“Phong thủy” dáng rồng

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng không dễ để chú rồng thép nặng 9.000 tấn “bay” trên sông Hàn hội đủ 9 yếu tố cấu thành con rồng trong truyền thuyết, đó là thân rắn, vẩy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, mắt tôm hùm, bụng của con sò, gan bàn chân của hổ, vuốt của chim ưng và mũi, bờm, đuôi của sư tử.

“Phong thủy” dáng rồng.
“Phong thủy” dáng rồng.

Cân lên đặt xuống cái… đầu rồng

Trong việc xây cầu Rồng, chính quyền và người dân TP Đà Nẵng đặc biệt coi trọng yếu tố phong thủy, nhất là dáng rồng, bởi nó là hình tượng trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Để có được dáng cầu như hiện nay, lãnh đạo TP Đà Nẵng và các cơ quan, ban ngành đã trải qua rất nhiều cuộc họp, bàn cãi hết sức gay gắt.

Phần thân rồng uốn lượn bay qua sông Hàn thơ mộng do Công ty Louis Berger (Mỹ) thiết kế. Còn đầu và đuôi rồng thì Đà Nẵng phải tổ chức riêng một cuộc thi thiết kế. Điều đáng mừng là thành phố chỉ vừa có “chỉ dụ” phát động đã có hàng chục ý tưởng ứng thí. Lọt qua nhiều vòng tuyển chọn, ý tưởng của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng được lãnh đạo thành phố chấp nhận và giao cho thiết kế.

Tổng chiều dài của đầu rồng khoảng 15m, cao khoảng 10m, diện tích chắn gió lên đến 150m2. Toàn bộ đầu rồng nặng hơn 40 tấn, chia thành 4 tổ hợp rời được cẩu lên ở độ cao khoảng 24m so với mặt nước sông Hàn. Đầu rồng được lắp ghép vào 5 ống vòm của thân rồng và giằng chéo bằng các hệ liên kết để đảm bảo độ ổn định. Nếu tính cả khối lượng của hệ liên kết thì tổng trọng lượng của đầu rồng lên đến hơn 60 tấn. Nhà máy gia công cơ khí 121 (thuộc Cienco1) là đơn vị sản xuất đầu và đuôi rồng bằng vật liệu thép theo tiêu chuẩn ASTM 709 của Mỹ (là tiêu chuẩn dành cho thép làm cầu, đảm bảo chống ăn mòn, han rỉ…).

Dù được “chọn mặt để gửi rồng”, nhưng con đường để đi đến “đích” vẫn rất gian nan đối với nhà điêu khắc này. Thoạt đầu, ông Hạng đưa ra phương án cho đầu rồng uốn ngược lại và vươn lên cao. Nhưng phương án này bị gạt ngay với lý do rồng phải bay thẳng chứ “ngoái lui” thì chẳng tốt đẹp gì.

Không nản chí, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đề xuất phương án để cho rồng có… đôi, bằng cách thiết kế thành hai con rồng. Một con hướng đầu ra biển ngụ ý vươn ra năm châu bốn biển, một con hướng đầu lên núi chào mời khách thập phương. Riêng phần đuôi cặp rồng châu vào giữa được cuộn lại thành hình hoa sen… Ý tưởng khá tạo bạo. Tuy nhiên, phương án này cũng không được lãnh đạo Thành phố chấp thuận vì dễ bị “suy diễn” là mất đoàn kết do hai đầu rồng quay về hai phía.

Cũng liên quan đến phương án cặp rồng, ông Hạng còn đề xuất cho hai rồng châu đầu vào giữa theo kiểu “song long chầu nguyệt”. Và cũng rất nhanh chóng bị Đà Nẵng bác bỏ vì bị cho là rồng “đối đầu”. Ngoài ra, nếu làm thành hai con rồng thì sẽ không thể trở thành “con rồng thép dài nhất thế giới” đã đăng ký kỷ lục Guinnes. Rồi cuối cùng, sau nhiều lần cân lên, đặt xuống, phương án tối ưu được chọn là đặt đầu rồng ở đầu cầu phía Đông vươn ra biển lớn.

Cứ tiếp thu để nghiên cứu tiếp

“Phong thủy” dáng rồng.
“Phong thủy” dáng rồng.

Suốt hai tháng ròng sau khi phương án đầu rồng được quyết, ông Hạng vẫn phải tiếp tục “bôn ba” đến nhiều bảo tàng trong cả nước để thu thập và nghiên cứu các mẫu đầu rồng. Và ông đã chọn được cho mình mẫu rồng ưng ý của thời Lý. Ông Hạng nói, rồng đời Lý có rất nhiều điểm khác biệt. Đầu rồng đời Lý không có sừng, thường ngẩng lên cao, miệng há to, mép trên không có mũi… Mẫu rồng này rất phù hợp với kiến trúc cầu Rồng bởi nó có phong thái rất mạnh mẽ, vừa thể hiện được vóc dáng của đất nước đang vươn mình trong thế kỷ 21, vừa giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Tiền bạc cùng với chất xám đầu tư cho cầu Rồng không nhỏ nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hài lòng. Nhìn một cách tổng thể, con rồng vẫn chưa hội đủ 9 yếu tố: Thân rắn, vẩy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, mắt tôm hùm, bụng của con sò, gan bàn chân của hổ, vuốt của chim ưng và mũi, bờm, đuôi của sư tử. Nhiều ý kiến chê đầu rồng thấp, trông như rồng… đuối sức.

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng giải thích bản thân ông muốn thể hiện đẹp hơn, nhưng phải tuân thủ quy định về trọng lượng, bố cục, định vị, chất liệu… Nếu đưa đầu rồng vươn cao hơn thì khả năng chịu tải của vòm thép không đảm bảo và sẽ mất an toàn. Nhiều kỹ sư có chuyên môn cao cũng đồng tình với cách lý giải của ông Hạng. Song, lại có ý kiến phản biện từ kỹ sư lão thành Hoàng Hữu Hà. Ông Hà cho rằng, hoàn toàn có thể đưa đầu rồng lên vị trí cao hơn để thể hiện dáng vẻ oai phong bay ra biển lớn. Cách làm đơn giản, không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu công trình. Đó là cưa chỗ khớp nối giữa đầu và cổ rồng, sau đó nối thêm khoảng 2m ống thép và gắn lại. Về kỹ thuật, khi nối các ống thép phải trùng nhau 10cm và gắn chặt lại để đảm bảo an toàn.

