Phong thủy những điều nên và không nên khi bố trí văn phòng.

Khi bố trí một văn phòng làm việc phải cần chú ý tới những điều nên làm va nên tránh để mang lại tài lộc và may mắn cho văn phòng, mang lại tài lộc cho công ty.

Phong thủy những điều nên và không nên khi bố trí văn phòng.
Phong thủy những điều nên và không nên khi bố trí văn phòng.

Phong thủy đối với người Á Đông luôn hữu ích với mọi không gian sinh hoạt và làm việc. 20 nguyên tắc phong thủy văn phòng sau sẽ giúp bạn tạo một cơ sở tốt nhất cho sự phát triển của mình cũng như công ty.

1. Nên dựa vào người có quyền hành cao nhất để tính toán phong thuỷ cho văn phòng

2. Cổng văn phòng nên to hơn bất kỳ chiếc cổng đối diện nào

3. Nền nhà hay tường trong công sở bị thấm nước, dột, rạn nứt là tượng trưng cho sự “rơi lọt tiền tài” bởi vậy cần sửa chữa ngay nếu có những hiện tượng trên.

4. Nền nhà văn phòng nên cao, tránh trường hợp nền quá thấp sẽ không đem lại may mắn trong làm ăn, đồng thời ảnh hưởng đến việc thông gió cho văn phòng

5. Cổng văn phòng tối kị đối diện cột điện, ống khói hoặc gốc cây to.

6. Bên cạnh phòng của sếp không nên có vòi nước nhằm tránh “dột tiền tài”, nên tựa vào “núi” (tường) nhằm tạo sự vững chắc, có lợi cho công việc phát triển.

7. Cầu thang trong văn phòng cũng nên tránh đối diện cổng bởi như vậy luồng khí đến và đi sẽ xung đột, không tốt cho vận may và sức khỏe.

8. Vị trí tài lộc chính là góc chéo đối diện ngay cửa đi vào trong phòng. Vị trí này cần ánh sáng và sạch sẽ, kiêng đặt hoa và cây cảnh giả.

9. Cổng văn phòng tối kị có nhà vệ sinh ngay bên cạnh. Do nhà vệ sinh sẽ chặn luồng không khí mới vào văn phòng, ảnh hưởng vận may và sự nghiệp.

10. Văn phòng không có cửa sổ đặc biệt tối kị vì không khí không thể lưu thông, “khí chết” nặng nề.

11. Bàn làm việc trong văn phòng đối diện nhà vệ sinh sẽ bị ảnh hưởng không khí xú uế, công việc sớm muộn cũng thất bại.

12. Bàn làm việc trong văn phòng không nên nứt vỡ, tổn hại đường công danh.

13. Bàn làm việc tốt nhất nên làm bằng gỗ, tránh bằng kim loại.

14. Phía trên bàn làm việc không được có xà ngang hay đèn treo, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc thăng quan tiến chức.

15. Phía sau bàn làm việc tối kị cửa thông cửa (cả cửa ra vào lẫn cửa sổ), như vậy vừa không an toàn vừa dễ mất tập trung khi làm việc.

16. Nhà vệ sinh nếu đối diện với bàn làm việc của sếp có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cả công ty.

17. Bàn làm việc tốt nhất nên có 1 góc dựa vào tường, tối kị đặt chéo.

18. Phía sau văn phòng nên là không gian tĩnh, tối kị là hành lang và nhiều người đi lại ồn ào.

19. Phía sau văn phòng nên tựa vào “núi”, nghĩa là tường vững chắc.

20. Ánh sáng trong văn phòng phải chan hòa, tốt nhất là lấy ánh sáng tự nhiên hơn là ánh sáng của đèn điện.

Và bên cạnh đó cũng nên tránh các điều cấm kỵ cho văn phòng.

Phong thủy những điều nên và không nên khi bố trí văn phòng.
Phong thủy những điều nên và không nên khi bố trí văn phòng.

