏe mạnh thì nó không mang lại vận may cho bạn. Bạn nên đặt bể cá ở hướng Bắc, Đông hoặc Đông Nam của văn phòng.

Tuy nhiên 3 hướng này mà ở phương vị Huyền Vũ thì đại kỵ. Nên ở phương vị Thanh Long thì mới thật sự tốt.