Phong thủy cho nhà chung cư.

Hiện nay, số lượng căn hộ chung cư ở các đô thị rất nhiều. Đối với người dân có thu nhập tương đối thì nhà chung cư là lựa chọn tốt nhất.Tuy nhiên, muốn mua được một căn hộ tốt, hợp phong thủy để gia chủ yên tâm thì không phải dễ. Ngoài việc chọn hướng từ ngoài vào trong, cách bày trí… còn nhiều yếu tố khác cần quan tâm, chú ý.

Phong thủy là mối quan tâm lớn của gia chủ trước khi tiến hành xây, mua nhà nên những thông tin liên quan đến vấn đề này cần được tìm hiểu kỹ để không gặp nhiều bất lợi cho gia đình.

Phong thủy cho nhà chung cư.
Phong thủy cho nhà chung cư.

Dưới đây là tổng hợp 3 nguyên tắc cơ bản của phong thủy áp dụng khi thiết kế căn hộ như sau:

Tách biệt giữa động và tĩnh

Đó là sự tách biệt độc lập giữa phòng khách và các phòng khác. Trong thiết kế hiện đại, phòng khách từng bước khẳng định được vai trò trung tâm trong hoạt động đời sống của gia chủ, đây là nơi tập trung, đoàn tụ, nơi diễn ra mọi hoạt động của gia đình; còn phòng ngủ là không gian cá nhân nên cần độc lập, yên tĩnh.

Hai không gian này đối lập một tĩnh một động, do đó cần tách biệt, không gây ảnh hưởng lẫn nhau. Phòng khách có thể không cần lớn nhưng cần được đặt độc lập. Cuộc sống hàng ngày có thoải mái hay không thể hiện rõ ở tính độc lập của phòng khách.

Phòng khách có thể không cần lớn nhưng cần được đặt độc lập. (Ảnh:DK)

Rạch ròi giữa nhà bếp và phòng ăn

Đối với căn hộ chung cư việc tách biệt phòng bếp và ăn ít được để ý một phần vì diện tích hạn chế, phần khác vì không gian liên thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên theo phong thủy việc sử dụng hai không gian này trên thực tế có nhiều khác biệt, do đó yêu cầu bố trí môi trường hay tạo bầu không khí cũng có nhiều điểm không giống nhau.

Một thiết kế hoàn hảo là nhà bếp, phòng ăn tách biệt về không gian, chức năng rõ rệt và không ảnh hưởng đến nhau, như vậy mọi hoạt động sẽ thoải mái hơn, đặc biệt khi nhà có thêm khách hoặc tổ chức tiệc tùng. Vì vậy, gia đình có thể sử dụng bình phong hoặc kệ lửng để ngăn chia thay vì tường cố định.

Tiết kiệm không gian sống, hạn chế tiêu hao năng lượng, tiền bạc

Khi chọn căn hộ, ngoại trừ phòng chứa đồ thì các không gian thường xuyên phải sử dụng như phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, phòng vệ sinh, phòng học phải có mặt trời chiếu sáng, có ánh sáng tự nhiên vừa tạo ra một không gian hòa hợp với thiên nhiên vừa tiết kiệm được năng lượng.

Ngoài ra các căn hộ phía Tây về mùa hè thường có ánh nắng mặt trời chiếu sáng trực tiếp, nhiệt độ của phòng tăng cao, về mùa đông, nhiệt độ phòng lại xuống thấp, do đó tường phía Tây và Bắc phải cách nhiệt tốt, chống nóng chống lạnh cho căn nhà giảm đáng kể lượng điện tiêu thụ cho việc làm mắt, hay sưởi ấm của gia chủ.

Cây xanh trong nhà giúp mang lại may mắn.

Sống gần với thiên nhiên đang là xu hướng phổ biến trong mọi lĩnh vực trang trí nội thất hiện nay. Cây xanh không chỉ giúp tâm hồn con người thư thái và muốn hòa mình cùng cây cỏ mà màu sắc tự nhiên của lá còn mang lại cảm giác nhẹ dịu nơi thị giác.

Cây xanh mang lại tài lộc
Cây xanh mang lại tài lộc

Để việc bài trí cây trong nhà đạt hiệu quả thẩm mỹ cao và có tác dụng về mặt phong thủy, bạn cần chú ý một số nguyên tắc sau:

1. Tính nhịp nhàng, hài hòa. Bạn phải chú ý sự phối hợp hài hòa giữa màu sắc, hình dáng của cây, hoa và không gian trong phòng. Điều quan trọng cần hướng tới là không gian thiên nhiên khiến con người thoải mái và tăng thêm sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

2. Tính thuận tiện

Không nên trồng các loại cây quá lạ hay quá khó tìm; cũng không nên quá để ý đến quy mô không gian.

Bạn có thể tạo cả một hoa viên bên ngoài hay sử dụng cả một hành lang hoặc một góc tường chạy ống nước, một mặt bàn, thậm chí ngay trên nắp bồn cầu cũng có thể tiến hành “công trình màu xanh” với quy mô khác nhau.

Điều quan trọng là chọn loại cây dễ sinh trưởng và tạo cảm giác thoải mái cho người thưởng ngoạn chúng.

3. Tính thưởng ngoạn

Phong thủy cây xanh trong nhà cũng đề cao yếu tố thưởng ngoạn vì nó tác động trực tiếp tới thị giác và tâm lý của bạn. Vì thế việc bài trí cây và hoa rất cần điểm xuyết sự lãng mạn, tinh tế, khéo léo.

