Nếu căn nhà hoặc nơi làm việc của bạn là một mớ lộn xộn, chắc chắn, cuộc sống tình cảm, sức khỏe và cả tiền tài của bạn sẽ không được như ý muốn. Dưới đây là 6 nguyên tắc đơn giản nhất giúp cho yếu tố phong thủy hòa hợp tốt với căn nhà và cuộc sống của bạn.
Phong thủy hợp với nhà ở
6 nguyên tắc phong thủy hòa hợp tốt với căn nhà và cuộc sống của bạn
– Một không gian sống và làm việc bừa bộn sẽ khiến các luồng khí không thể luân chuyển hài hòa. Hãy hạn chế điều này bằng việc lau chùi dọn dẹp nhà ở, văn phòng đều đặn và loại bỏ hết những đồ vật đã lâu không sử dụng.
– Trồng cây xanh trong nội thất sẽ rất tốt, nếu bạn chăm sóc chúng cẩn thận.
Trồng cây xanh trong nội thất sẽ rất tốt, nếu bạn chăm sóc chúng cẩn thận.
– Nếu có bất kỳ thứ gì cần sửa sang, hãy sửa chữa nhanh và đơn giản hoặc vứt bỏ ngay.
– Hãy cẩn thận với những đồ vật nhỏ, nhưng lại dễ gây sự bừa bộn, chẳng hạn như các loại hóa đơn thanh toán hay các bức thư viết tay. Làm thế cho phép bạn luôn có cảm giác mới mẻ, thoải mái.
– Sử dụng cây cảnh trong môi trường sống là một giải pháp hay, nhưng hãy cố gắng chăm sóc (bón phân, tưới tắm) chúng cẩn thận để luôn khỏe mạnh. Các loại cây có lá dạng hình tròn sẽ tốt hơn những loại cây khác.
– Cũng không nên để gió vào nhà quá nhiều bởi vì chúng có thể khiến tiền bạc của bạn bị hao bớt và gây ra những vấn đề về không tốt về sức khỏe.
– Tránh bố trí quá nhiều đèn có ánh sáng rọi, gây chói mắt và hạn chế tối đa các đồ vật có hình dạng sắc nhọn.
Ngoài ra, đồ nội thất cũng nên hài hòa với không gian, tránh sử dụng quá nhiều màu sắc tương phản trong nhà khiến người ở có tâm lý bất an.
Thanh bình, thoải mái và đón nhận vận may nhờ phong thủy
Nội thất phong thủy.
Nếu biết cách décor nhà theo phong thủy, bạn có thể điều chỉnh không gian sống để tận hưởng cảm giác thanh bình, thoải mái và đón nhận vận may. Nguyên tắc chung là hướng đến các mối quan hệ tương sinh và tuyệt đối tránh tương khắc.
Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ – tiểu vũ trụ tương hòa, cho nên màu sắc, kích cỡ của đồ nội thất cần hài hòa với tổng thể ngôi nhà.
Mệnh Hỏa
Tuy màu đỏ tượng trưng cho Hỏa, nhưng sẽ thật sai lầm nếu bạn lạm dụng màu nóng này từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài ngôi nhà. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng màu có tông nhạt hơn như màu hồng, hồng tím… khi chọn đồ nội thất, rèm cửa. Gia chủ mệnh Hỏa phù hợp với cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, cam hay cổng có mái ngói nhọn.
Mệnh Mộc
Màu xanh lá cây tượng trưng cho mệnh Mộc. Ngoài ra, những món đồ nội thất màu xanh lá cây giúp bạn cân bằng trạng thái tinh thần. Nhiều người cho rằng màu xanh lá cây giúp gia chủ có ý thức rèn luyện sức khỏe. Gia chủ mệnh Mộc nên chọn cổng nhà làm bằng gỗ hoặc sắt có họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây.
Mệnh Thủy
Màu vàng tượng trưng cho Thổ. Đây cũng là lựa chọn tuyệt vời cho phòng của trẻ nhỏ cũng như không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Tuy vậy, gia chủ cần lưu ý những màu kị với cung mệnh của mình: xanh lá cây, nâu thuộc mệnh Mộc có yếu tố khắc mệnh Thổ. Vật liệu trang trí phù hợp là thạch cao, đất nung, đồ gốm, gạch, đá vôi, đồ sành sứ, bình đất. Cổng nhà cho gia chủ thuộc mệnh Thổ nên có thiết kế vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá có gam màu vàng hoặc màu đất. Hướng nhà lý tưởng là Đông Bắc và Tây Nam.
Mệnh Kim
Nếu thuộc mệnh Kim, gia chủ nên chọn trang trí nhà với màu trắng tượng trưng cho mệnh Kim hoặc sử dụng màu vàng nhạt, xám và tránh màu đỏ, hồng vì Thổ sinh Kim, còn Hỏa khắc Kim. Để cuộc sống yên ấm, làm ăn thuận lợi, cổng nhà của người mệnh này nên có hình dáng cong tròn và màu xám.
Mệnh Thủy
Bài trí nhà cho người mệnh Thủy dễ hơn mệnh Mộc, Hỏa, vì Thủy mang nhiều yếu tố tốt đẹp về sức khỏe, may mắn và tài lộc. Tuy vậy, nếu làm quá tay, thủy khí sẽ át hết hỏa khí, mộc khí, làm trôi hết may mắn, tài lộc trong nhà. Ngoài màu xanh dương tương ứng, những người mệnh Thủy còn thích hợp với những màu tối như tím, xám… Cổng cho gia chủ mệnh Thủy nên có màu xanh biển hoặc đen, kết hợp hoa văn uốn lượn mềm mại.
Một số nguyên tắc khác
Nếu hướng nhà Đông Nam, bạn có thể sơn tường màu xanh lục nhạt; Tây Nam là vàng, nâu nhạt; Tây Bắc là trắng, bạc. Ngoài ra, đồ nội thất cũng nên hài hòa với không gian, tránh sử dụng quá nhiều màu sắc tương phản trong nhà khiến người ở có tâm lý bất an. Vị trí cổng mở, nếu nhìn từ bên trong nhà ra ngoài nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối trực xung với cửa chính của nhà vì sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng. Theo nguyên lý phong thủy, phòng khách nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà vì đây là căn phòng tụ nhiều vượng khí nhất.