Kê bàn ngay dưới xà ngang: Người ngồi viết có cảm giác bị đè đầu, không thoải mái, ảnh hưởng tới kết quả học tập, làm việc.

Kê sát đối diện với cửa sổ: Bàn viết “vọng không” (nhìn ra ngoài trời) về mặt phong thủy là không phù hợp. Dù bỏ qua yếu tố phong thủy, thì chỉ riêng về mặt môi trường, nếu kê bàn viết sát với cửa sổ, cảnh sắc bên ngoài sẽ dễ làm cho người ta phân tâm, mất tập trung. Tuy nhiên, bạn có thể kê bàn viết hơi lệch khỏi cửa sổ.

Đối diện với gian bếp, đối diện hoặc tựa lưng vào tường phòng ngủ, toilet: Tại vị trí này, mùi nhà vệ sinh cũng như mùi khói, dầu nấu nướng từ gian bếp xộc thẳng vào người ngồi viết, sẽ ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần người ngồi viết.

Kê sát cửa phòng: Nếu bàn viết kê sát cửa hoặc quay lưng sát cửa, khiến người ra vào và tiếng ồn từ ngoài làm người ngồi viết không an tâm.

Kê ngay chỗ cửa sổ hành lang: Cửa sổ là miệng khí của ngôi nhà, có thể nạp sinh khí và cũng là thể là khí không hài hoà.

Ghế ngồi quay lưng ra cửa: Phía sau là khoảng không gian rộng lớn, người ngồi cảm thấy chống chếnh, vả lại, cửa lớn là miệng nạp khí của cả ngôi nhà, có thể là sinh khí và cũng có thể là khí ô uế. Cảm giác trống trải phía sau khiến ta có cảm giác rờn rợn, không an toàn.

Người ngồi quay lưng trực tiếp ra cửa sổ: Cửa sổ lắp kính là kiến trúc phổ biến hiện nay. Cách kê này sẽ khiến người ngồi rơi vào tình thế “sau lưng không điểm tựa”, điều đại kỵ trong phong thuỷ học, sẽ gây tổn thất cho việc phát triển sự nghiệp.

Chon đường tài khí cho văn phòng.

Khi chọn văn phòng, bạn nên chọn con đường phía trước mặt hình cong hoặc gấp khúc sẽ giúp công việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và may mắn.

Năng lượng xấu hiện hữu trong hầu hết các văn phòng thường do cửa ra vào bị ảnh hưởng xấu hoặc do bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài.

Nếu cửa văn phòng ở cuối hành lang thì sẽ nhận năng lượng xấu mỗi ngày.

Nếu cửa văn phòng hướng ra thang máy thì việc cửa thang máy đóng mở liên tục sẽ tạo ra sự mất cân bằng về năng lượng.

Nếu cửa văn phòng đối diện với cầu thang thì sẽ tồn tại rất nhiều khí âm ở đó hoặc có hai cầu thang, một đi lên và một đi xuống thì có thể tạo ra sự bất hòa và cãi nhau trong văn phòng.

Tạo năng lượng thân thiện trong môi trường làm việc

Chọn tài khí cho phong thủy văn phòng.
Chọn tài khí cho phong thủy văn phòng.

Khi thực hành phong thủy trong văn phòng cũng như ở nhà, bạn nên nhớ rằng những vật mang hình dạng bén, nhọn đều có hại. Những thứ đó cần được hóa giải, ngăn cản hoặc bỏ đi. Ngược lại, những vật thể cong, tròn hoặc có hình dạng mềm mại sẽ góp phần làm cho năng lượng trong môi trường luân chuyển chậm lại, ổn định và chuyển thành năng lượng thân thiện.

Chọn thuê văn phòng kinh doanh ở những địa hình như vậy sẽ rất dễ kinh doanh phát đạt, gặp nhiều may mắn. Khi chọn tòa nhà để thuê làm văn phòng, bạn nên chọn những tòa nhà có địa thế nằm trong lòng đường uốn cong giúp ngôi nhà vừa tích tụ tài khí vừa tạo sự an toàn cho những nhân viên làm việc trong phòng.