Ví dụ với phòng ăn, bạn có thể tạo nét đẹp duyên dáng cho chiếc bàn ăn bằng gỗ đào với hoa cúc vàng tươi sáng, giản dị. Có thể phối hợp với những bình hoa bằng gốm sứ có dáng tròn, màu đậm để làm nổi bật mối liên hệ giữa hoa và không gian của căn phòng.

Với phòng khách, bài trí cây phát tài, trúc phú quý vừa tượng trưng cho sức sống dồi dào vừa tạo ra nhiều dưỡng khí cho căn phòng, rất có ích cho sức khỏe con người.

Với cây trồng, không cần phải là loại cây ra hoa bốn mùa mà điều quan trọng là cây phải xanh tươi quanh năm. Nếu cây bị khô héo, bạn cần phải thay thế ngay.

4. Bố trí có trật tự

Bố trí có trật tự chính là chỉ tất cả các khoảng không gian nên có trọng điểm thị giác. Ví dụ với phòng khách, trọng điểm của nó chính là “tài vị” – theo quan niệm truyền thống.

Tại vị trí này, bạn nên bài trí các loại cây xanh tốt, mang ý nghĩa may mắn, giúp sinh khí lan tỏa khắp căn nhà, từ đó có lợi cho tài vận của mọi thành viên trong gia đình

Đặc biệt, việc trang trí cây xanh trong nhà hay cụ thể là trong nhà bếp đối với người phương Đông cũng nên tuân theo một số nguyên tắc phong thủy sau:

Bếp hướng Nam: Bài trí những cây cảnh có nhiều lá giúp ích cho gia chủ trong việc tích lũy tiền bạc.

Bếp hướng Đông và Đông-Nam: Bài trí những loại cây có hoa màu đỏ có lợi cho sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình.

Bếp hướng Tây và Tây-Bắc: Cạnh cửa sổ phòng bếp nên bài trí những loại cây có hoa vàng như hoa thủy tiên, mai vàng, cúc vàng… Điều này không chỉ có tác dụng ngăn cản sát khí mà còn có thể thu hút vượng khí vào nhà.

Bếp hướng Đông-Băc và Tây-Nam: Bài trí các loại hoa có màu hồng giúp cho trí tuệ minh mẫn và tình cảm gắn bó trong gia đình.

Cây xanh cho nhà bếp.
Cây xanh cho nhà bếp.

Bếp hướng Bắc: Nên bài trí các loại hoa có màu trắng hay cây đậm màu xanh. Ngoài ra, cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng trong phòng bếp. Các vật dụng trong bếp như tạp dề, dép lê, khăn lau, khăn trải bàn… nên chọn màu ấm áp, giúp tăng sinh khí.

Trang tri cây xanh hoa giải sát khí.
Trang tri cây xanh hoa giải sát khí.

“Bếp xanh” đang là xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Ngoài ra, nhiều gia đình còn tận dụng cây xanh nhằm tạo nên sự hài hòa phong thủy cho căn bếp xinh.

Tác dụng của Tỳ Hưu với phong thủy.

Mỗi vật phẩm về phong thủy được vài trí trong nhà đều có những tác dụng khác nhau đối với đời sống con người. Người ta cũng thường nhắc đến Tỳ Hưu như là một vật mang đến tiền tài, danh vọng cho chủ nhân của nó, vậy Tỳ Hưu có tác dụng thế nào?

Trong các vật phẩm phong thủy ấy có  Tỳ Hưu. Theo kinh nghiệm hàng ngàn năm của các đại sư phong thủy Trung quốc, Tỳ Hưu là một loại mãnh thú hung mãnh ,nhưng lại là một loại mãnh thú mang ý nghĩa tốt lành.

Tác dụng của Tỳ Hưu
Tác dụng của Tỳ Hưu

Vật liệu tạo hình con Tỳ Hưu này rất nhiều : Làm bằng gỗ, làm bằng đá, làm bằng ngọc, làm bằng sứ, làm bằng đồng…Về hình dáng Tỳ Hưu hiện đang lưu hành từ trước đến nay, vẫn là loại Tỳ Hưu trên đầu có một cái sừng, có bờm, có một số con có hai cánh, lông đuôi có tua. Tỳ Hưu còn có tên gọi khác là Thiên Lộc.

Nếu có dịp ta đi du lịch đến Bắc Kinh, ta sẽ thấy các cửa hàng lớn đều bày bán Tỳ Hưu với đũ vóc dáng và chủng loại, từ con nhỏ xíu như ngón tay cái, đến con lớn có chiều cao trên 0,3 mét.Con Tỳ Hưu ở xứ sỡ này rất được trân trọng như một bảo vật, và được Bộ VHTT TQ cấp phép lưu hành. Về tác dụng của Tỳ Hưu trong phong thủy thì có nhiều tác dụng :

1.Về màu sắc : Tỳ Hưu màu đen thì có tác dụng chiêu tài, phát lộc. Tỳ Hưu màu trắng thì có tác dụng bảo trợ sức khỏe. Tỳ Hưu màu xanh thì có tác dụng may mắn trong công danh.

2.Ngoài các tác dụng cá biệt như trên, Tỳ Hưu còn có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí, ta đặt Tỳ Hưu đã được “khai quang” ở các hướng tốt trong nhà như : Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sanh khí”, thì Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà, vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của ta.