Thuận theo tự nhiên trong bài trí nhà cửa luôn hướng đến cách ứng xử hợp quy luật tạo hóa và các quy tắc kiến trúc – nội thất cũng như hợp lòng người nơi cư ngụ. “Tam hợp” này đã trở thành tiêu chí phong thủy cho việc chọn lựa vật dụng trang trí, từ đó sẽ giúp gia chủ quyết định nên sắm sửa vật dụng, đặt để đồ đạc sao cho tiện nghi, an lành nhất.
Treo phong linh tại không gian giao tiếp giữa trong và ngoài như hàng hiên, sảnh đón sẽ kích hoạt khí hữu hiệu
Từ vật treo đến vật chưng
Ta hay nghe nói đến “khí, trường khí, nội khí” trong phong thủy. Đối với nhà ở, khái niệm “khí” vừa hữu hình vừa vô hình, có thể thấy được thông qua nắng, gió, cách bài trí…; có thể chỉ là cảm nhận về một sự thoải mái, thông suốt hay tù túng ở nơi cư ngụ.
Việc sử dụng các vật dụng có chức năng kích hoạt nguồn khí trong nhà luôn được các chuyên gia phong thủy lưu tâm, gọi chung là vật khí phong thủy, tập trung trong hai nhóm chính là vật treo và vật chưng.
Nhóm các vật dụng treo có thể kể như chuông gió, đèn lồng, hồ lô… giữ vai trò nâng cao cảm giác an lành về môi trường sống.
Nhóm các vật chưng như bể cá, tượng đá, bình gốm, các linh vật phong thủy… chủ yếu tính toán theo phương vị và điều kiện cụ thể để hạn chế mặt xấu, tăng cường mặt tốt cho nhà thông qua các suy luận về âm dương, ngũ hành và tính biểu tượng của vật dụng.
Việc sử dụng các vật treo thuộc về biện pháp gia tăng khí, kích hoạt sự vui tươi và sống động, tránh nhàm chán và tĩnh lặng quá mức. Cụ thể là tại cửa đi chính, cửa bếp, cửa hậu, phòng làm việc có thể treo chuông gió hay phong linh (ống kim loại xâu thành chùm) hoặc sáo trúc phát ra tiếng vui tai vừa kiểm soát người ra vào vừa tạo nét sinh động cho nội thất.
Dù có rất nhiều chủng loại, nguồn gốc vật liệu để tạo tác chuông gió như kim loại, sành sứ, gỗ hoặc đất nung… nhưng về cơ bản chuông gió là vật hỗ trợ kích hoạt âm thanh để bổ sung phần cảm nhận về thính giác cho không gian sống (ngoài các giác quan khác như thị giác, xúc giác…).
Người thời xưa xem chuông gió hàm chứa ý nghĩa mang lại may mắn và tài lộc bởi chúng giữ vai trò nghinh tiếp ở các vị trí cửa ra vào.
Người thời nay thấy chuông gió, hồ lô, sáo trúc… thuộc loại “nghe đồn đem đến may mắn” thì mua về treo lên, ít ra cũng nghe “lóc cóc leng keng” vui nhà vui cửa, còn về thực chất thì vận khí của nhà phụ thuộc vào nhiều các vấn đề cơ bản khác như vị thế nhà đất, phương hướng, vật liệu, thiết kế nội thất… chứ không thể chỉ nhờ mấy xâu tiền hay chùm phong linh treo trên đầu cửa mà giải quyết được.
Tranh, tượng tôn giáo cần có vị trí thích hợp để giữ sự tôn nghiêm cần thiết
Còn các vật chưng, trong đó có khá nhiều linh vật mang tính truyền thuyết như tỳ hưu, thiềm thừ (cóc tài lộc), sư tử, rồng, ngựa, rùa đội hạc, cá… hiện được nhiều nơi kinh doanh quảng bá là có tác dụng cầu phúc, trấn trạch, thu hút tài lộc nhưng thực hư thế nào thì vẫn chủ yếu là những “ví dụ điển hình” thông qua các truyền tụng xuất xứ từ Trung Quốc.
Còn trong lý thuyết lẫn thực hành về phong thủy chính thống ở đất Việt thì vẫn đề cao yếu tố xem xét hài hòa Thiên – Địa – Nhân trong tương quan âm dương, ngũ hành chứ không phụ thuộc vào những vật trang trí thuần túy.
Do đó, không nên tôn sùng tác dụng của các vật dụng trang trí phong thủy, mà nên nhìn nhận chúng như một trong các biện pháp sắp xếp đồ nội thất có kết hợp trấn an tâm lý, tạo sự vui tươi sống động cho nơi ở.
Dùng đúng cách, giảm tốn kém
Xét thuần túy về mặt trang trí hợp quy luật âm dương, ngũ hành thì có thể vận dụng yếu tố tương sinh tương khắc theo hai cách để chọn lựa và đặt để vật dụng phong thủy cho đúng. Cách thứ nhất là theo tính chất của vật.
Các loại sáo trúc, chuông gió bằng gỗ, giỏ mây tre, hồ lô bằng vỏ quả bầu khô… thuộc hành Mộc thì nên bố trí tại các góc Đông và Đông Nam của nhà (cũng thuộc Mộc), hoặc tại hướng Nam (Mộc sinh Hỏa).
Các chuông gió, đèn chùm, xâu tiền, tượng đồng, giá binh khí… bằng kim loại, thuộc hành Kim sẽ thích hợp ở hướng Tây, Tây Bắc và chính Bắc (Kim sinh Thủy).