Xung quanh việc “tranh cãi” này, ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, người đã đổ nhiều tâm sức cho công trình cầu Rồng phát biểu thẳng thắn trong một buổi họp, ông cũng nghe nhiều ý kiến đánh giá cầu rồng nhìn ốm, đầu không cao, rồng không có chân. Ông Thanh nói: “Chúng ta đã có ai thấy con rồng thật đâu? Tôi nhìn con rồng trên cầu cũng giống con rồng chứ đâu đến nỗi giống con khác?”. Cuối cùng ông tặc lưỡi “Thôi thì cứ tiếp thu để nghiên cứu tiếp”.

Mỗi chuyện về dáng rồng của cầu Rồng đã hết sức ly kỳ và nhiều tranh cãi. Đến màu sắc của rồng cũng phải bàn lên bàn xuống. Lãnh đạo TP Đà Nẵng lý giải việc chọn màu vàng cho rồng là xuất phát từ quan niệm màu vàng là màu của rồng truyền thống Việt Nam. Nó tượng trưng cho sức mạnh, sự sung túc, thịnh vượng và phát triển. Dù vậy, không ít ý kiến lại phản biện rằng, rồng trong “tứ linh” là Thanh Long nên sơn màu xanh thì mới phù hợp, đặc biệt là với phong thủy sông nước như Đà Nẵng. Ngoài ra rồng xanh còn thể hiện sự xanh – sạch – đẹp theo đúng chiến lược xây dựng TP Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường vào năm 2020.

Thôi thì đủ các ý kiến, khen nhiều, chê cũng lắm. Nhưng một điều không ai phủ nhận, cầu Rồng là công trình chứa đựng rất nhiều tâm sức, tình cảm của lãnh đạo và nhân dân TP Đà Nẵng. Ngoài ý nghĩa nối kết giao thông hai bờ Đông – Tây sông Hàn, nó còn là một công trình nghệ thuật đẹp, hoành tráng được du khách thập phương ngưỡng mộ.

Đề phòng và hóa giải sao Thái tuế trong năm 2013

Năm nay sao Thái tuế bay đến từ hướng Đông Nam. Vì thế, những ngôi nhà có cửa chính hướng về Đông Nam cần tránh không để cửa sập mạnh, không đào bới ở khu vực này trong năm 2013.

Đề phòng và hóa giải sao Thái tuế trong năm 2013
Đề phòng và hóa giải sao Thái tuế trong năm 2013

Người xưa rất sợ phạm Thái Tuế vì cho rằng điều này có thể dẫn đến mất mát, rủi ro, bệnh tật, thương vong, tai ương và bế tắc trong sự nghiệp. Bạn có thể phạm Thái Tuế theo nhiều cách, đầu tiên là đối mặt vị thần này hoặc sinh vào năm nhất định:

– Đối mặt với Thái Tuế (chẳng hạn ngồi làm việc đối mặt với hướng Thái Tuế trị vị, hoặc nằm ngủ đầu hướng về phía này) trong một thời gian dài.

– Sinh vào năm Phạm Thái Tuế: trong năm 2013, các tuổi phạm Thái Tuế là Tỵ, Hợi, Dần và Thân. Trong đó, tuổi Hợi phạm nặng nề nhất vì đối đầu với Thái Tuế, tuổi Tỵ có cung tử vi là nơi Thái Tuế trị vì, bị phạm nhẹ hơn một chút, vì vị thế này có thể sử dụng để đón nhận hỗ trợ từ Thái Tuế còn tuổi Hợi và tuổi Thân bị phạm ít nhất.

Những người phạm Thái Tuế nói chung sẽ có một năm không mấy trơn tru, mọi lĩnh vực như sự nghiệp, sức khỏe, quan hệ… đều có thể bị ảnh hưởng.

Đề phòng và hóa giải sao Thái tuế trong năm 2013.
Đề phòng và hóa giải sao Thái tuế trong năm 2013.

Phạm Thái Tuế đồng nghĩa với việc khiến vị thần này nổi giận (hoặc nói cách khác là năng lượng của bạn xung đột với năng lượng của ngôi sao trị vì năm). Bạn cần thực hiện một số biện pháp giúp Thái Tuế nguôi giận, và tránh tiếp tục đối đầu với vị thần này.

Mặc dù Thái Tuế được coi là một trong những điều mang lại rủi ro của năm, ngôi sao này cũng mang lại một số điều tốt lành, nếu phương vị của nó chịu ảnh hưởng của sao tốt trong Phi tinh.

Trong năm 2013, nơi Thái Tuế trị vị (cung Đông Nam) có sao Tứ Lục (#4) chiếu, vì vậy vị thần này có thể mang lại vận may cho các mối quan hệ, chẳng hạn thu hút sự giúp đỡ từ lãnh đạo có quyền lực và người thực sự hữu ích với bạn. Tuy nhiên, nói chung ngôi soa này vẫn mang lại rủi ro và cần cẩn thận với phương vị của Thái Tuế trong năm. Thái Tuế bị quấy rầy khi bạn thực hiện những công việc lớn như sửa nhà hay đốn cây nơi vị tướng quân của năm trị vì.

Các nguyên tắc cần tuân thủ trong năm 2013, khi Thái Tuế chiếu vào Đông Nam 3 (142,5 độ – 157,5 độ)

– Không ngồi làm việc đối mặt hoặc nằm ngủ đầu hướng về phương vị của Thái Tuế (Đông Nam 3). Nên ngồi xoay lưng lại hướng này để được Thái Tuế hỗ trợ.

– Tuyệt đối tránh đào bới đất hoặc sửa chữa ở phương vị của Thái Tuế. Nếu khu vực này bị quấy rối, những người sống trong nhà sẽ có một năm khó khăn, với nhiều tranh cãi và bệnh tật. Nếu không có lựa chọn nào khác và bắt buộc phải tiến hành sửa chữa ở khu vực này, nên tránh bắt đầu và kết thúc công việc ở đây. Có thể bắt đầu ở những khu vực có sao tốt chiếu trong năm nay, chẳng hạn cung Bắc, Nam hoặc Đông Bắc.

– Những ngôi nhà có cửa chính hướng về Đông Nam cần tránh không để cửa sập mạnh, không tân tạo hay đào bới ở khu vực cửa chính trong năm 2013.

– Xoa dịu Thái Tuế bằng cách đặt Tỳ Hưu – con thú yêu của vị thần này – ở cung Đông Nam của ngôi nhà, hay mang theo người biểu tượng Tỳ Hưu.

Các nhà chiêm tinh học Trung Quốc rất sợ sự nổi giận của Thái Tuế vì theo họ không ai có thể thành công nếu dám thách thức vị thần này. Hậu quả rất nghiêm trọng, bạn có thể mất việc làm, mất tiền của hay thất bại trong công việc. Tất cả những điều này có thể xảy ra kể cả nếu bạn vô tình ngồi đối mặt hoặc nằm ngủ đầu hướng về phương vị của Thái Tuế. Nếu công việc của bạn mang tính cạnh tranh mạnh thì ảnh hưởng của Thái Tuế càng tồi tệ hơn, vì kẻ thù sẽ chiến thắng bạn một cách dễ dàng.