3.Tỳ Hưu còn có tác dụng mang lại điều tốt lành : Như nhiều tài lộc, nhất là ở các sòng bạc tại TQ ta đều thấy họ chưng Tỳ Hưu, nhưng được bảo vệ rất kỹ, vì sợ mất trộm, sẽ gây ra nhiều điều xúi quẩy cho họ. Tỳ hưu ngoài việc có tác dụng chiêu tài lộc không liêm chính như trên, Tỳ Hưu cũng còn có tác dụng chiêu tài lộc liêm chính, nên những người kinh doanh cũng đặt Tỳ Hưu ở nhà và ở công ty…

Tỳ Hưu khi đặt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính, hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương. Tất nhiên khi đặt bất cứ vật phẩm phong thủy nào, điều cần phải nhớ là: Xem ngày giờ tốt để đặt.

4.Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giãi “Ngũ hoàng đại sát”. Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong phong thũy, khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ : Mang đến những điều bất lợi cho những thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận.

Tỳ Hưu – Linh vật phong thủy.

Vật phẩm phong thủy bày trong nhà nếu không biết cách sẽ vô tình mang lại những điều không tốt cho ngôi nhà bạn. Dưới đây là lưu ý khi bày trí Tỳ Hưu.

Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy.

Tỳ hưu Trắng
Tỳ hưu Trắng

Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.

Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy. Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.

Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua.

Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”.

Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may.

Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Trung Quốc quan niệm rằng chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.

Chuyện Tỳ Hưu với Hoà Thân

Linh vật Tỳ Hưu
Linh vật Tỳ Hưu

Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường.

Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người” (Trong phim “Tể Tướng lưng gù hoặc Lưu gù (Lưu Dung)” chúng ta đã biết về nhân vật Hòa Thân). Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu với câu nói nổ tiếng “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”.

Đến khi Hòa Thân bị giết quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có.

Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua.

Các món ăn máy mắn ngày tết .

Trong thới giới phong thủy, muốn đem lại sự may mắn, chúng ta nên sử dụng các vật phẩm như: ngọc, tranh , cá,….Nhưng nấu các món ăn phong thủy cũng đem lại sự may mắn, có thể đáp ứng được nhu cầu ăn uống mà còn đem lại sự may mắn.

Lựa chon may mắn với các món ăn hợp phong thủy.
Lựa chon may mắn với các món ăn hợp phong thủy.

Chính vì vậy mà vào những dịp lễ, tết quan trọng, mỗi gia đình đều chuẩn bị rất nhiều thức ăn ngon, bày trí đẹp mắt với nhiều mong ước tốt lành.

– Phát thái (cải tóc tiên): chữ “phát” (tóc) giống cách phát âm chữ “phát” (phát đạt), ngụ ý là phát tài.

– Hào (con hàu): chữ “hào” giống cách phát âm của chữ “hảo” trong “hảo sự” (sự việc tốt đẹp). Hào cổ kết hợp với cải tóc tiên thành món ăn “phát tài hảo sự” (công việc tốt đẹp phát tài).

Hải sản .
Hải sản .

– Trư lợi (lưỡi heo): chữ “lợi” (lưỡi) giống cách phát âm của chữ ‘lợi” (lợi ích). Món này kết hợp với cải tóc tiên gọi là “phát tài đại lợi”.

– Ngư (cá): chữ “ngư” đồng âm với chữ “dư” (dư giả). Món này kết hợp với cải tóc tiên gọi là “niên niên hữu ngư” (năm nào cũng có dư).

– Nhữ trư (heo sữa): còn có tên gọi “cẩm tú hồng bào” (áo đỏ bằng gấm vóc, tức biểu tượng của giàu sang) vì lớp da ngoài của món heo sữa quay có màu đỏ.

– Sinh thái (rau sống): từ “sinh thái” giống cách phát âm của từ “sinh tài”. Món này kết hợp với hào cổ gọi là “sinh tài hảo sự”. Ngoài ra, món này còn được gọi là “phỉ thúy” vì màu sắc xanh tươi giống như ngọc phỉ thủy.

– Hạch đào: có màu cà phê, tương tự như màu hổ phách, làm món ăn gọi là “hổ phách”. Nếu phối với chả tôm viên gọi là “hổ phách hạ cầu” (chả tôm hổ phách).

Chè đậu đỏ may mắn.
Chè đậu đỏ may mắn.

– Hồng đậu sa (chè đậu đỏ): chữ “hồng” (đỏ) giống cách phát âm của chữ “hồng” (lớn) nên có tên gọi là “hồng vận đoàn viên” (cả nhà hộ tụ hội, có vận may lớn).

 

Nấu ăn mang lại may mắn.

May mắn cũng có thể nằm trong tay chúng ta, và chúng ta có thể tạo ra sự may mắn cho mình.Ngoài việc bố trí phong thủy cho nhà ở, nơi làm việc thì nấu ăn cũng có thể tao ra phong tủy và sự may mắn cho mình. Chúng ta có thể lựa chon những món ăn phù hợp với sở thích dựa trên phong thủy và thuốc vào các thuật ngũ hành như: Kim, Mộc , Thủy, Hỏa ,Thổ….

Món ăn ngon cũng là một yếu tố góp phần mang lại may mắn, vì vậy trong những dịp lễ Tết, mỗi gia đình đều chuẩn bị nhiều món ăn ngon, trang trí đẹp mắt những mong sẽ mang đến cho gia đình mình những điều tốt đẹp nhất.