Còn các hướng Tây Nam, Đông Bắc và vùng trung tâm vốn thuộc hành Thổ thì nên sử dụng đồ trang trí bằng gốm, đá phong thủy, sành sứ hoặc các loại đèn, vật dụng có hình vuông, màu vàng, chất liệu gốm…
Đồ trang trí bằng gốm, đá phong thủy, sành sứ hoặc các loại đèn
Cách thứ hai là chọn vật tùy theo không gian chứa vật. Có thể căn cứ vào tính chất ngũ hành của các khu vực sinh hoạt để tính toán phù hợp, ví dụ như phòng khách có tính kết nối và trung hòa thuộc hành Thổ thì nên dùng đá phong thủy theo các hành Thổ và Kim (màu vàng, trắng, khối vuông, tròn) kết hợp cùng đèn chùm có dạng tam giác (Hỏa sinh Thổ) là ổn.
Còn phòng ngủ, phòng ăn mang tính tiếp nạp, ổn định, nuôi dưỡng thuộc hành Mộc không thích hợp bố trí đồ bằng kim loại sắc nhọn (Kim khắc Mộc) mà chỉ nên chọn sáo trúc, đèn lồng bằng vải, mây tre là bình hòa hành Mộc, phù hợp hơn.
Với những không gian mang tính giao tiếp trong – ngoài, nơi đầu mối giao thông, có thể bố trí tượng đá, bình gốm, cây cảnh có tính chất vững chãi, bền chắc, giúp định hướng rõ ràng vị trí và lối đi lại, tăng sự trang nghiêm cho nhà ở.
Đối với những ai chưa có đầy đủ kiến thức, hoặc bị động do được biếu tặng đồ đạc, hay mua sắm theo ý thích riêng thì nên cân nhắc kỹ trước khi sắp xếp vật dụng phong thủy, để giảm tốn kém và bớt chiếm chỗ về không gian.
“Nhất vị – nhị hướng” là điều cần lưu tâm vì vật dụng phong thủy nếu không đặt đúng chỗ thì vừa làm giảm giá trị của vật phẩm vừa sai về các định vị phong thủy.
Linh vật, cây cảnh mang ý nghĩa trấn trạch tại Trung Quốc và Singaporec
Cũng nên lưu ý không phải cứ vật dụng đắt tiền là có khả năng tăng cường khí vận hay đem lại may mắn nhiều hơn. Nguồn cầu đa dạng tự khắc sẽ có nguồn cung tương ứng với giá cả và giá trị vật chất tương ứng, tuy nhiên điều đó chỉ làm nên một thị trường đa dạng các sản phẩm trang trí phong thủy khiến nhiều người quan tâm và lưu truyền các đồn đại.
Do Việt Nam ta nằm trong khu vực có sự giao lưu, hỗn dung nhiều dòng chảy văn hóa của nhiều vùng khác nhau nên tồn tại rất nhiều quan niệm trái ngược khi sử dụng vật phẩm trang trí phong thủy.
Ví dụ: lò sưởi là chi tiết vừa sử dụng vừa trang trí kiểu phương Tây du nhập từ các xứ lạnh vào Việt Nam, gần đây các biệt thự, căn hộ cao cấp hoặc nhà kiểu Pháp cũ có khuynh hướng phục hồi, trang trí với lò sưởi với ý nghĩa phong thủy là giữ lửa cho nhà, tạo nơi quây quần ấm áp.
Bệ trên lò sưởi hiện nay thường hay được đặt tượng Phúc – Lộc – Thọ, tượng trang trí thần tài, cóc ngậm tiền… mang ý nghĩa cầu lành, tránh dữ, trong khi bên dưới vẫn có thể làm các hộc để vật dụng như sách vở, đồ kỷ niệm…
Nhưng nên lưu ý, lò sưởi không phải là bệ thờ, đừng biến chi tiết trang trí của phương Tây thành kiểu thức tôn giáo của phương Đông, mà nên xem đây như nét giao hòa giữa hai vùng văn hóa, khí hậu khác nhau, nếu không phù hợp với sinh hoạt, phong tục tập quán của địa phương mình, gia đình mình thì chớ miễn cưỡng gò ép sử dụng.
Linh vật, cây cảnh mang ý nghĩa trấn trạch tại Trung Quốc và Singaporec hưa chắc đã phù hợp với điều kiện địa lý – văn hóa Việt Nam, cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng
Ví dụ khác: chậu hoa giả và chậu hoa thật, hay một bể cá bằng điện và bể cá cảnh thật giống nhau và khác nhau thế nào là tùy cảm nhận và quan niệm. Nếu người dùng quan niệm chỉ cần “thứ gì đó tươi xanh, cần có nước và bơi qua bơi lại cho vui mắt, không lo chăm sóc, không quan tâm đến sự sống” thì hoa giả, bể cá điện là chọn lựa số 1.
Ngược lại, với người chơi bể cá thật, chơi cây cảnh thật thì sẽ rất kỳ công để chăm sóc, bảo dưỡng, giữ gìn cây – cá được tốt, bền. Hai loại giả – thật này không thể nói cái nào có giá trị hơn, mà chỉ là sự phù hợp khác nhau với từng đối tượng sử dụng có hoàn cảnh, nhận thức khác nhau.
Xưa Lão Tử từng nói “Vi như vô vi” để khuyên con người nên biết ứng xử theo lẽ tự nhiên, đừng chạy theo giá trị vật chất đơn thuần. Ngày nay trong một rừng bao la các truyền tụng phong thủy ẩn hiện dưới nhiều lớp vỏ vật dụng khác nhau, người sử dụng chẳng nên cưỡng cầu theo các giá trị chưa hề được kiểm chứng để hao tốn tiền bạc, thời gian vào các vật phẩm mơ hồ tốn kém.
Thay vào đó, khéo chọn thứ mình thích, mình hợp, khéo sắp xếp cho vừa mắt và không gây xa hoa lãng phí, khéo thay đổi thức thời theo hoàn cảnh và đối tượng sử dụng cụ thể… chính là thuận theo các quy luật tự nhiên. Khi đó sự tiện nghi và an lành sẽ đến, thật an nhiên, đường hoàng và bền lâu.
Trồng cây trên mái, một giải pháp hữu hiệu chống nóng, chống thấm, tăng mảng xanh đáng kể cho không gian đô thị.
Hỏa (sức nóng) tại nơi cư ngụ phát sinh từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài bởi nhiều căn nguyên: dịch lý, vật lý và cả tâm lý. Lẽ thường theo ngũ hành thì “Mộc sinh Hỏa”, nhưng thực ra trong giải pháp phong thủy nếu biết tăng Mộc thì hoàn toàn có thể giảm Hỏa cho ngôi nhà.