Tỳ Hưu chiếm một vị trí hết sức đặc biệt trong Phong thủy vì sự tức giận của Thái Tuế chỉ có thể được xoa dịu bởi linh vật này. Bày Tỳ Hưu tại công sở hay nhà ở của bạn giúp hóa giải mối đe dọa này.

Lựa chón các loại đá hợp phong thủy theo ngũ hành.

Dùng trang sức bừa bãi, không theo màu sắc ngũ hành cho hợp với mệnh người đeo, sẽ đem lại những điều không may mắn cho họ. Ngược lại, nếu đeo trang sức đá có màu sắc phù hợp voiws mệnh thì sẽ đem lại sức khỏe, may mắn, hưng vượng cho người đeo.

Chọn đá hợp phong thủy.
Chọn đá hợp phong thủy.

1. Người mệnh THỦY nên đeo đá gì?

Người mệnh Thủy khi mua đá quý cần lưu ý
Tốt nhất cho người mệnh Thủy là BẠC và ĐÁ MÀU TRẮNG. Vì các màu sắc trên theo quy định của ngũ hành là thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy nên khi đeo Bạc và Đá màu Trắng, người mệnh Thủy sẽ dược Tương sinh.
Tốt thứ nhì cho người mệnh Thủy là sự Hoà hợp giữa người mệnh Thủy với màu sắc của viên đá. Đó là họ nên dùng các màu ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN như saphiare, aquamarin, tactit…
Thứ ba, người mệnh Thủy khắc được Hỏa ( Nước sẽ dập tắt được Lửa), tức là họ dùng được các màu mà họ chế ngự được như ĐỎ, HỒNG, TÍM.

Nên dùng: Người mệnh Thủy được đeo đá quý với các màu sắc như sau:

Được tương sinh: Đá trắng, vàng, bạc
Được tương hợp: Đá màu đen, màu xanh nước biển
Chế khắc được đá các màu: Đỏ, hồng, tím
Không nên dùng: Tuyệt đối không nên dùng các màu sau:

Đá vàng sậm, nâu đất
Vì đó là màu thuộc hành Thổ. Chặn được nước lớn ở sông, ở biển tràn vào, người ta phải đắp đê điều bằng đất, đá , cát. Thổ sẽ chế ngự được Thủy. Chính vì vậy, người mệnh Thủy không nên đeo đá có các màu thuộc Thổ, sẽ bất lợi cho họ.

2. Người mệnh HỎA nên đeo đá gì?

Tính chất mệnh Hỏa
Đá quý loại nào cũng tỏa ra rất nhiều năng lượng tốt cho người dùng. Nhưng tốt cho người mệnh Hỏa nhất phải là đá có màu thuộc hành Mộc, tức là xanh lá cây. Vì Gỗ khi cháy sẽ thành ngọn Lửa, nghĩa là Mộc sẽ sinh Hỏa. Chính vì vậy, đá có màu xanh lá cây là màu đá lý tương số 1 mà người mệnh Hỏa nên dùng.
Cũng như các mệnh khác, người mệnh Hỏa sẽ tốt nếu dùng đá quý có màu tương hợp, tức là cùng hành Hỏa với các màu đặc trưng của Hỏa là Đỏ, Hồng, Tím.
Còn nếu họ thích dùng đá màu trắng thì cũng được, vì mệnh của họ chế khắc được màu của viên đá, tức là Hỏa khắc được Kim. Nung kim loại chảy ra thành nước- điều đó chỉ có Lửa mới làm được mà thôi!

Nên dùng: Người mệnh Hỏa được đeo đá quý với các màu sau:

Được tương sinh khi họ dùng đá màu Xanh lá cây.
Được hòa hợp nếu họ dùng đá màu Đỏ, hồng, tím.
Chế khắc được những viên đá có màu Trắng.
Không nên dùng:

Đá màu đen, màu xanh nước biển.
Vì đó là màu của Nước( THỦY). Khi dùng họ gặp xui, vì THỦY- HỎA giao đấu, thì phần thua sẽ thuộc về họ, bởi Nước sẽ dập tắt Lửa.

Chọn đá hợp phong thủy.
Chọn đá hợp phong thủy.

3. Người mệnh MỘC nên đeo đá gì?

Để người mệnh Mộc được khỏe mạnh, may mắn, tài lộc, phát đạt, thì việc chọn mua một viên đá hợp mệnh theo màu sắc ngũ hành là điều rất quan trọng.
Nguời mệnh mộc nên đeo đá quý như sau:
Để được tương sinh: Thủy dưỡng mộc. Màu đá tốt nhất dành cho người mệnh mộc là màu nước, bao gồm: đen, xanh nước biển, xanh da trời, xanh Lam.
Để được tương hợp: Lưỡng mộc thành Lâm. Có nhiều cây là có rừng. Hòa hợp với người mệnh Mộc chính là màu Mộc, gồm: gỗ hóa thạch, xanh lá cây.
Để chế khắc được viên đá: Người mệnh Mộc chế được Thổ gồm các màu vàng sậm, nâu đất, gỗ hóa thạch. Như vậy đeo viên đá có màu Thổ, người mệnh mộc được an toàn và không phải lo lắng.

Nên dùng: Tóm lại, người mệnh Mộc được đeo đá quý có các màu sắc:

Tương sinh: đen, xanh lam, xanh da trời, xanh nước biển
Tương hợp: gỗ, xanh lá cây
Chế ngự: vàng sậm, nâu đất, các loại hóa thạch
Không nên dùng:

Tuyệt đối không nên dùng các loại đá màu của Kim như trắng và bạc.
Vì dao chặt được cây gỗ cho nên khi đeo trang sức với viên đá màu tượng trưng cho Kim sẽ không tốt cho người đeo. Ta nên tránh đá màu trắng cho người mệnh Mộc.

4. Người mệnh KIM nên đeo đá gì?

Người mệnh Kim nên đeo đá quý như sau:
Tốt nhất là được tương sinh:Kim là do thổ sinh ra. Đất sinh ra vàng bạc nên dùng các màu thuộc thổ như vàng sậm, nâu đất, gỗ hóa thạch như mắt hổ.
Tốt thứ nhì là được hòa hợp:Hợp với mệnh Kim là Kim. Đó là trắng (bạc kim), vàng tươi (vàng trang sức) và bạc.
Thứ ba mới đến sự chế khắc:Kim sẽ chế khắc được mộc. Chủ thể là người mệnh kim sẽ chế khắc được viên đá mình đeo có các gam màu xanh lá cây.