Món ăn hợp phong thủy.
Món ăn hợp phong thủy.

Theo quan niệm của Đông y, mỗi bộ phận cơ thể con người đều tương ứng với một trong năm hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Khi ngũ hành cân bằng, cơ thể con người khỏe mạnh. Ngược lại, khi ngũ hành có sự mất cân bằng lớn và kéo dài sẽ tác động xấu tới tâm – sinh lý của con người và là một trong những nguồn gốc của bệnh tật.

Một trong các giải pháp hiệu quả để lấy lại sự cân bằng nói trên là sử dụng thức ăn hợp lý trên cơ sở phân chia theo tính chất ngũ hành.

Các đồ ăn thuộc hành Mộc

– Thịt: vịt, cua biển, cua hoàng đế cá, gan gà, gan lợn, chân lợn, chân gà, cánh gà, sò điệp…

– Rau củ, quả: cải thảo, bắp cải, cải bẹ, hẹ, hoa lơ xanh, cải xanh, cải chíp, rau dền, rau muống, cải xoong, ngó sen, cải cúc, rau câu, tảo biển, mộc nhĩ, đậu xanh, củ cải, kiệu, nhân sâm, mã đề, cẩu kỷ tử, táo tây, chanh, quýt, bạch quả, trám, khế, bưởi, lê, mơ, hạt dẻ, gạo nếp, khoai tây, ngô, khoai lang, sắn dây…

Các đồ ăn thuộc hành Hỏa

– Thịt: tim lợn, tiết gà, tiết lợn, chim câu non, chim sẻ, tim gà, thịt dê, rắn, cua lửa, rùa…

– Rau củ, quả: ớt, đậu đỏ, cà chua, tỏi, gừng, cà rốt, tiêu đen, tiêu đỏ, việt quất, vải, thanh long, long nhãn, sầu riêng…

Các đồ ăn thuộc hành Thủy

– Thịt: cá ướp, hải sâm, bóng cá, lòng cá, cá vân, cá phi lê, cá mực, tôm, ốc, rươi, hải sâm, ếch tuyết, sứa biển, tu hài, sườn lợn, óc lợn, lòng vịt, lòng ngan, thận lợn.

– Rau củ, quả: đậu hũ, đậu tương, mộc nhĩ đen, rong biển, đậu đen, bí đao, dưa hấu, mướp đắng, dưa vàng, đậu phụ, thuốc bắc (đông trùng thảo, các vị thuốc bổ thận), mật ong, mướp, bầu, cà tím, bí xanh…

Các đồ ăn thuộc hành Kim

Phổi lợn, ức gà, ruột gà; các thức ăn có màu trắng bạc, tính hàn.

Các đồ ăn thuộc hành Thổ

– Thịt: thịt bò, thịt dê, thịt chó, thịt cừu

– Rau củ, quả: đu đủ, hạt dẻ, lạc.

Nấu một món ăn ngọn cũng có thể giúp con người thoải mái, kết hợp với nhiều yếu tố phong thủy, mùa để biết cách tạo ra sự may mắn.

 

Lụa chọn thức ăn màu sắc hợp phong thủy.

Ngoài việc bố trí phong thủy xung quanh nhà cửa ,và cách sắp xếp các cảnh vật cho hợp phong thủy còn phải chú ý quan trọng đến sức khỏe, đó cũng là một loại hình phong thủy giúp ích cho con người.

Sách cổ có câu: “Trời nuôi người bằng ngũ khí, đất nuôi người bằng ngũ vị”, như vậy trong cách ăn uống chúng ta cũng có thể áp dụng ngũ hành để phòng bệnh.

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái được gọi là mộc, hỏa, thổ, kim và thủy. Năm trạng thái này gọi là ngũ hành. Ứng với các hành thì có các màu sắc tương ứng gồm xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.

Sách cổ có câu: “Trời nuôi người bằng ngũ khí, đất nuôi người bằng ngũ vị”, như vậy trong cách ăn uống chúng ta vẫn có thể áp dụng ngũ hành để phòng bệnh được.

Sách cổ có câu: “Trời nuôi người bằng ngũ khí, đất nuôi người bằng ngũ vị”, như vậy trong cách ăn uống chúng ta cũng có thể áp dụng ngũ hành để phòng bệnh.

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái được gọi là mộc, hỏa, thổ, kim và thủy. Năm trạng thái này gọi là ngũ hành. Ứng với các hành thì có các màu sắc tương ứng gồm xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.

Sách cổ có câu: “Trời nuôi người bằng ngũ khí, đất nuôi người bằng ngũ vị”, như vậy trong cách ăn uống chúng ta vẫn có thể áp dụng ngũ hành để phòng bệnh được.

Thực phẩm có màu vàng

Thực phẩm có màu vàng.
Thực phẩm có màu vàng.

Giúp bổ sung vitamin A, C, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhất là ở trẻ em mới lớn, giúp sáng mắt, bảo vệ võng mạc mắt. Trẻ thiếu vitamin A dễ bị cảm, sốt, viêm amiđan, cận thị, loạn thị; người trung niên dễ mắc bệnh ung thư, xơ cứng động mạch; người già thì hoa mắt, thị lực kém. Thức ăn giàu vitamin A và C như đu đủ, cà rốt, dưa hấu vàng, gấc, khoai lang, bí ngô, bắp già, bông bí, cam, quýt, hồng… Mỗi ngày thay đổi một trong các thực phẩm này với liều lượng 50-100 gam dạng tươi hoặc nấu chín.