Mộc ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng – đó là cách thức cư xử trong xây cất và bài trí biết tôn trọng thiên nhiên, cũng là nguyên tắc cơ bản của trào lưu kiến trúc xanh đang thịnh hành hiện nay.
Học theo cách nhà xưa
Không phải là học kiểu dáng hay sao chép lại chi tiết của ngôi nhà truyền thống, cũng không phải mô phỏng, bắt chước những biệt thự kiểu “Tây”, mà cần đúc kết tinh thần thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng của dân Việt trên đất Việt vốn ở trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.
Tinh thần đó thực ra được ứng dụng khá phổ biến cách nay chưa xa, ví dụ như những kiến trúc hiện đại ở Sài Gòn thập niên 1960-1970 với các nguyên tắc chọn hướng nhà, vật liệu, cách thức che nắng, thông gió… tới giờ vẫn không hề lỗi thời về giải pháp cũng như hình thức của hệ lam chắn nắng, lọc bớt sự chói chang, cản được oi bức mà vẫn cho gió vào ra đủ đầy.
Khoảng trống quanh nhà được “mềm hóa” bởi cây cỏ và mặt nước – để cho “đất thở” cũng là giúp con người dễ thở hơn.
Hình nào thì tạo ra thế ấy, khoa học phong thủy luôn nhắc nhở người làm nhà và người cư ngụ quan tâm đến việc tạo thế trước khi tạo hình. “Vợ hiền hòa – nhà hướng Nam”, nếp nhà xưa tạo thế rất khôn khéo nhờ biết mở cửa, xoay mặt nhà dài về hướng Nam để các mảng tường đầu hồi và công trình phụ sang trục Đông – Tây.
Nhờ vậy, các phòng ốc sinh hoạt chính trong nhà luôn được hưởng đủ nắng gió cần thiết nhưng không bị quá nóng hay quá lạnh. Mái nhà và hàng hiên kiểu Việt cũng là nét đặc trưng trong cách ứng đối uyển chuyển với cái nóng gay gắt: vươn rộng nhẹ nhàng, ngăn bức xạ trực tiếp, tạo bóng đổ xuống thấp và thoát khí nóng lên cao.
Mẫu hoa văn với sắc xanh trần nội của công ty Vĩnh Tường giúp ngôi nhà hạ nhiệt trong ngày hè
Sau nhà mượn chuối lá to thân xốp che gió lạnh, trước ngõ nhờ cau thân thẳng dáng xinh đón nắng lành. Cha ông ta trong cái khó ló cái khôn, chỉ với hàng hiên giản dị, mấy tấm liếp đóng mở linh hoạt là đã tạo được vùng đệm giảm nhiệt hữu hiệu.
Nhiều công trình hiện đại như Thư viện Khoa học Tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, Dinh Độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất)… đã biết kế thừa khá hiệu quả kinh nghiệm này.
Nhưng hình như việc thiết kế nhà ở tư nhân hay chung cư cao tầng hiện nay lại hay bị “quên”, khi khá nhiều mặt ngoài nhà hướng Tây chói chang nắng chiều cũng cứ mở cửa sổ rộng, hoặc việc dùng mấy mảng lam chỉ để thuần trang trí, không quan tâm mỗi hướng khác nhau cần có hình thức lam đứng, lam ngang, hay lam xiên khác nhau.
Do tính chất Mộc sinh Hỏa nên nếu lạm dụng vật liệu gỗ trong nhà sẽ khiến tăng thêm cảm giác nóng nực, nhất là trong nhà phố hẹp. Nên học tập mô hình nhà vườn truyền thống: Mộc bên trong thì phải có Mộc bên ngoài làm xiêm áo che chở.
Nhà đứng trong vườn, vườn che chở nhà, đó là trường hợp có đất rộng, chứ nếu vào nhà ống hun hút không có vườn thì phải khéo mở những khoảng rỗng để đan cài cây xanh vào trong những khoảng giếng trời ít ỏi không thể thiếu.
Những “mảng xanh” được xem là nơi để đất thở và che bớt nắng cho nhà
Dùng Thủy để khắc Hỏa cũng là cách hiệu quả, từ việc bố trí hồ nước, quan hệ nhà – ao – vườn theo mô hình sinh thái khép kín truyền thống cho đến đặt hòn non bộ, làm thác nước nhân tạo… trong điều kiện đất đai phố thị chật hẹp.
Bớt cứng, tăng mềm, nhà sạch thì mát
Khoa học đã chứng minh các bề mặt bê tông hay kim loại luôn tích nhiệt và nhả nhiệt nhiều hơn là các bề mặt “mềm”, rỗng, xốp, có khoảng đối lưu khí bên trong và chung quanh. Vì thế, thay vì lát gạch kín mít, hãy dành chỗ để đất thở và thấm nước, để cỏ cây len lỏi, tỏa bóng.
Thay vì làm những mảng tường mảng kính bít bùng, tại sao không tăng cường các mảng đặc đan xen với rỗng, đặt lam đúng chỗ, đóng mở tùy theo công năng?
Nguyên tắc thông gió tốt cho nhà là phải có lối cho gió vào gió ra, luân chuyển đối lưu, nếu thấy nhà nóng bức khó chịu thì cần kiểm tra lại các giải pháp nội ngoại thất để nhận diện nguyên nhân làm cản trở sự lưu thông không khí, như một số trường hợp cần tránh dưới đây:
– Nhà dùng nhiều mảng kính cố định, gây ra hiện tượng bẫy nhiệt tích tụ bên trong. Việc chia nhiều phòng cũng góp phần cản gió, đồng thời gây cảm giác chật chội và ngăn cách, tạo thêm nhiều bề mặt tỏa nhiệt.
– Trồng cây dĩ nhiên góp phần làm dịu mát, che nắng tốt, nhưng nếu trồng quá nhiều thì cũng gây ra cản gió, lưu bụi trên bề mặt lá. Cần chọn lọc loại cây trồng theo hướng nhà cụ thể, ưu tiên cho những chỗ bị nắng gắt, có phối hợp cây xanh và mặt nước.
