Truyền thuyết và kiêng kỵ về “quỷ đói” trong tháng cô hồn

Theo phong tục của người Việt, tháng 7 âm lịch được coi là tháng cô hồn, là tháng của quỷ đói…

Một hình ảnh minh họa quỷ đói trong tín ngưỡng Á Đông.
Một hình ảnh minh họa quỷ đói trong tín ngưỡng Á Đông.

Cứ tới tháng 7 âm lịch hàng năm, mọi nhà đều chuẩn bị bày biện và sửa soạn những mâm cỗ cho lễ cúng chúng sinh, hay còn gọi là cúng cô hồn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết về nhữngphong tục của tín ngưỡng dân gian này. Cùng tìm hiểu những truyền thuyết, phong tục hay điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn này dưới đây.

Khởi nguồn từ những truyền thuyết dân gian…

Cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt Nam. Người Việt cổ tin rằng, con người gồm hai phần – hồn và xác. Khi mất đi, phần hồn còn tồn tại, tùy theo việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.

Theo nhiều người, tín ngưỡng này được coi là một hành động nhân đạo, cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ của người Việt. Trong năm, lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là lớn nhất, thường trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo.

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Mỗi năm, Diêm Vương lại cho mở Quỷ môn quan từ ngày 2/7, để quỷ đói được trở lại cõi trần và đến rằm thì quay về bởi cửa địa ngục sẽ đóng.

Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Thậm chí, nhiều nơi người ta còn gọi quỷ đói là “người anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ này.

Cũng có một tích Phật lý giải phong tục cúng cô hồn. Theo đó, phật A Nan Đà một hôm khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo rằng, 3 ngày nữa Phật sẽ qua đời và bị hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói (ngạ quỷ) thức ăn để được tăng thọ. A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để thêm phước.

Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.

Ngạ quỷ – nỗi kinh sợ trong tháng cô hồn…

Quỷ đói
Quỷ đói

Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.

Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận.

Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.

… và bí ẩn với những điều kiêng kỵ …

Là một tín ngưỡng dân gian và liên quan rất nhiều tới các linh hồn, quỷ đói nên trong văn hóa người Việt ta có rất nhiều điều kiêng kỵ mỗi dịp tháng cô hồn tới.

Phổ biến nhất, người ta thường kiêng ra đường buổi đêm, nhất là với trẻ con. Phần đông cho rằng, ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nên cần tránh xa kẻo bị bắt mất. Ngoài ra, rất nhiều người kiêng tới nỗi không dám lái xe vào ban đêm. Họ sợ sự va chạm – được coi là hành động xúc phạm tới quỷ thần và có thể reo rắc vận rủi sau này.

Bơi ngoài sông, ngoài biển cũng là một điều tối kỵ mỗi dịp tháng cô hồn. Ngạ quỷ thường sống ở nơi nhớp nhúa, ẩm ướt, do đó nếu bơi dễ gặp phải chúng, bị chúng kéo chân làm cho chết đuối.

Để xoa dịu, lấy lòng ngạ quỷ và các cô hồn, người ta tổ chức lễ cúng cô hồn. Trong lễ này, điều tuyệt đối bị cấm là sờ vào thức ăn trên mâm cúng như gạo, cháo, muối. Người xưa lý giải rằng, làm như vậy là chọc giận ngạ quỷ và chúng sẽ gieo rắc căn bệnh bí hiểm lên người phạm thượng.

Ngoài ra khi đốt vàng mã hối lộ cho các loài quỷ, ông bà xưa cũng cấm con cháu bước lên hoặc lại gần vùng đốt lửa. Nguyên nhân là vì lửa sẽ mở ra cánh cửa vào thế giới linh hồn, nếu chẳng may dẫm phải sẽ bị quỷ dữ lôi kéo, trêu ghẹo.

Tạm kết: Mặc dù những điều kiêng kỵ trên chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng. Dẫu vậy, tín ngưỡng dân gian cúng cô hồn vẫn tồn tại như hành động nhân đạo, mang tính nhân văn của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Đó là sự thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia…

Cách hóa giải cho nhà tắm lầm hướng xấu

Việc bài trí phong thủy nhà tắm rất quan trọng vì nó có liên quan mật thiết đến sức khỏe của những người sống trong nhà. Dưới đây là những kiểu bài trí nhà tắm theo phong thủy nên tránh và cách hóa giải.

1. Nếu đặt nhà tắm tại phía Bắc trong nhà, hoặc phía Đông Bắc được gọi là Hậu quỷ môn thì có thể mang lại hậu quả xấu. Nếu gặp kiểu phong thuỷ nhà ở này thì gia chủ có thể mắc bệnh xơ vữa động mạch, xơ gan, sỏi mật, tiêu chảy, loét dạ dày, táo bón, ngộ độc thực phẩm, khí huyết không dồi dào,… đặc biệt có ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ của người già.