Thực phẩm có màu trắng

– Bột lúa mạch: một trong những loại thực phẩm được xếp vào nhóm màu trắng quan trọng nhất là bột lúa mạch. Nó làm giảm cholesterol trong máu, giảm triglyceride, giúp người béo giảm cân, người tiểu đường ổn định đường huyết. Mỗi buổi 50 gam bột lúa mạch, hãm trong nước sôi chừng 5 phút rồi ăn hoặc nấu cháo. Ăn mỗi ngày còn giúp thông đại tràng, điều trị táo bón, rất tốt cho người lớn tuổi. Sử dụng các loại ngũ cốc được chế biến sẵn phối hợp với bột lúa mạch cũng có tác dụng tốt như trên.

– Các loại nấm có màu trắng như nấm bào ngư, nấm kim châm chứa nhiều vitamin, khoáng tố và các hoạt chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa quá trình hình thành và phát triển các tế bào ung thư. Nấm kim châm còn giúp tăng cường trí nhớ, hạ cholesterol trong máu, phòng chống viêm loét dạ dày và các bệnh gan mật. Phụ nữ ăn nhiều sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, giúp khí huyết lưu thông, kinh nguyệt điều hòa, tăng cường thải độc.

Ngoài các vật phẩm phong thủy cát tường như ngọc bội và tranh… trong văn hóa của người Trung Quốc, các món ăn ngon cũng góp phần mang lại may mắn. Chính vì vậy mà vào những dịp lễ, tết quan trọng, mỗi gia đình đều chuẩn bị rất nhiều thức ăn ngon, bày trí đẹp mắt với nhiều mong ước tốt lành.

Thức ăn hợp phong thủy.
Thức ăn hợp phong thủy.

– Phát thái (cải tóc tiên): chữ “phát” (tóc) giống cách phát âm chữ “phát” (phát đạt), ngụ ý là phát tài.

– Hào (con hàu): chữ “hào” giống cách phát âm của chữ “hảo” trong “hảo sự” (sự việc tốt đẹp). Hào cổ kết hợp với cải tóc tiên thành món ăn “phát tài hảo sự” (công việc tốt đẹp phát tài).

– Trư lợi (lưỡi heo): chữ “lợi” (lưỡi) giống cách phát âm của chữ ‘lợi” (lợi ích). Món này kết hợp với cải tóc tiên gọi là “phát tài đại lợi”.

– Ngư (cá): chữ “ngư” đồng âm với chữ “dư” (dư giả). Món này kết hợp với cải tóc tiên gọi là “niên niên hữu ngư” (năm nào cũng có dư).

– Nhữ trư (heo sữa): còn có tên gọi “cẩm tú hồng bào” (áo đỏ bằng gấm vóc, tức biểu tượng của giàu sang) vì lớp da ngoài của món heo sữa quay có màu đỏ.

– Sinh thái (rau sống): từ “sinh thái” giống cách phát âm của từ “sinh tài”. Món này kết hợp với hào cổ gọi là “sinh tài hảo sự”. Ngoài ra, món này còn được gọi là “phỉ thúy” vì màu sắc xanh tươi giống như ngọc phỉ thủy.

– Hạch đào: có màu cà phê, tương tự như màu hổ phách, làm món ăn gọi là “hổ phách”. Nếu phối với chả tôm viên gọi là “hổ phách hạ cầu” (chả tôm hổ phách).

– Hồng đậu sa (chè đậu đỏ): chữ “hồng” (đỏ) giống cách phát âm của chữ “hồng” (lớn) nên có tên gọi là “hồng vận đoàn viên” (cả nhà hộ tụ hội, có vận may lớn).

Những lưu ý về sự phong thủy của nhà bếp.

Bếp được xem là vị trí quan trọng trong căn nhà, vì thế việc thiết kế, bố trí bếp cần được các gia chủ cân nhắc kỹ lưỡng. Chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân có những gợi ý để gia chủ tham khảo.

Phong thủy nhà bếp.
Phong thủy nhà bếp.

Một, bếp nên có một vị trí cố định, thuận tiện cho người nấu. Các dây chuyền sử dụng như soạn rửa, gia công, chế biến nên coi trọng trước tiên, không nên chồng chéo gây hỗn loạn sự vận hành của dòng khí cũng như sự thuận lợi cho người nấu nướng.

Hai, nên thiết kế bếp phù hợp về kích thước, tỷ lệ con người. Hài hoà về tỷ lệ không những giúp người nấu nướng dễ dàng thao tác mà cũng chính là tìm được trạng thái cân bằng âm dương, ngũ hành theo phong thủy. Nhất là khi phù hợp với nhân trắc học thì trường khí giữa con người và đồ vật sẽ có sự liên hệ, điều này dễ tạo năng lượng tốt qua đó con người dễ tìm thấy sự tiện lợi khi thao tác trong khu bếp.

Ba, trước mặt của bếp cần phải thoáng rộng, sạch sẽ, yên tĩnh để dòng năng lượng tập trung cung cấp cho bếp được đều đặn, ổn định. Nên lưu ý bếp không nên đặt đối diện với cửa chính, khí lúc này xộc thẳng vào khu bếp không tốt, gió thổi trực diện gây tắt bếp, tạt lửa hoặc khiến người đứng nấu không kiểm soát được sau lưng, dễ giật mình, thiếu tập trung khi có gió sập cửa hay người đi ra vào dẫn đến việc xử lý thiếu chính xác khi nấu bếp. Nếu gặp trường hợp này nên đặt bình phong hoá giải.