– Bố trí vật dụng lộn xộn thiếu quang đãng, nhất là các thiết bị máy móc tỏa nhiệt nhiều. Ngay cả rèm cửa bằng vải dày, bàn ghế nệm cũng đều là các vật tích bụi và cản gió.
Vật liệu che nắng dù là cừ tràm, tre nứa… giản dị, giá rẻ nhưng dùng đúng chỗ vẫn đem lại hiệu quả cao.
Mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, bụi bặm sẽ được… tung lên mù mịt rồi tiếp tục lưu lại trên các bề mặt đồ vật gây nên nhiều nguy cơ mầm bệnh. “Nhà sạch thì mát” cần hiểu theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng để môi trường ở trong lành hơn.
– Thiếu các bề mặt “mềm” như thảm cỏ, mặt nước… cũng khiến ngôi nhà dù có gió vẫn bị nóng do các bề mặt cứng như sân gạch, vỉa hè, đường sá… hấp thu nhiệt rồi phản xạ vào nhà. Do vậy, ngôi nhà “sạch” về vệ sinh và thẩm mỹ đồng nghĩa với việc chủ nhân biết chắt lọc các vật liệu, kết cấu, bố trí đồ đạc… sao cho hợp với điều kiện khí hậu chung quanh.
Chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) hay phong cách Thiền (Zen) trong kiến trúc gần đây đang phát triển mạnh chính là xuất phát từ thực tế mong muốn giảm thiểu vật dụng trang trí rườm rà, tạo nhiều khoảng trống để ngôi nhà dễ hô hấp hơn.
Trồng cây trên mái, một giải pháp hữu hiệu chống nóng, chống thấm, tăng mảng xanh đáng kể cho không gian đô thị.
– Việc bố trí ánh sáng hợp lý cũng giảm Hỏa tốt hơn. Ví dụ ban đêm (âm thịnh) dùng nhiều ánh sáng vàng, chiếu sáng điểm và bổ sung đèn pha vào các góc khuất, trong khi ban ngày (dương thịnh) cần bổ sung ánh sáng trắng, ánh sáng khuếch tán để làm dịu không gian.
Việc lạm dụng đèn mắt ếch, đèn pha và đèn chùm cũng gây ra những mảng sáng gắt và nóng. Có thể kiểm soát cường độ ánh sáng bằng cách dùng chụp đèn, dùng các bề mặt hắt sáng gián tiếp và giấu đèn trong các chi tiết trang trí như hồ cá cảnh, quầy bar…
Dùng đủ đèn vào các không gian cần thiết chứ không nên bật nhiều đèn cùng một lúc vì sẽ làm nhiệt độ trong nhà tăng cao đáng kể.
Tuổi Tuất thuộc hành Thổ, tương ứng với màu vàng và da cam. Theo nguyên lý tương sinh, Hỏa sinh Thổ, do vậy nếu muốn trang trí nhà theo phong thủy, người tuổi Tuất nên sử dụng màu đỏ, hồng và tím.
Tím là gam màu phù hợp với người tuổi Tuất.Hoặc người tuổi Tuất cũng có thể sử dụng tông màu hồng.
Những người tuổi Tuất tính tình thẳng thắn, nhiệt tình, chín chắn, nghiêm túc, có thể tin cậy được, thích theo đuổi sự hoàn mỹ, vừa thực tế, lại yêu thích cái đẹp. Họ thích hợp nhất với các gam màu nóng như đỏ, hồng và tím, vì thế nên sử dụng chúng như gam màu chủ đạo trong nhà.
Người tuổi Tuất không nên trang trí nhà bằng màu xanh.
Tuất là Dương Thổ. Do Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Hỏa, cho nên người tuổi Tuất không hợp với các màu xanh lá cây, màu gỗ, màu đen và xanh lam.
Về các đồ dùng trong nhà, người tuổi Tuất nên sử dụng các đồ dùng có gam màu tượng như cho bản mệnh như là màu vàng và da cam. Do thổ sinh kim, họ cũng có thể sử dụng một số đồ dùng có màu trắng, tuy nhiên chỉ nên sử dụng với số lượng vừa phải.
Vàng và da cam là màu bản mệnh của người tuổi Tuất.
Để vừa tránh được điều dữ, lại tăng thêm vận may và sức khỏe, người tuổi Tuất nên sở hữu một miếng mã não có hình thỏ hoặc mèo.
Một miếng mã não hình thỏ hoặc mèo sẽ tăng thêm sức khỏe cho người tuổi Tuất.
Để tăng thêm tài vận, phúc lộc, bình an và sự giúp đỡ của quý nhân, người tuổi Tuất nên đặt trong nhà tượng voi và ngọc.
Trong nhà người tuổi Tuất nên có hình voi bằng ngọc.
Muốn trang trí nhà theo phong thủy, người tuổi Tuất nên trưng bày các con vật may mắn là hổ và ngựa hoặc tranh ảnh có hình chúng.
Hổ và ngựa cũng mang may mắn cho người tuổi Tuất.
Trong phòng cũng nên đặt quả cầu thủy tinh, ở phía đông nam là tốt nhất, và tránh đặt ở phía Tây Bắc.
Ở nơi làm việc, người tuổi Tuất có thể trưng bày một số loại cây thuộc hỏa sau: lan quân tử, hoa sơn trà, hoa giấy, hồng nhung.
Lục thảo trổ.Lan quân tử.Hoa sơn tràHoa hàm tiếu.Hoa giấy.
Ở nhà, họ nên trồng 5 hoặc 10 chậu cây sau: hàm tiếu, mễ lan, quế hoa, lục thảo trổ, cây vạn tuế, dứa dại.
Người tuổi Tuất theo ngũ hành thuộc Thổ, nên sống gần núi non, cửa chính nên hướng về phía tây bắc, đông hoặc nam. 0 và 5 là hai con số tốt nhất cho người mệnh Thổ, nên ở số nhà hoặc số tầng có đuôi là 0 hoặc 5. Người mệnh Thổ rất kỵ con số 3, 4, 8, 9, nên tránh nhà ở có số tầng và số nhà với đuôi là 3, 4, 8, 9. Nơi làm việc, đầu tư hay cho thuê nên chọn số tầng và số nhà có đuôi là 1, 6 và tránh các con số kị có đuôi là 2 và 7.