Khi áp dụng Phong Thủy vào không gian của văn phòng, chúng ta có thể giúp cho năng lượng luân chuyển hoặc tối thiểu chúng ta có thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ cho khu vực làm việc của mình không bừa bãi làm ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc.

Chọn tài khí cho phong thủy văn phòng.
Chọn tài khí cho phong thủy văn phòng.

Người ta thừa nhận rằng năng lượng của nhà ở và văn phòng làm việc có tác động liên đới với nhau, nếu năng lượng ở một nơi bị cản trở thì nơi kia sẽ bị ảnh hưởng lây. Nếu mối quan hệ giữa mọi người trong nhà không được vui vẻ nguyên nhân của vấn đề có thể xuất phát từ nơi làm việc, chẳng hạn như có những bất đồng với các đồng sự hoặc với cấp trên, hoặc cũng có thể do khí bị tắc nghẽn khi vị trí của bàn hoặc nơi làm việc không được sắp xếp thích hợp.

Phong Thủy có thể giúp giải quyết các vấn đề bằng hai cách. Thứ nhất, nó có thể giúp cho chức năng kinh doanh của văn phòng hoặc công ty hoạt động hiệu quả và phát đạt hơn; có được lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh, như thường được áp dụng tại các quốc gia ở Á Đông; giúp cá nhân giành được ưu thế thăng tiến hơn so với các đồng sự ở công ty.

Chọn đèn có cần theo phong thuỷ?

Về cơ bản, việc chọn đèn vừa phục vụ nhu cầu sử dụng, trang trí lại hàm chứa nhiều yếu tố phong thuỷ như kích hoạt năng lượng, trấn trạch… mang đến không gian các yếu tố hỗ trợ trong tâm lý.

Tôi có đọc một số sách phong thuỷ kiểu hiện đại, thấy họ hay dùng giải pháp chiếu sáng, treo đèn như một cách để điều chỉnh các chuyện tốt xấu trong nhà. Điều này có vẻ khác với các tư liệu phong thuỷ truyền thống, chỉ chú trọng tuổi tác, phương hướng hay bếp núc… Đây mới thực sự quan trọng hơn là dùng đèn. Vậy thực chất nên làm thế nào, việc chọn đèn có nhất thiết phải theo phong thuỷ hay không, nhờ quý báo giải đáp giúp.

Chọn đèn có cần theo phong thuỷ
Chọn đèn có cần theo phong thuỷ

Việc tài liệu phong thuỷ xưa ít đề cập đến hệ thống chiếu sáng như phong thuỷ hiện đại thì cũng dễ hiểu, bởi tiến bộ kỹ thuật ngày nay mở ra nhiều khả năng chọn lựa chiếu sáng phong phú hơn thời chỉ có thắp nến hay đèn dầu leo lét. Nhưng dù là xưa hay nay thì chọn đèn cũng có những nguyên tắc cơ bản sau:

1. Chọn theo hướng giao tiếp

Tuỳ theo đối nội hay đối ngoại mà sử dụng đèn tương ứng. Ví dụ sảnh đón khách hướng trước nhà thì tính dương cao, cần chọn những loại đèn rực rỡ hơn là sảnh phụ, lối đi phía sau nhà. Hoặc hệ thống đèn phòng khách cần nhiều tầng bậc khác nhau, có thể thêm đèn chùm để gia tăng tính nổi bật khi tập trung đông người. Trong khi phòng sinh hoạt nội bộ thì ít đèn hơn, kiểu đèn tĩnh tại hơn, ánh sáng phân tán và dịu nhẹ hơn.