Bốn, tránh đặt bếp đối diện với bồn rửa, những vật dụng chứa nước như tủ lạnh, máy giặt… hoặc khu vệ sinh dẫn đến sự xâm nhập của thủy khí và tạp khí làm triết giảm hoạt tính của bếp. Bếp cũng không nên đặt tại vị trí kẹp giữa những đồ có nước như tủ lạnh hay bồn rửa. Phong thủy gọi đây là thủy hỏa tương xung, không có lợi về tài lộc gia chủ và sức khoẻ của nữ chủ nhân trong nhà.

Năm, bếp tránh đặt ở vị trí quá sát với cửa sổ hoặc dựa lưng vào cửa sổ. Điều này vừa làm mất tập trung trong thao tác vừa không thể kiểm soát được các yếu tố tự nhiên bất ngờ. Gió tự nhiên thổi mạnh đôi khi lại làm phân tán bớt đi những dòng năng lượng tích cực.

Trong khuôn viên của ngôi nhà thì khu bếp có vị trí rất quan trọng. Theo phong thủy phòng bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà còn ảnh hướng tới sức khoẻ và tài lộc của gia chủ. Dưới đây bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy

Một gian bếp được xem là hoàn hảo là gồm 4 yếu tố sau

Căn bếp phải gọn gàng, ngăn nắp tiện cho quá trình sử dụng.

Nhà bếp phong thủy
Nhà bếp phong thủy

Căn bếp phải có tỷ lệ, kích thước phù hợp với người sử dụng nhất. Vì đây là sự tương tác giữa trường khí của người sử dụng và bản thân các đồ vật.

Dây chuyền công năng trong quá trình sử dụng. Bởi vì, dây chuyền này tạo nên sự vận hành trong bếp và quá trình tương tác giữa con người và trường khí của căn nhà.

Hướng và vị trí của khu bếp. Đây là điều cuối cùng nhưng cúng rất quan trọng để có được một phòng bếp đẹp và hợp theo bát trạch nhất.

Theo phong thủy cách tính hướng bếp là hướng mặt người tiếp cận với khu bếp là hướng bếp.

Cửa chính đâm thẳng hướng của bếp sẽ không tốt cho sức khoẻ và tài lộc của bếp. Nếu như không thể tránh được thì có thể sử dụng bình phong hoặc quầy bar sẽ tạo thành khoảng ngăn cách cho cửa chính và bếp.

Một số nhà bếp không hợp phong thuỷ

Bếp có một dầm nhà chạy ngang qua khu bếp. Do bếp là biểu tượng của người phụ nữ nên bếp sẽ ảnh hưởng đến tài lộc và người phụ nữ trong gia đình.

Cách hoá giải như phủ 1 lớp trần nhà bao lại dầm này. Một cách khác là chúng ta có thể treo các quả cầu hoá giải trường hợp xấu này.

Bếp nằm trên bể phốt cúng nên tránh.

 

Sự hài hòa thủy và mộc cây xanh trong vườn và ban công.

Người ta không còn đơn thuần cần một ngôi nhà cho tổ ấm, là “một cõi đi về nữa”, mà cuộc sống hiện đại tỷ lệ thuận với sự tăng lên về nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí. Một ngôi nhà xa chốn thị thành náo nhiệt, một không gian xanh mát – nơi nghỉ dưỡng giúp bạn như “hồi sinh” sau những bộn bề của cuộc sống là điểm tìm đến của hầu hết chúng ta.

Sự hài hòa thủy và mộc
Sự hài hòa thủy và mộc

Yếu tố mộc trong nhà vườn

Mộc được xem là yếu tố có sự sống nhất trong ngũ hành của phong thủy. Cây cỏ, thực vật là biểu trưng tích cực nhất trong sự tăng mộc khí, sở hữu dương khí bên trong và truyền cho những không gian xung quanh.

Cây xanh còn là biểu tượng của sự cân bằng âm dương trong vườn. Với những loại cây dân dã, thuần Việt như cây bưởi, ổi, xoài, vv… Trong thiết kế người ta còn chú ý chọn những loại cây được xem là vận may, ví dụ những cây mọng nước, chiếc lá tròn hay cây có màu đậm, tượng trưng cho tiền tài, giàu sang, mang lại nhiều may mắn.

Ngôi nhà thấp thoáng ẩn hiện xa xa sau những hàng cây được cắt tỉa tỉ mỉ, những luống hoa rực rỡ khiến cho ta có cảm giác chìm đắm trong thiên nhiên. Đây thực sự là một thiên đường, nguồn dưỡng khí để gia đình bạn có thể nghỉ ngơi, hòa mình vào thiên nhiên.

Yếu tố thủy trong nhà vườn

Theo quy luật ngũ hành tương sinh, Thủy sinh mộc. Để có một khu vườn xanh mướt không thể thiếu yếu tố nước. Trước nhà có một hồ nước sẽ mang lại nhiều điều tốt lành, điều hòa được bầu không khí và tạo cảm giác thư thái, dễ chịu. Trong “phong thủy” thì “phong” là gió, cũng giống như hơi thở của con người; còn “thủy” chính là nước, như những mạch máu chảy trong mỗi cơ thể. Do vậy, nó có ý nghĩa rất lớn trong mỗi ngôi nhà nói chung, và nhà vườn nói riêng.