Khi lựa chọn đồ nội thất, bạn cần chú ý những điều dưới đây để đạt được sự hài hòa âm dương theo phong thủy.
Hình dáng
Đồ nội thất nhà ở rất đa dạng tùy theo nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, những vật dụng cơ bản như bàn ghế tiếp khách, bàn ăn, giường, tủ… nếu được lựa chọn hợp lý sẽ đem đến sự thoải mái và tạo khí năng hòa hợp trong gia đình.
Chọn đồ nội thất hài hòa âm dương …..
Thông thường, những đồ vật có hình dáng mềm mại, uốn lượn sẽ mang nhiều tính âm và những đồ vật có góc cạnh, đường thẳng thì mang tính dương nhiều hơn. Nhưng hình tròn là một ngoại lệ, tuy là vòng tròn nhưng lại mang tính dương nhiều hơn là âm.
Ví dụ, phòng bếp thuộc hành Hỏa không nên sử dụng bàn ăn góc cạnh hay hình móng ngựa. Hoặc những đồ dùng trong nhà như thảm, rèm, khăn trải bàn là những vật trang trí thể hiện sự mềm mại, góp phần tạo ra không gian mang tính âm. Các vật dụng mang tính âm rất phù hợp trong phòng ngủ, nơi thư giãn bởi chúng tạo nên sự yên tĩnh và thoải mái.
Chất liệu
Chọn đồ nội thất hài hòa âm dương …..
Chất liệu của đồ nội thất gia đình rất đa dạng, có thể là gỗ, tre mây, đá hoa, thép, inox…. Những vật dụng có bề mặt nhẵn, cứng và bóng thường mang tính dương nhiều hơn vì chúng làm khí năng lưu thông nhanh. Ngược lại, những đồ vật có bề mặt mềm mại, không phát quang là vật mang tính âm bởi chúng làm giảm bớt sự lưu thông khí năng trong nhà.
Cụ thể, sàn nhà bằng đá hoa cương mang tính dương vì nó nhẵn, cứng và bóng. Gỗ cũng được coi là phương tiện vận chuyển khí năng lưu thông nhanh trong nhà nếu được đánh bóng loáng. Trong khi đó, đồ bằng mây, tre thuộc sản phẩm tự nhiên, chúng mang tính âm và làm giảm tốc độ lưu truyền của khí.
Những vật dụng trang trí như gốm, sứ, đất sét có thể mang tính âm hay dương tùy theo bề mặt của chúng có phản chiếu ánh sáng hay không.
Màu sắc
Chọn đồ nội thất hài hòa âm dương …..
Màu xanh, xanh da trời và màu nhạt mang tính âm nhiều, phù hợp cho những không gian mang tính chất nghỉ ngơi, thư giãn. Ngược lại, tông màu hồng, vàng tươi, da cam… mang tính dương nhiều hơn, thích hợp với những không gian vui nhộn, kích thích sự sáng tạo, hưng phấn.
Cách sắp xếp phù hợp
Chọn đồ nội thất hài hòa âm dương …..
Phòng ngủ nên lựa chọn đồ vật có kiểu dáng và chất liệu mềm mại, uốn lượn, màu xanh biển vì không gian này thuộc hành Mộc, mang tính âm nhiều hơn. Phòng khách thuộc Thổ nên dùng đồ vật hình vuông, chữ nhật, kiểu dáng bề thế, sử dụng màu nâu hoặc vàng rất thích hợp.
Lựa chọn vật liệu cho những đồ trang trí trong nhà cũng là một điều quan trọng trong phong thủy. Tác dụng của từng loại vật liệu ấy như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ cho bạn biết cụ thể về điều đó.
Đồ trang trí bằng vải
Đồ vải trang trí trong nhà bao gồm rèm, đệm ghế, đệm dựa, khăn, gối chăn, gối sofa… Trang trí ngôi nhà bằng vải mất ít tiền lại tiện lợi.
Tùy từng người mà việc trang trí bằng với chất liệu này có thể tạo ra phong cách riêng, tạo cho ngôi nhà có một cảm giác ấm áp hoặc tươi mát hoặc trang nhã… vừa mang tính thẩm mỹ vừa mang tính thực dụng cao.
Đồ mây
Lựa chọn nội thất trong nhà hợp phong thủy..
Đồ mây được làm một cách tinh tế, kiểu dáng đa dạng với phong cách độc đáo, được nhiều người ưa thích. Đồ mây gia dụng bao gồm ghế mây, bàn mây, giường mây, sô pha, bình phong mây… Đồ mây trang trí bao gồm lẵng mây, lẵng hoa, giá hoa mây và đèn lồng.
Nguyên liệu của đồ mây gia dụng và đồ mây trang trí đến từ tự nhiên nên luôn tạo cho con người cảm giác thư thái, yên bình.
Đồ sắt
Đồ sắt trang trí giản dị, chú trọng sự kết hợp của hiện đại và cổ điển. Đồ sắt trang trí trong nhà gồm có ghế, giá hoa, tủ giày, tủ để đồ, cửa phòng chống trộm, lan can cầu thang và móc treo…
Những đồ sắt trang trí mang tính thực dụng và cả tính nghệ thuật. Trong nhà nếu có nhiều góc khuyết, góc chết đều có thể trang trí bằng đồ sắt, tạo ra một không gian phong phú.
Đá
Lựa chọn nội thất trong nhà hợp phong thủy..
Hiện nay, có nhiều loại đá được bài trí trong nhà, đá trở thành đồ trang trí tinh tế và cao quý. Đá thiên nhiên thường gặp nhiều nhất là pha lê, mã não. Pha lê có nhiều màu sắc khác nhau như tím, hồng, trắng… vừa có thể làm đồ trang sức vừa có thể gia công thành đồ dùng như cốc chén, đĩa bát, cầu pha lê hoặc các đồ vật khác.