2. Chọn theo hướng phương vị

Phương vị là hướng tính toán để bố trí đèn so với chủ thể xem xét. Ví dụ trong phòng ngủ thì vị trí nằm trên giường là chủ thể chính, các vùng chung quanh trái – phải – trước – sau, trên đầu dưới chân là các phương vị tương ứng với đặc thù gia chủ và nhu cầu sử dụng.

Phương vị của một căn phòng là yếu tố quan trọng để lựa chọn loại đèn chiếu sáng hoặc trang trí phù hợp.

Từ phương vị so với chủ thể xem xét sẽ đi đến quyết định loại đèn và kiểu chiếu sáng, cụ thể là vùng hai bên trái phải sẽ dùng đèn bàn điều chỉnh cường độ sáng, hoặc đèn treo thả xuống ra sao.

Vùng tường trên đầu giường chỉ dùng đèn hắt nhẹ nhàng, tránh dùng đèn rọi gay gắt, còn các vùng xa giường có thể dùng đèn đứng hay đèn áp tường để tạo điểm kích hoạt khí, tóm lại là không thể “rải đèn” tràn lan, đều đặn mà không chú ý đến phương vị xoay quanh sinh hoạt của chủ thể.

3. Chọn theo bối cảnh sử dụng

Khác với đèn chiếu sáng cơ bản, đèn trang trí thường được mua sau khi đã hoàn thành xây dựng để gia chủ có thể phối hợp với các thành phần trang trí khác như tranh ảnh, rèm cửa, bàn ghế…

Không nên chọn loại đèn quá cầu kỳ, nhiều góc cạnh là điểm xung sát không tốt. Ánh sáng đèn điều chỉnh cân bằng, không gây chói mắt khi bước vào phòng.

Nếu ngôi nhà không phải là lâu đài cung điện, cần tránh những loại đèn quá cầu kỳ, nhiều góc cạnh hay mũi nhọn, vừa dễ bám bụi vừa là điểm xung sát không tốt. Khi bước vào một căn phòng đầy đủ ánh sáng mà không ngọn đèn nào chói mắt gây khó chịu thì có nghĩa là ánh sáng phòng đó đã được kiểm soát vừa phải.

4. Chọn đèn theo ngũ hành

Ánh sáng theo các sắc của ngũ hành cũng cần tương sinh hài hoà với không gian và gia chủ, ví dụ phòng ngủ vốn thuộc mộc nên dùng ánh sáng vàng nhẹ (thổ ) có thể điểm thêm ánh xanh (thuỷ), phòng làm việc nên lấy ánh sáng trắng (kim) làm chủ đạo, có bổ sung ánh sáng vàng (thổ) để tương sinh.

Gia chủ mạng hoả sẽ hợp hơn với ánh sáng xanh lá cây, vàng và cam, với kiểu đèn có nhiều góc nhọn, hình chóp hoặc hình ống. Trong khi người mạng thuỷ theo nguyên tắc ngũ hành sẽ thiên về ánh sáng trắng và xanh biển, kiểu đèn có uốn lượn mềm mại hoặc đèn tròn trịa (kim sinh thuỷ). Dĩ nhiên không thể áp đặt nếu gia chủ không thích, nhưng thông thường các nguyên tắc ngũ hành khá phong phú và không ít thì nhiều sẽ tương hợp với đặc tính gia chủ và không gian cụ thể.

Tóm lại, chọn đèn về cơ bản là chọn những thiết bị vừa trang trí vừa phục vụ nhu cầu sử dụng, lại hàm chứa nhiều yếu tố phong thuỷ như kích hoạt năng lượng, trấn trạch… mang đến không gian các yếu tố hỗ trợ trong tâm lý. Phong thuỷ có câu “hình nào thì khí ấy, khí nào thì lý ấy” chính là triết lý chọn lựa biết cân nhắc giữa các nhu cầu và ham muốn, không để hình bên ngoài át khí bên trong, không để sự rực rỡ thu hút của kiểu dáng làm quên đi vai trò tăng cát giảm hung của đèn.