Đặt nhà tắm tại phía Bắc trong nhà
Đặt nhà tắm tại phía Bắc trong nhà

Trong phong thuỷ nhà ở, để nhà tắm không mang lại tướng hung, tốt nhất hãy đặt nó ở phía Tây Bắc, Đông Nam hoặc phía Đông (nhìn từ trung tâm của ngôi nhà). Đồng thời, phải tránh đặt tại phương vị tương xung với năm sinh của gia chủ (ví dụ như người sinh năm Mão, phải tránh đặt ở phía Đông). Có thể thấy, việc thiết kế vị trí nhà tắm quả thực không phải là chuyện đơn giản.

Đặt nhà tắm tại phía Bắc trong nhà
Đặt nhà tắm tại phía Bắc trong nhà

2. Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía Đông Bắc là những nơi mà ánh mặt trời không thể chiếu vào. Hay nói một cách khác, phòng bếp, phòng khách đặt ở phía Đông Nam hoặc Tây Nam, còn nhà tắm đặt ở phía Bắc. Những người hay than phiền rằng sức khoẻ không tốt phải chăng có liên quan đến phong thuỷ nhà ở không tốt, qua điều tra được biết khoảng tới một nửa trong số họ là do thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc Đông Bắc.

Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía Đông Bắc
Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía Đông Bắc

Nếu nhà tắm đặt ở phía Bắc hoặc Đông Bắc thì phải chuyển ngay sang vị trí khác. Khi nói đến việc cải tạo hoặc di chuyển vị trí nhà tắm thì rất nhiều người đều nói rằng “không có không gian nên rất khó làm được”. Sự thực thì không gian của nhà tắm là rất nhỏ, chỉ cần thực lòng muốn cải tạo hoặc di chuyển vị trí thì chắc là không gặp nhiều khó khăn, khi làm bạn sẽ cảm thấy đơn giản hơn nhiều so với những gì đã tưởng tượng.

Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía Đông Bắc
Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía Đông Bắc

Chỉ cần tránh khỏi vị trí trung tâm 15 độ ở phía Bắc (phạm vi của Tý). Về phía Đông Bắc thì chỉ cần tránh 10 độ phía Đông Bắc (phạm vi của Sửu) và 10 độ trung tâm phía Đông Bắc (phạm vi của Cấn) là được. Nếu như nhà vệ sinh đặt ở phía Bắc hoặc Đông Bắc thì chỉ cần vị trí của bệt xí lệch đi do với các phương vị 15 độ này là được. Nếu bệt xí đặt trong phạm vi này thì chỉ cần di chuyển bệt xí chứ không cần cải tạo lại cả nhà tắm.

Nếu bức tường cạnh nhà tắm là tường của phòng bếp hoặc nhà kho thì tương đối ổn. Khi cải tạo thì chỉ cần hoán đổi vị trí là được.

Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía Đông Bắc
Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía Đông Bắc

Chỉ cần cơ thể khoẻ mạnh thì có thể yên tâm làm việc, chẳng mấy chốc sẽ ăn nên làm gia, đương nhiên có thể thiết kế cho mình một ngôi nhà có phong thuỷ rất tốt. Do đó, để luôn khoẻ mạnh thì cải tạo vẫn là điều kiện tiên quyết. Như vậy sẽ tốt hơn cho bệnh tình của gia chủ hoặc người già.

Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía Đông Bắc
Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía Đông Bắc

Do cách thiết kế của mỗi kiểu kiến trúc nhà ở đều khác nhau, có khi ngôi nhà rất đơn giản nhưng cơ bản lại không thể di chuyển nhà tắm. Lúc này hãy làm theo cách trên, đó là thay đổi vị trí của bệt xí.

Ngoài phía Bắc và Đông Bắc thì nhà tắm ở phía Tây Nam cũng thuộc tướng hung
Ngoài phía Bắc và Đông Bắc thì nhà tắm ở phía Tây Nam cũng thuộc tướng hung

Nếu di chuyển bệt xí thì nên mở cửa sổ trong nhà tắm, hàng ngày để một đĩa muối ăn ở đó rồi đặt một chậu cây nhỏ, thông qua năng lượng xanh của cây cảnh và muối ăn để hóa giải tướng hung của nhà tắm.

Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía. Đông Bắc
Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc hoặc phía. Đông Bắc

3. Ngoài phía Bắc và Đông Bắc thì nhà tắm ở phía Tây Nam cũng thuộc tướng hung. Nếu muốn di chuyển thì chỉ có thể từ phía tây di chuyển sang phía Tây Bắc.

Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc .hoặc phía Đông Bắc
Nhà ở hiện nay thường thiết kế nhà tắm ở phía Bắc .hoặc phía Đông Bắc

Nhà tắm ở phía Tây cũng không tốt, tuy nhiên chỉ cần không có ai sinh năm Dậu, hoặc con gái đang trong thời gian chuẩn bị làm lễ cưới thì không cần phải lo lắng. Để yên tâm bạn có thể di chuyển bệt xí sang phía Tây Bắc, tức là phạm vi của Nhâm hoặc Quý.