Hồ nước trong xanh với chiếc cầu cong cong bắc qua là một kiểu trang trí nhà vườn được ưa chuộng. Hay những thác nước nhân tạo, bể bơi, dòng suối nhỏ cũng rất hay được sử dụng cho nhà vườn.

Sự hòa hợp giữa thủy và mộc.

Kiến trúc nhà vườn không đơn thuần là sự đầu tư tài chính mà còn là thể hiện tâm hồn của gia chủ. Đó là mong muốn hòa nhập với thế giới tự nhiên, tìm về chốn yên bình. Thủy và Mộc kết hợp tạo thành sự hài hòa thống nhất mang lại sự sung túc, giàu sang và thịnh vượng cho gia đình. Một hồ nước sẽ đẹp hơn nếu có những thảm cỏ bên trên và những hàng liễu lơ thơ rủ xuống. Tại đây, có thể bố trí những chiếc ghế đá hay những “mảnh trời riêng” để ngồi uống trà.

Việc bạn trồng cây, hoa không chỉ giúp ban công đẹp hơn, xanh mát hơn mà còn có tác dụng hóa giải những ảnh hưởng xấu của phong thủy tới toàn bộ ngôi nhà của bạn. Khi thiết kế ban công, không phải ai cũng có thể tìm cho nhà mình nơi đặt vị trí ban công vừa hướng ra cảnh quan đẹp vừa hợp lý với cách bố trí trong nhà. Có thể ban công nhà bạn đã được thiết kế sẵn trước khi bạn đến ở.

Và bạn có thể tự mình quan sát, nếu từ ban công nhìn ra môi trường xung quanh không tốt theo quan niệm của phong thủy, ví dụ như trước cửa có góc nhọn chỉ vào nhà, đường đâm thẳng vào nhà, hoặc nhà đối diện với miếu, bệnh viện… thì bạn có thể bài trí những cây cảnh có tác dụng hóa giải.

Cây xanh cho ban công.
Cây xanh cho ban công.

Theo phong thủy, một số loại cây cảnh có tác dụng hóa giải, bảo vệ ngôi nhà có thể kể đến đó là:

– Cây tiên nhân cầu: Tiên nhân cầu là loại cây dễ sống, không cần tưới nước liên tục. Thân cây nhân cầu to và dài, xung quanh đầy gai, bài trí những cây này có thể hóa giải hình sát của bên ngoài.

– Cây xương rồng: Hình dáng của cây xương rồng rất đặc biệt, cây thân phát triển hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài.

– Cây ngọc kỳ lân: Cây ngọc kỳ lân phát triển theo hướng ngang, vững vàng, khỏe mạnh, có tác dụng trấn giữ ngôi nhà.

– Cây hoa hồng: Hoa hồng là loại cây rất đẹp, có hương sắc để trang trí cho ban công. Khi trồng ở ban công nên chọn loại hoa hồng thân gai có tác dụng hóa giải, thích hợp với những nhà có nhiều phụ nữ.

– Cây đỗ quyên: Loại cây này cũng dễ sống, hoa lá nhiều và có gai. Đỗ quyên không chỉ có tác dụng hóa giải những hình khí xấu nơi ban công mà còn có tác dụng mang đến nhiều vận may cho gia chủ.

– Cây huyết long: Loại cây có lá bé, dài màu xanh thẫm, ở giữa lá có đốm vàng. Huyết long cũng là loại cây dễ chăm sóc và có sức sống mạnh mẽ. Đây cũng là loại cây có thể ngăn chặn những khí xấu xâm nhập vào nhà.

Đối với những ngôi nhà ở tầng 1, không có ban công mà chỉ có vườn hoa thì cũng có thể trồng những loại cây kể trên đều có tác dụng hóa giải hiệu quả.

Những điều kiên kỵ khi bày trí vật phẩm phong thủy.

Ngôi nhà là một phần quan trọng không chỉ đối với các mối quan hệ mà còn ảnh hưởng lớn đến các khía cạnh xung quanh cuộc sống của bạn. Bằng một vài thay đổi nhỏ về mặt phong thủy trong không gian sống gắn bó của mình là bạn đã có thể phần nào biến đổi cuộc sống của chính mình và các thành viên! Hãy chọn khu vực để cải thiện cho hợp lí hơn và lưu ý những thay đổi đó có thể tăng cường các không gian của bạn.

Gia tăng tuổi thọ và quãng đời của mọi thành viên trong gia đình bằng cách trưng những biểu tượng của tuổi thọ trong nhà, kích hoạt tác động của những biểu tượng đó là một yếu tố quan trọng của khoa học Phong Thủy..

 Thọ tinh công

Tranh ông thọ
Tranh ông thọ

Tranh ông thọ hay Nam cực Tiên ông luôn đi cùng với hình ảnh trái đào và hạc tiên.

Ông Thọ là biểu tượng được trưng bày rất phổ biến trong các gia đình ở Châu Á. Đây là một trong ba vị tiên Phúc – Lộc – Thọ được biết đến nhiều nhất với hình ảnh một ông già mặc áo choàng vàng, tay cầm gậy có treo một quả đào (trái đào là biểu tượng của sự bất tử) và một nậm rượu.