Tóm lại, người mệnh Kim được đeo đá quý có các màu sau:

Tương sinh: đá vàng sậm, nâu đất, mắt hổ
Hòa hợp: đá bạc, trắng, vàng tươi
Chế khắc: xanh lá cây
Không nên dùng:

Đá có màu thuộc hành Hỏa như đá đỏ, hồng, tím.
Vì Hỏa khắc Kim cho nên khi đeo đá có màu tượng trưng cho lửa sẽ gây bất lợi cho chủ nhân của nó.

5. Người mệnh THỔ nên đeo đá gì?

Tính chất mệnh Thổ
Khi mọi vật bị đốt cháy, sẽ thành tro, bụi, đất, cát. Vậy HỎA sẽ sinh ra THỔ. Cho nên, người mệnh Thổ hãy dùng những viên đá quý có màu của Hỏa, sẽ được tương sinh. Đó là các màu: ĐỎ, HỒNG, TÍM.
Có câu:” lưỡng Thổ thành Sơn”. Nếu họ dung đá có màu VÀNG SẬM, NÂU ĐẤT, sẽ rất tốt cho họ, vì người và đá cùng mệnh có sự tương hợp với nhau.
Đất đá chế ngự được nước. người mệnh Thổ sẽ chế ngự được viên đá có màu của hành Thủy là ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN.

Nên dùng: Người mệnh Thổ sẽ dùng được những viên đá quý có màu sắc:

Để được tương sinh: màu ĐỔ, HỒNG, TÍM (Hỏa)
Để được hòa hợp: màu NÂU ĐẤT, VÀNG SẬM.(Thổ)
Để chế khắc được: ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN (Thủy)
Không nên dùng:

Đá có màu XANH LÁ CÂY, vì đó là đá có màu cùa hành Mộc.
Cây sống trên đất, hút hết sự màu mỡ của đất, khiến đất suy kiệt. Người mệnh Thổ nếu dùng đá có màu xanh lá cây sẽ bị suy yếu về sức khỏe, khó khăn về tài chính.

Những đều may mắn trong những đồng xu cổ phong thủy.

Theo phong thủy, tiền xu là một trong những vật phẩm quan trọng.

Ngày xưa, người ta dùng tiền xu đục lỗ hình tròn tượng trưng cho trời, giữa là lỗ hình vuông tượng trưng cho đất. Trời ngoài đất trong tượng trưng cho quẻ Thái tức sự thịnh vượng. Tùy theo niên hiệu các đời vua mà trên tiền xu có khắc chữ khác nhau. Tiền xu cổ luôn là một pháp khí sử dụng rất nhiều trong Phong Thủy. Những đồng tiền xu là biểu tượng của nguồn tài lộc và của cải. Cát khí của nó không những làm gia tăng tài lộc mà con đem lại nhiều may mắn về công danh, sự nghiệp và giải trừ tai họa, tiểu nhân… Vì thế phép trấn yểm không thể thiếu tiền xu Phong Thủy.

Người xưa cho rằng tiền xu dùng trong yểm Phong Thuỷ nếu là tiền cổ thì tốt nhất, vì tiền cổ được chế tạo đã nhiều năm nên hấp thu được “thiên khí”. Đồng thời do phần lớn các đồng tiền cổ được chôn vùi dưới đất nên đã hấp thu được “địa khí”. Ngoài ra, nó đã được qua tay nhiều người sử dụng nên đã hấp thu được “nhân khí” rất nhiều. Ba khí Thiên Địa Nhân đều có đủ, nên các đồng tiền cổ có thể tăng việc hoá sát rất mạnh.

Tiền xu Mai Hoa 5 cánh liền (Mai Hoa Kim Tiền)

 

Tiền xu Mai Hoa 5 cánh liền (Mai Hoa Kim Tiền)
Tiền xu Mai Hoa 5 cánh liền (Mai Hoa Kim Tiền)

Trong số các loại tiền xu dùng trong phong thủy, tiền Mai Hoa có 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành, là vật chuyên dùng để trấn yểm hung khí, đem lại sự thịnh vượng về tài lộc.

Theo Blog Phong Thủy, thì bạn có thể bày tiền Mai Hoa trên bàn, trong phòng khách, văn phòng, cửa hàng. Cũng có thể bày tiền Mai Hoa trên bàn thờ, trên két bạc, treo ở cửa ra vào… nơi các cát tinh Lục Bạch, Diên Niên, Sinh Khí phối chiếu để gia tăng tiền bạc.

Chú ý, tránh đặt tiền Mai Hoa trong nhà vệ sinh, nơi ẩm thấp, trong phòng ngủ… nơi các hung tinh Thất Xích, Lục Sát, Tuyệt Mệnh phối chiếu.

Tiền xu Mai Hoa 10 cánh rời (Mai Hoa Thập Toàn)

Đồng tiền có 10 cánh nhỏ được thắt từ 10 đồng xu nhỏ, ở giữa là 2 đồng xu lớn 2 mặt, nhìn giống bông hoa mai. Có tác dụng rất lớn trong con đường công danh, sự nghiệp, góp phần làm thăng quan tiến chức và hóa giải kẻ tiểu nhân ám hại…

Cách sử dụng: đặt ở chỗ tựa sau lưng của ghế ngồi, phòng tiểu nhân; đặt trong ngăn kéo bàn làm việc có giấy tờ quan trọng; kẹp trong bìa hồ sơ, cặp táp, túi xách những lúc đi giao dịch làm ăn quan trọng… và nhiều trường hợp khác theo sự chỉ dẫn của chuyên gia phong thủy…

Tiền xu Phúc Tinh Chiêu Tài (tiền xu có hình con dơi)

Trong tiếng Trung Quốc, từ “dơi” và từ “phúc” là đồng âm. Chính vì vậy, dơi (còn gọi là phúc thử) trở thành con vật tượng trưng cho sự cát tường. Con dơi gắn với đồng tiền là hình ảnh dẫn phúc chiêu tài, dùng hóa giải các sao xấu…

Cách sử dụng: treo ở các phượng vị tài lộc, hoặc cần hóa giải sao xấu thì treo hai đồng tiền phúc tinh vào hướng phạm Thái Tuế chiếu sát, một đồng tiền hướng 9 ngôi sao ra ngoài còn đồng tiền kia hướng bát quái ra ngoài…

Tiền xu Bát Quái (đồng xu tử vi)

Trong phong thuỷ thì đồng xu in hình Bát Quái là một trong những vật phẩm cơ bản để chế hoá và chữa những cấm kỵ phạm phải. Đồng xu đặc biệt là biểu tượng của sự giàu có, phát về tài lộc. Đồng xu này thường dùng là đồng tiền ở thời vua Càn Long có hai mặt Âm Dương thể hiện nguyên lý Âm Dương hài hoà. Tiền hình trọn tượng trưng cho Thiên, ở giữa có lỗ vuông tượng trưng cho Địa. Trên đồng tiền có in hình Bát Quái thể hiện Đạo lý Thiên – Địa – Nhân tương hợp tất tạo phúc và hưởng phú quý.