Hoa khô
Hoa khô ngày càng được nhiều người ưa thích. Các loại lá, cành, hoa, quả, cỏ… thông qua xử lý công nghiệp như tẩy nước, sấy khô, nhuộm màu và phun thơm… không những vừa giữ được hình thái tự nhiên của hoa tươi vừa mang dáng vẻ, màu sắc, hương thơm đặc biệt. Nếu dùng trang trí trong nhà sẽ mang lại phong cách mới mẻ, hiện đại.
Cây màu xanh
Lựa chọn nội thất trong nhà hợp phong thủy..
So với các đồ trang trí khác thì cây xanh mang lại nhiều sinh khí hơn cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, khi trang trí không gian bằng cây cảnh phải chú ý đến màu của các loại cây, hoa và nhiều yếu tố khác.
Trang trí nhà phù hợp, người mệnh Kim sẽ gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp và cuộc sống. Đại diện cho Kim là tất cả các đồ kim khí, các vật nhọn và sắc, đồng thời kim còn được đại diện bởi khỉ và gà.
Theo nguyên lý tương sinh trong ngũ hành, màu sắc có lợi nhất cho người mệnh Kim là màu vàng, kế đó là các màu phái sinh như vàng nhạt, vàng cam. Nếu sử dụng các gam màu này làm màu chủ đạo trong nhà, về lâu dài sẽ có lợi cho cuộc sống và sự nghiệp của người mệnh Kim.
Trang trí nhà chuẩn cho người mệnh Kim.
Màu sắc cơ bản của mệnh Kim là màu trắng. Người mệnh Kim có thể sử dụng nó làm gam màu chính cho các vật dụng trong gia đình. Ngoài ra, theo tương sinh thì Thủy sinh Kim, nên người mệnh này cũng có thể sử dụng các vật dụng màu xanh lam và đen – vốn là màu đại diện cho Thủy.
Trang trí nhà chuẩn cho người mệnh Kim.
Cần chú ý, theo ngũ hành thì Hỏa khắc Kim, do vậy nếu trong nhà đã lựa chọn màu trắng làm gam chủ đạo thì nên hạn chế hoặc tốt nhất không sử dụng đến các màu đỏ và tím.
Đối với những gia chủ mệnh Kim
Do Mộc khắc Thổ, nên các màu xanh lá cây và màu gỗ cũng có thể gây ra điều bất lợi cho người mệnh Kim.
Các vật dụng trang trí nhà có gam màu gỗ, xanh lá cây.
Chủ nhà mệnh Kim không nên sử dụng đồ nội thất hoặc các vật dụng trang trí nhà có gam màu gỗ, xanh lá cây.
Người thuộc mệnh Kim nên sử dụng các đồ dùng bằng gốm sứ và đá, kế đó là các đồ kim khí. Tủ lạnh và điều hòa là vật thuộc Kim, người cần hỗ trợ tính kim nên có các vật dụng này trong nhà.
Đèn ngủ bằng chất liệu sứ.
Người mệnh Kim nên chọn các vật liệu trang trí nhà bằng kim loại như thép, nhôm, vàng, bạc… Đặc tính Kim của chúng có thể thúc đẩy sự lưu thông không khí. Vì vậy với các vị trí kín gió trong nhà, nên trưng bày các vật bằng kim loại.
Chuông gió kim loại có tác dụng thúc đẩy sự lưu thông của không khí.
Thủy tinh hay gương có độ láng bóng như kim loại, nên cũng có tính chất như kim, do vậy ngoài là đồ vật hữu ích và vật trang trí, chúng cũng hỗ trợ tốt cho người mệnh Kim.
Khỉ và gà là hai loài vật thuộc kim, do vậy người mệnh này có thể trang trí tranh ảnh hoặc đồ mỹ nghệ có hình 2 loài vật này trong nhà.
Về các loại cây trồng, người mệnh kim nên trồng hoặc trang trí các loại cây, hoa sau trong nhà: hoa ngọc lan, cửu lý hương, kim bách hợp, hàm tiếu, mễ lan, kim quế và hoa kim ngân.
Người mệnh Kim nên tránh các đồ dùng có liên quan đến nước, chẳng hạn như bể cá. Đồ gỗ cũng có thể sử dụng nhưng không nên chiếm diện tích lớn trong nhà.
4 và 9 là số thuộc Kim, có tác dụng hỗ trợ cho vận mệnh của người mệnh này. Nếu ở chung cư, người thuộc mệnh Kim nên ở tầng 4 và tầng 9, hoặc các số tầng có đuôi là 4 và 9. Số 5 và số 0 thuộc Thổ, cũng có lợi cho mệnh Kim. Số 2 và số 7 thuộc Hỏa, là số mà người mệnh Kim không nên ở.
Từ xa xưa, 12 con giáp đã có vai trò quan trọng trong đời sống người phương Đông. Mỗi cung tuổi khác nhau sẽ có những điều cần lưu ý khác nhau về phong thủy cũng như cách trang trí nhà.
Người tuổi Tý nên trang trí nhà bằng màu trắng.
Trong ngũ hành, Tý thuộc hành Thủy, tương ứng với các màu đen và xanh lam. Do Kim sinh Thủy, người tuổi Tý nên trang trí nhà bằng gam màu chủ đạo là trắng. Bên cạnh đó, do Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa nên người tuổi này nên tránh sử dụng các màu vàng, da cam, đỏ và tím.
Nội thất màu đen – trắng mang lại sự hiện đại và tinh tế.
Màu sắc trong ngôi nhà là yếu tố đầu tiên tạo nên ấn tượng thẩm mỹ cho khách đến chơi. Các gam màu nhạt và tươi mang ý nghĩa chỉ sự phát triển, mở rộng. Ngược lại, các gam màu sẫm lại hàm ý sự thụt lùi và thu hẹp. Vậy bạn nên kết hợp hai thứ màu sắc này thế nào để tạo ra không gian vừa đẹp mắt, vừa có thể thúc đẩy tài vận và sự đào hoa cho người tuổi Tý?
Sự kết hợp giữa lam – trắng mang lại sự giản dị, bình yên.