Theo nữ phong thủy bậc thầy Lillian Too, treo tranh ông Thọ ở nơi thoáng, rộng, nơi tầm mắt gia chủ dễ hướng đến nhất (thường là lối ra vào chính của căn phòng), sẽ có tác dụng mang tới sức khỏe tốt cùng cuộc sống trường thọ, êm đềm cho gia chủ trong ngôi nhà.

Hươu

Vật phẩm phong thủy.
Vật phẩm phong thủy.

Hươu được xem là con vật phong thủy mang nhiều điềm lành nhất.

Hươu là biểu tượng cho tốc độ, tính bền vững và cuộc sống lâu dài.

Chữ “hươu” trong tiếng Hoa được đọc là “lu”, phát âm hơi giống một chữ Hoa khác có nghĩa “thu nhập tốt và giàu có”. Chính vì thế người ta hay treo tranh hươu trong văn phòng làm việc để cầu mong công ty mình ăn nên làm ra, hoặc treo trong nhà để cả gia đình gia chủ đó có thể an hưởng cuộc sống lâu dài nhưng êm đềm và sung túc.

Cây tre

Tranh cây tre mang lại vận mệnh tốt.
Tranh cây tre mang lại vận mệnh tốt.

Treo tranh cây tre trong văn phòng và nhà ở sẽ tạo ra năng lượng về sự bảo vệ và may mắn cho gia chủ, đặc biệt dễ vượt qua những giai đoạn kinh doanh khó khăn và ngày càng phát đạt.

Cây tre từ lâu đã được xem là biểu tượng của tài lộc trường kì bởi tính kiên cường và khả năng xanh tốt cả bốn mùa, đặc biệt là những ngày đông.

Những mắt tre có ngạnh tượng trưng cho trường thọ và thịnh vượng, có khả năng sống từ hết thế hệ này qua thế hệ khác của khóm tre; trong khi thân tre cứng cáp và dẻo dai lại biểu tượng cho cuộc sống không bệnh tật và ốm đau. Tất cả những bộ phận đấy đều ngầm ý đem lại vượng khí cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Trưng cây tre ở góc phía đông phòng khách hoặc trong thư viện/phòng học trong nhà đều có tác dụng kích hoạt nguồn năng lượng bảo vệ và may mắn với sức khỏe cho gia chủ.

Thờ cúng và bài trí tượng Phật trong nhà cũng cần biết những điều cấm kỵ giúp gia đình đạt được bình an và phú quý.

Và những điều kiên trị khi bày trí tượng phât

Tượng Phật
Tượng Phật

1 – Sau khi mua tượng Phật, tuyệt đối không được khóa trong két bạc hay cất trong tủ kín giống các đồ quý khác như vàng, bạc, đá quý… Hành động này bị coi là bất kính nhất đối với tượng Phật. Nếu để tượng trong két bạc còn làm cho nhà xảy ra rất nhiều chuyện không hay, nhất là trẻ em hay bị ốm.

Không được cất tượng Phật trong tủ kín

2 – Phòng ngủ là không gian riêng tư của gia đình. Vì vậy, không được bài trí tượng Phật hay vứt bùa phù hộ có hình tượng Phật lung tung trong căn phòng này, vì điều đó sẽ dẫn đến việc ngủ không ngon, hay mộng mị.

3 – Không nên mua tượng Phật một cách ngẫu hứng, tùy tiện. Trong nhà chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và phải sắp đặt chung một bàn, càng nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy phân tâm, bất an.

Chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị Phật trong nhà (ảnh minh họa)

4 – Nếu tượng Phật trong nhà quá cũ, để lâu năm thì không được vứt hoặc ném vào một góc nào đó mà cần mua tượng Phật mới để thay và mang tượng Phật cũ lên chùa, miếu hoặc có thể đốt cùng tiền vàng (vào mùng 1, ngày rằm để tiễn tượng Phật quy vị).

5 – Nếu tượng Phật không may bị vỡ, không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại, vào ngày mùng một, ba, năm, bảy, chín đốt dưới nắng, tiễn tượng Phật quy vị. Nếu ngón tay tượng Phật bị gãy thì nên dùng giấy đỏ cuộn lên rồi lắp vào, nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ.

6 – Khi đặt tượng Phật lên bàn thờ, dưới tượng phải để một đĩa có giấy đỏ nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Phật.

7 – Trong khi thờ Tam thế Phật, phải sắp đặt chung một bàn. Nếu tượng lồng kính thì nên đặt ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé; còn với tượng gỗ, tượng đồng, tượng sành, thì để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên, cấp dưới.

Không sắp xếp lung tung các loại tượng tạp nham lẫn với tượng Phật

8 – Bàn thờ Phật không được bày theo hứng mà phải đặt chính giữa nhà. Bàn thờ ông bà thì nên thờ một bên. Nếu nhà cao tầng thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật thì không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình bông, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Những vật này, mỗi ngày cần được săn sóc lau quét sạch sẽ.

Ngoài ra, những tranh in hình Phật tuyệt đối không nên cuộn lên, bởi làm như vậy theo tín ngưỡng: sẽ gây đau đầu cho những người sống trong gia đình. Khi mắt, ngón tay của tượng Phật trong tranh bị hỏng thì phải sửa chữa hoặc vẽ lại, nếu không vẽ lại như cũ thì người sống trong nhà dễ bị mắc bệnh đối ứng chỗ hỏng của tượng Phật.