Đồng xu Tử Vi có in hình Bát Quái tượng trưng cho “Đạo”, tức là cát khí. Theo Blog Phong Thủy, bạn có thể treo đồng xu này ở nhà, cửa hàng, văn phòng hoặc trên xe ô tô có thể chống lại hung khí, xua đuổi tà ma, đem lại sức khoẻ và tài lộc cho gia chủ.

Cách sử dụng: treo ở cửa đi, cửa phòng, trong phòng khách, phòng ngủ hoặc trên xe ô tô…

Tiền xu Tam Tài (Thiên – Địa – Nhân, xâu 3 đồng xu)

Tiền xu Tam Tài (Thiên - Địa - Nhân, xâu 3 đồng xu)
Tiền xu Tam Tài (Thiên – Địa – Nhân, xâu 3 đồng xu)

Số 3 tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân (Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa), tức là mang đến những điều tốt, là biểu tượng cho sự thịnh vượng cát lành.

Cách sử dụng: để thu hút sự thành công của các dự án trong kinh doanh bạn hảy cung cấp năng lượng tốt cho các hồ sơ có liên quan bằng cách buộc 3 đồng tiền xu cổ với dây màu đỏ rồi dán vào bìa hồ sơ (bằng băng dính trong), hướng mặt dương (có chữ) lên trên. Điều này có thể sẽ tạo ra năng lượng thịnh vượng và mang lại sự thành công trong công việc của bạn.

Tiền xu Ngũ Đế (xâu 5 đồng xu)

Ngũ đế tiền là năm đồng tiền cổ của 5 vị Hoàng đế cường thịnh nhất triều đại nhà Thanh đó là: Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long và Gia Khánh. Theo Phong thuỷ thì các đồng tiền của các thời đại cường thịnh thì khí trường của nó rất mạnh, vì thế nó sẽ tăng cường tài vận rất tốt.

Cách sử dụng: nên treo ở các phương vị tài lộc, có thể dùng kết hợp với tỳ hưu hoặc thiềm thừ để tăng cường mạnh tài vận…

Tiền xu Lục Đế (xâu 6 đồng xu)

Tiền xu Lục Đế (xâu 6 đồng xu)
Tiền xu Lục Đế (xâu 6 đồng xu)

Cũng tương tự như Ngũ đế, nhưng Lục đế tiền là sáu đồng tiền cổ của 6 vị Hoàng đế cường thịnh nhất triều đại nhà Thanh đó là: Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh và Đạo Quang. Theo Phong thuỷ thì các đồng tiền của các thời đại cường thịnh thì khí trường của nó rất mạnh, vì thế nó sẽ tăng cường tài vận rất tốt.

Cách sử dụng: được xâu sẵn thành chùm với dây màu đỏ, treo ở các phương vị tài lộc trong nhà hoặc văn phòng…

Tiền xu Bát Bạch (xâu 8 đồng xu)

Tiền xu Bát Bạch (xâu 8 đồng xu)
Tiền xu Bát Bạch (xâu 8 đồng xu)

Số 8 tượng trưng cho sao Bát Bạch rất vượng khí, có tác dụng phát huy Thổ khí trong Vận Tám (từ năm 2004 đến 2023) tức là sự thịnh vượng và phát triển, hoạnh phát về tài lộc.

Cách sử dụng: xâu 8 đồng tiền xu được thắt bằng chỉ màu đỏ treo bên trong cửa, tượng trưng cho tài lộc đã vào trong nhà hoặc văn phòng của bạn, ngoài ra tùy theo sự tư vấn riêng của chuyên gia phong thủy mà ứng dụng trong các trường hợp đặc biệt khác…

Tiền xu Cửu Kỳ (xâu 9 đồng xu)

9 đồng tiền đi với nhau hình thành cát khí do số 9 vốn là biểu tượng của “Thái” tức sự thịnh vượng tối đa, sự bắt đầu một chu kỳ mới. Cát khí của nó không những làm gia tăng cuả cải tài lộc, mà con đem lại nhiều may mắn cho công danh, sự nghiệp, giải trừ tai hoạ. Ngoài ra số 9 trong tiếng Hán Việt phát âm là Cửu, thuộc cặp từ Vĩnh Cửu, thể hiện sự trường tồn, dài lâu…

Cách sử dụng: bày xâu 9 đồng xu trên ở góc Chính Bắc, Tây Bắc hoặc Chính Tây hoặc trên bàn làm việc…

Tiền xu Thất Tinh kiếm (thanh kiếm kết bằng tiền xu)

Ý nghĩa của các đồng tiền xu cổ trong phong thủy

Một vật phẩm không thể thiếu của những chuyên gia thực thụ theo các trường phái phong thủy Huyền Không Phi tinh, Tam Hợp Phái… Ngoài ra đây còn là một vật phẩm hóa sát rất mạnh, dùng được trong rất nhiều trường hợp riêng biệt theo sự chỉ dẫn riêng…

Tiền xu Lục Tài Tiến Bảo (6 xu thắt kiểu hoa mai)

Dùng kích hoạt mạnh thêm cho cung tử tức, đường con cái của mỗi người..

Tiền Càn Long cổ

Tiền đồng thuộc Kim, nó sẽ làm giảm đi tính Thổ khí của những năm sát khí như Nhị Hắc (năm 2009 tới), Ngũ Hoàng (năm 2006). Người xưa cho rằng nhất định phải dùng tiền đồng Càn Long, có thể đúc mới cũng được, nếu là tiền cổ thì tốt nhất vì tiền cổ được chế tạo đã nhiều năm nên hấp thu được “thiên khí”; đồng thời phần lớn các đồng tiền cổ được chôn vùi dưới đất nên đã hấp thu được “địa khí”; ngoài ra nó đã được qua tay nhiều người sử dụng nên đã hấp thu được “nhân khí”. Ba khí Thiên Địa Nhân đều có đủ các đồng tiền có thể tăng việc hoá sát rất mạnh.

Mẹo thuật dân gian: Lấy 5 đồng tiền dùng dây kim tuyến xâu, kiêng dùng màu đỏ, vì đỏ là hỏa kỵ kim.

Ngoài ra còn rất nhiều loại tiền xu khác, với nhiều ý nghĩa và tác dụng khác nhau, tùy vào mỗi trường hợp, từng mong muốn nhu cầu cụ thể mà bạn sẽ được tư vấn lựa chọn một loại thích hợp.