Màu đen tuyền mang lại cảm giác vừa cao quý, vừa nghiêm trang. Màu xanh lam thể hiện sự trường tồn, thanh thản và niềm tin. Hai gam màu bản mệnh này của người tuổi Tý vừa dễ phối hợp với màu trắng của hành kim, vừa khiến không gian ngôi nhà trở nên sang trọng.
Người tuổi Tý không nên trang trí hình Ngọ và Mão trong nhà.
Người tuổi Tý hợp với Thân, Thìn và Sửu, do đó nên trang trí hình các con vật này trong nhà. Nên tránh trang trí các hình xung với Tý là Ngọ và Mão.
Dây chuyền hình trâu sẽ hỗ trợ sức khỏe của người tuổi Tý.
Trong số 12 con giáp, Tý và Sửu là đôi bạn khá thân thiết. Sự kết hợp giữa đôi bạn này có thể xem như quý nhân của nhau. Con trâu biểu tượng cho sự may mắn, sẽ mang lại cho người tuổi Tý hạnh phúc, bình an và sức khỏe dồi dào. Để tăng cường sức khỏe, người tuổi Tý nên đeo hoặc treo trong nhà mặt dây chuyền có hình Sửu.
Bên cạnh đó cũng có thể thay thế hình trâu bằng vật trang trí hình khỉ và rồng.
Tượng voi mang lại điều lành cho người tuổi Tý.
Ngoài ra, vật đem lại may mắn và sức khỏe mà người tuổi Tý nên có là tượng voi và chuột. Bạn nên đặt nó ở phía Tây trong phòng ngủ, trên tủ kê ở đầu giường hoặc phía trái trên bàn làm việc. Cách trang trí này sẽ giúp xua đuổi bệnh tật và mang lại điều lành.
Người tuổi Tý nên trồng 1 hoặc 6 chậu cây trong nhà. Các loại cây phù hợp là thủy quỳ, dương xỉ, xương rồng tròn, thường xuân, trúc phú quý, cây đại tướng quân (còn gọi là náng, chuối nước hay tỏi voi) và lục thảo trổ.
Người tuổi Tý nên chọn nhà ở có số tầng và số nhà có đuôi là 1 hoặc 6, như 1, 6, 11, 16,… và kị các con số có đuôi là 0, 3, 5, 8. Ở nơi làm việc, họ nên chọn các tầng có số đuôi là 2 hoặc 7, và không nên chọn các tầng có số 4 và 9 ở đuôi.
Đại diện cho mệnh Mộc là màu xanh lá cây, màu gỗ, các chế phẩm từ gỗ, hoa cỏ và những vật trang trí hình hổ và thỏ hay mèo.
Theo quan niệm tương sinh trong ngũ hành, Thủy sinh Mộc, do đó, màu sắc có lợi nhất cho người mệnh Mộc là đen và xanh lam. Tiếp đến là các màu bản mệnh của mộc như xanh lá cây, màu gỗ, và các gam màu thuộc Hỏa như đỏ, hồng, tím.
Xanh lam là màu có lợi nhất cho người mệnh Mộc.
Lựa chọn đen và xanh lam làm gam màu chủ đạo để trang trí nhà sẽ đem lại may mắn cho người mệnh Mộc.
Nội thất đen vừa là điểm nhấn hiện đại cho ngôi nhà, vừa tốt cho người mệnh Mộc.
Do Kim khắc Mộc, người mệnh Mộc kỵ với màu trắng, nên hạn chế sử dụng màu này để trang trí nhà.
Người mệnh Mộc sử dụng các đồ dùng có màu xanh lá cây và màu gỗ. Ngoài ra, người mệnh này cũng có thể bổ sung thêm các vật dụng màu đỏ, hồng, tím để tô điểm cho không gian nhà nhưng chỉ với số lượng vừa phải.
Màu xanh lá tươi mát và đẹp mắt.
Vật liệu thuộc Mộc điển hình là gỗ. Nó có nguồn gốc tự nhiên, mang tính dương và có tác dụng làm lưu thông không khí. Để tăng cường thêm tính Mộc, người thuộc mệnh này nên dùng các loại đồ gỗ gia dụng, phổ biến nhất là cửa, giường, tủ, giá sách, gỗ lát nền nhà.
Các vật dụng làm bằng gỗ vừa đẹp, vừa sang trọng.
Một tủ đựng sách gỗ cũng có ý nghĩa như một vật phong thủy hữu hiệu đối với người cần bổ sung tính Mộc trong nhà.
Bạn có thể chọn cho mình một chiếc giá sách độc đáo.Các chế phẩm từ mây, tre, cói cũng thuộc Mộc. Chúng có tính âm nên mang lại cảm giác mát mẻ.Các loại rèm cửa, mành che bằng bông, đay cũng là những vật liệu thuộc mộc khiến ngôi nhà bạn trở nên gần gũi với thiên nhiên.Người mệnh Mộc có thể sử dụng các sản phẩm mĩ nghệ từ vải.
Theo quan hệ tương khắc trong ngũ hành, người mệnh Mộc không nên sử dụng đồ kim khí, do vậy nên hạn chế sử dụng những đồ trang trí làm bằng chất liệu này.
Người mệnh Mộc nên hạn chế sử dụng các đồ trang trí bằng kim loại.
Đại diện cho Mộc là hổ và thỏ hay mèo. Người mệnh thổ nên có các đồ vật trang trí hình các con vật này để thêm phần thuận lợi trong công việc, sức khỏe.
Đại diện cho Mộc là hình thỏ hoặc mèo
Người mệnh Mộc nên trồng 3 hoặc 8 chậu cây sau để luôn được may mắn: Vân trúc, thủy tháp hoa, cau trúc (dừa Hawai), kim tiền, cây cọ, cây gừa, vạn niên thanh.
3 và 8 là hai con số đại diện cho Mộc. Người thuộc mệnh này nên ở nhà có số tầng và số nhà có đuôi là 3 hoặc 8. Các số thuộc Thủy là 1 và 6 cũng tốt cho người mệnh Mộc, nhưng cần tránh các tránh số thuộc Kim là 4 và 9.