Mang lại tài lộc khi nuôi cá Kim Long trong văn phòng.

Trong thú chơi tiêu khiển của cá rồng, Kim Long Quá Bối được xem như đứng hàng đầu trong các loại cá rồng vì màu sắc rực rỡ của chúng. Dĩ nhiên màu sắc của cá rồng luôn là lý do có nhiều ma lực quyến rủ người xem, cũng như người chơi.

Trước tiên xin được khẳng định mỗi một loại cá rồng đều có những nét đẹp riêng của chúng, nhưng vì đây là bài viết chủ đề về Kim Long Quá Bối, nên phải nói nhiều đến giống loại này. Nếu phải so sánh về cách nuôi dưỡng giữa Kim Long Quá Bối và Huyết Long, thì phương thức nuôi và chăm sóc Huyết Long đòi hỏi nhiều công sức và sự nhẫn nại hơn. Lý do là vì với Kim Long Quá Bối, giống tốt, ở kích thước 25 – 30 cm, các bạn đã có thể thích thú và trâm trồ khi quan sát chúng, vì màu sắc của Kim Long Quá Bối ở tuổi này đã phát triển và khi được kích thước 38 – 40cm thì hầu như chúng ta có thể đoán biết được đến ~90% tiềm năng của chúng. Nhưng đối với Huyết Long, thì ơ kích thước tương tự, chúng ta khó lòng mà tiên đoán, vi Huyết Long lên màu rất chậm, lắm lúc phải chờ đợi đến năm thứ 3/4 để có thể thấy được màu sắc của Huyết Long.

Nuôi cá kim long trong văn phòng làm việc sẽ mang lại nhiều may mắn, thuận lợi cho công ty. Cá kim long đã không còn xa lạ ở một số nước châu Á như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.

Họ xem loài cá này là cá Phong thủy. Vảy của nó có màu bạc và lấp lánh ánh hồng, tượng trưng cho tài lộc. Khi cá lớn có thể dài đến 90cm.

Cá kim long được xem là cá phát tài. Cho cá kim long ăn sâu nước, cá nhỏ để chúng phát triển nhanh và có nhiều vảy hồng, tượng trưng cho tài lộc đến.

Cá Kim Long mang vân may cho văn phòng.
Cá Kim Long mang vân may cho văn phòng.

Trong văn phòng của doanh nhân nên nuôi một con cá kim long. Không cần trang trí cây cỏ, sỏi cát trong bể cá. Cá kim long sẽ ăn bất cứ thứ gì mà nó thấy.

Nếu bạn nuôi cá bằng thức ăn chế biến sẵn thì hãy chọn loại tốt nhất. Khi cá không khỏe mạnh thì nó không mang lại vận may cho bạn. Bạn nên đặt bể cá ở hướng Bắc, Đông hoặc Đông Nam của văn phòng.

Tuy nhiên 3 hướng này mà ở phương vị Huyền Vũ thì đại kỵ. Nên ở phương vị Thanh Long thì mới thật sự tốt.

Nhện phong thủy linh vật may mắn và tình duyên

Nhện phong thủy một linh vật sẽ mang đến nhiều may mắn và tình duyên cho bạn. Sản phẩm đang có bán tại cửa hàng Phong thủy Hoa Mộc Lan.

 

Nhện phong thủy được chế tác từ đá quý phong thủy tuyển chọn kỹ, cho ra thành phẩm đẹp và sang trọng giúp mang theo bên người thuận tiện nhất

 

Mua nhện phong thủy ở đâu?
Mua nhện phong thủy ở đâu? Cửa hàng phong thủy Hoa Mộc Lan, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh

Nhện phong thuỷ ay mắn và tình duyên có thể mua tại cửa hàng phong thủy Hoa Mộc Lan. Địa chỉ: 1163 Đường 3 Tháng 2, Phường 6, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh

 

Chúng tôi có dịch vụ giao hàng trên toàn quốc. Chỉ cần thanh toán chuyển khoản, chúng tôi sẽ chuyển phát nhanh và an toàn nhất cho bạn trong vòng 24-48g

Nhện cẩm thạch huyết
Nhện cẩm thạch huyết
Nhện phong thủy
Nhện phong thủy

Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy cửa hàng phong thủy Sài Gòn khi đến ngã tư Tạ Uyên – Ba Tháng Hai Quận 11 đối diện cửa hàng bánh ngọt Đức Phát.

Những vật phẩm mang may mắn cho gia chủ.

Theo quan niệm của phong thủy, việc chọn mua và đặt một số đồ vật đúng vị trí trong không gian nhà bạn thì nó có thể đem lại may mắn, bình an cho gia đình. Dưới đây là những đồ vật hay được sử dụng trong phong thủy.

Bồn nước ngoài trời

Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình, địa thế xung quanh nhà ở, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Trong các yếu tố, nước đóng vai trò là nhân tố quan trọng hàng đầu.

Bạn có thể lựa chọn nhiều kiểu dáng bồn nước khác nhau, nhưng nên cẩn trọng trong việc sắp đặt vị trí, đồng thời kết hợp hợp lý với các vật dụng mang yếu tố thủy khác như bồn nước cho chim uống hay quả cầu thủy.

Chuông gió

Chuông gió phong thủy.
Chuông gió phong thủy.

Hầu hết những người yêu chăm sóc vườn tược và quan tâm đến phong thủy đều dành tình cảm đặc biệt cho chuông gió. Chỉ cần một làn gió nhẹ, tiếng chuông thánh thót kết hợp với tiếng nước chảy róc rách từ bồn nước như khiến “phong” và “thủy” như hòa quyện vào nhau hơn bao giờ hết.

Hãy chắc chắn rằng chuông gió nhà bạn được làm bằng chất liệu tốt bởi nó sẽ phải vượt qua nhiều trạng thái thời tiết khác nhau ngoài vườn. Điều tối quan trọng là không để một chiếc chuông gió quá lớn ở phía Đông của khu vườn.

Các bức tượng trong vườn

Tượng trong vườn
Tượng trong vườn

Một khu vườn có phong thủy tốt phải bao gồm những yếu tố như âm thanh, màu sắc, hình ảnh và sự chuyển động. Bạn thử nghĩ xem còn điều gì hoàn hảo hơn khi đặt những bức tượng điêu khắc trong vườn, đó có thể là thiên thần, hài nhi, chim muông, ngựa… Tất cả những bức tượng đó sẽ mang đến nguồn năng lượng vào với khu vườn và căn nhà bạn.

Bồn nước cho chim

Trong phong thủy, các chú chim được nhìn nhận như một linh vật tốt chuyền tải những thông điệp hạnh phúc từ thượng đế. Một khu vườn không có tiếng chim hót chắc chắn không thể coi là khu vườn có phong thủy tốt. Vì vậy, hãy luôn mở rộng vòng tay đón chào những người bạn may mắn này.

Thông thường, trong mỗi gia đình theo Phật giáo đều có bàn thờ Phật, tranh Phật hay bài trí tượng Phật để cầu xin bảo hộ bình an, phát tài.

Tượng Phật rất linh thiêng, vì vậy chúng ta nên chú ý đến những điều kiêng kỵ để tránh mang lại những điều không may đến cho gia đình.

Không nên mua tượng Phật một cách ngẫu hứng, tùy tiện. Trong nhà chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và phải sắp đặt chung một bàn, càng nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy phân tâm, bất an.

Trong khi thờ Tam thế Phật, phải sắp đặt chung một bàn. Nếu tượng lồng kính thì nên đặt ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé; còn với tượng gỗ, tượng đồng, tượng sành, thì để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên, cấp dưới.

Sau khi mua tượng Phật, tuyệt đối không được khóa trong két bạc hay cất trong tủ kín giống các đồ quý khác như vàng, bạc, đá quý… Hành động này bị coi là bất kính nhất đối với tượng Phật. Nếu để tượng trong két bạc còn làm cho nhà xảy ra rất nhiều chuyện không hay, nhất là trẻ em hay bị ốm.

Tượng phật.
Tượng phật.

Nếu tượng Phật trong nhà quá cũ, để lâu năm thì không được vứt hoặc ném vào một góc nào đó mà cần mua tượng Phật mới để thay và mang tượng Phật cũ lên chùa, miếu hoặc có thể đốt cùng tiền vàng (vào mùng 1, ngày rằm để tiễn tượng Phật quy vị). Khi đặt tượng Phật lên bàn thờ, dưới tượng phải để một đĩa có giấy đỏ nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Phật.

Nếu tượng Phật không may bị vỡ, không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại, vào ngày mùng một, ba, năm, bảy, chín đốt dưới nắng, tiễn tượng Phật quy vị. Nếu ngón tay tượng Phật bị gãy thì nên dùng giấy đỏ cuộn lên rồi lắp vào, nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ.

Phòng ngủ là không gian riêng tư của gia đình. Vì vậy, không được bài trí tượng Phật hay vứt bùa phù hộ có hình tượng Phật lung tung trong căn phòng này, vì điều đó sẽ dẫn đến việc ngủ không ngon, hay mộng mị.

Bàn thờ Phật không được bày theo hứng mà phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ ông bà, thì nên thờ một bên. Nếu nhà cao tầng thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật thì không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình bông, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Những vật này, mỗi ngày cần được săn sóc lau quét sạch sẽ.

Ngoài ra, những tranh in hình Phật tuyệt đối không được cuộn lên, bởi làm như vậy sẽ gây đau đầu cho những người sống trong gia đình. Khi mắt, ngón tay của tượng Phật trong tranh bị hỏng thì phải sửa chữa hoặc vẽ lại, nếu không vẽ lại như cũ thì người sống trong nhà dễ bị mắc bệnh đối ứng chỗ hỏng của tượng Phật.

Bài trí các loại rồng theo phong thủy.

Từ thời xa xưa đến giờ,Rồng là linh vật thần thoại, tượng trưng Thiên mệnh cao cả và tối thượng, nhân vật cao cả và tối thượng như Vua, thời xưa Vua thường mặc áo có thêu hình con rồng(Long bào), kể cả giường ngũ và nơi làm việc của Vua cũng đều khắc chạm hình rồng…

Bài trí các loại rồng theo phong thủy.
Bài trí các loại rồng theo phong thủy.

Các nước Trung Quốc và Việt Nam thời phong kiến thường lấy con rồng làm biểu tượng của quyền lực và chỉ dành cho vua chúa, người có quyền lực cao nhất nước.

Theo phong thủy, con rồng cũng là biểu tượng tốt nhất. Vì vậy các bậc thầy về phong thủy áp dụng rất nhiều cách để khai thác sức mạnh của biểu tượng rồng.

Bạn có thể  áp dụng 1 trong nhiều cách sau đây để tăng cường năng lượng tốt đẹp trong cuộc sống của mình.

– Trưng bày con rồng bằng chất liệu gốm sứ, thạch anh hoặc gỗ trên tủ hoặc trên bàn ở hướng Đông của văn phòng hoặc phòng học.

Rồng làm bằng vàng hoặc kim loại khác đều không tốt, bởi vì Kim khắc Mộc. Ngoài ra, bạn không nên đặt biểu tượng rồng trong phòng ngủ vì nó sẽ mang lại rất nhiều năng lượng dương không thích hợp trong phòng ngu.

– Treo 1 bức tranh hình con rồng dọc theo tường phía Đông của văn phòng.

– Kích hoạt rồng màu xanh lá cây bằng cách trồng các luống hoa uốn lượn ở khu vườn phía Đông.

– Dùng bàn làm việc có chạm khắc hình rồng khảm xà cừ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng không phải ai cũng có đủ năng lượng và thích hợp để ngồi ở bàn rồng, ghế rồng vì chúng tăng cường rất nhiều năng lượng dương. Nếu không thích hợp, nó có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

– Trưng bày tô, đĩa gốm sứ hoặc các tác phẩm nghệ thuật có gắn hình ảnh con rồng. Những vật trang trí này được xem là mang lại may mắn cho gia chủ.

Còn trong phong thủy, ”Long khí” là sinh lực của vũ trụ,nó ẩn hiện trong lòng đất,vận chuyển thành “Long mạch”, mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm…

Bài trí các loại rồng theo phong thủy..
Bài trí các loại rồng theo phong thủy..

Nguồn sinh khí vĩ đại ấy xuất phát từ hướng ĐÔNG, nên các đại sư phong thủy đã tìm nhiều cách vận dụng và kích thích sinh khí ở hướng này :

– Treo tranh rồng, hoặc tượng rồng ở hướng Đông.

– Rồng cực dương, không nên đặt trong phòng ngủ.

– Đặt tượng rồng xanh bằng đá trong khuôn viên vườn ở của nhà mình.

– Còn trong công việc làm ăn,ta không “sống ác” với ai, nhưng thường bị kẻ tiểu nhân ám hại, gây không biết bao nhiêu chuyện phiền toái…

Chuyện tưởng nhỏ, nhưng hậu quả… thì không nhỏ chút nào… Thế là “đau chân há miệng” ta lại tìm đến nơi này, nơi kia để tìm sự giúp đỡ, nhưng “tiền mất tật mang”, thế là nỗi khổ không biết tỏ cùng ai ?…

Vậy sao ta không vận dụng kinh nghiệm của các đại sư phong thủy vào cuộc sống, để thấy rằng con linh vật thần thoại nhưng đầy quyền năng này sẽ giúp cho ta trở lại vui vẻ và yên lành biết bao…

Bài trí các loại rồng theo phong thủy.. .
Bài trí các loại rồng theo phong thủy.. .

Trước tiên ta phải xác định được “hướng thanh long”:

Từ trong phòng khách của nhà ta đang ở, hoặc từ trong phòng làm việc của ta ở cơ quan, ta nhìn ra phía trước là cửa chính, thì phía trước cửa chính là CHU TƯỚC, phía bên tay phải là BẠCH HỔ, phía sau là HUYỀN VŨ, còn phía bên tay trái là THANH LONG.

Trên bờ tường bên trái phòng khách, và bờ tường bên trái phòng làm việc tại cơ quan, ta treo một bức tranh hình con rồng màu xanh hoặc đặt một tượng rồng màu xanh (Thanh long), đầu rồng quay ra cửa chính.

Còn trên bàn làm việc: Phía trước mặt ta là CHU TƯỚC, phía bên tay phải ta là BẠCH HỔ, sau lưng chổ ta ngồi là HUYỀN VŨ, phía tay trái trên bàn làm việc của ta là THANH LONG. Tại đây ta đặt một con rồng xanh bằng đá, hoặc bột đá, đầu rồng nhìn tới phía trước (CHU TƯỚC): Sẽ hóa giải được nạn tiểu nhân ám hại một cách hiệu quả !

Trong thực tế vận dụng, trên bờ tường bên trái treo hình một con rồng xanh chưa đủ sức tiêu trừ triệt để tiểu nhân ám hại, thì ta phải treo đến ba con, vì trong phi tinh, hướng ĐÔNG là con số ba.

 

Các vật phẩm trường thọ.

Vật phẩm phong thủy không phải chỉ để bày biện cho đẹp, mỗi biểu tượng đều sở hữu công năng riêng biệt tác động vào cuộc sống của chủ nhân. Nên bày vật phẩm Phong Thủy trong nhà mà không hiểu biết ý nghĩa của nó quả thực rất nguy hiểm.

Việc trưng bày những biểu tượng của cuộc sống trường thọ trong nhà giúp cuộc sống của những thành viên trong gia đình trường thọ hơn

Bình hồ lô

Các vật phẩm trường thọ.
Các vật phẩm trường thọ.

Bình hồ lô hay một nậm đựng rượu là biểu tượng đầy quyền năng của cuộc sống trường thọ, may mắn và dào dạt phước lành. Ta thường thấy trong tranh ông Thọ, có hươu và hạc đi theo, đồng thời vị tiên này cũng mang theo một bầu rượu mà dân gian vẫn cho rằng bầu rượu đó chứa rượu trường sinh bất tử.

Hình dạng chiếc hồ lô cũng là biểu tượng cho thiên đường và quả đất được nối bằng một đoạn eo tý hon, trong đó nửa trên tượng trưng cho thiên đường, nửa dưới là trái đất.

Bình hồ lô được trưng trong nhà được cho là điềm tốt, đặc biệt đặt bình hồ lô bên cạnh giường ngủ có thể giúp người ốm mau khỏi bệnh, hay có tác dụng hóa giải tâm trí bực dọc, khó chịu của người nằm trên giường đó.

Cây tre

Các vật phẩm trường thọ..
Các vật phẩm trường thọ..

Cây tre từ lâu đã được xem là biểu tượng của tài lộc trường kì bởi tính kiên cường và khả năng xanh tốt cả bốn mùa, đặc biệt là những ngày đông.

Những mắt tre có ngạnh tượng trưng cho trường thọ và thịnh vượng, có khả năng sống từ hết thế hệ này qua thế hệ khác của khóm tre; trong khi thân tre cứng cáp và dẻo dai lại biểu tượng cho cuộc sống không bệnh tật và ốm đau. Tất cả những bộ phận đấy đều ngầm ý đem lại vượng khí cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Trưng cây tre ở góc phía Đông phòng khách hoặc trong thư viện/phòng học trong nhà đều có tác dụng kích hoạt nguồn năng lượng bảo vệ và may mắn với sức khỏe cho gia chủ.

Rùa

Các vật phẩm trường thọ..
Các vật phẩm trường thọ..

Rùa không chỉ là biểu tượng của cuộc sống trường tồn, đó còn tượng trưng cho sự bảo vệ, hỗ trợ vô hình lẫn sự giàu sang thịnh vượng. Trong khoa học phong thủy, hình tượng con rùa đồng nghĩa với những quả đồi phòng vệ nằm ở phía Bắc. Tượng rùa nằm ở phía bắc nhà gia chủ, được cho là thu hút vượng khí giàu sang, sức khỏe tốt; nếu đặt ở phía Bắc phòng làm việc, bạn sẽ nhận được nhiều năng lượng hỗ trợ vô hình cho công việc và sự nghiệp của mình.

Chim hạc

Các vật phẩm trường thọ..
Các vật phẩm trường thọ..

Hạc là loài chim biểu trưng cho điềm lành, tính trường tồn, hạnh phúc và những chuyến bay suôn sẻ. Người ta trưng biểu tượng con hạc ở trong nhà hay ngoài vườn để kích hoạt sự giao thoa đồng điệu của hạnh phúc và tính hài hòa nói chung.

Nếu đặt một bức tượng hạc nhỏ hoặc treo tranh hạc ở phía Nam thì con hạc đó sinh sôi nhiều cơ hội tốt; nếu ở phía Tây thì nó mang vận may cho con trẻ nhà gia chủ; phía đông thì hạc chở khí tốt có lợi cho con trai và cháu trai; và nếu nằm ở phía Tây Bắc, nó kích hoạt sự trường tồn cho cả dòng tộc nhà gia chủ, đặc biệt là tuổi thọ của tộc trưởng.

Tranh Bát tiên

Các vật phẩm trường thọ..
Các vật phẩm trường thọ..

Tranh Bát Tiên, trong đó có sáu tiên ông và hai tiên bà (có giai thoại cho rằng chỉ có duy nhất một người phụ nữ trong Bát Tiên), được người Hoa lưu truyền rằng họ từng sống tại những mốc thời gian lịch sử khác nhau, giữ những quyền năng riêng, nhưng đều có một điểm chung là sống bất tử trong mọi hoàn cảnh nào do họ được nếm qua rượu vào đào tiên; Chính vì thế, người ta thường vẽ tranh Bát Tiên đang cầm những nậm rượu tiên và trái đào chín trên tay.

Theo phong thủy, nên đặt tượng hoặc treo tranh Bát Tiên trong phòng khách để ngôi nhà của gia chủ có thể hút được nhiều điềm lành cho sức khỏe, hạnh phúc và may mắn.