Những điều nên và không nên về phong thủy văn phòng.

Tại nơi làm việc, năng suất công việc của chúng ta phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có yếu tố thuộc tầm kiểm soát của chúng ta nhưng cũng có các yếu tố lại nằm ngoài phạm vi quyết định của chúng ta. Chúng ta có thể tổ chức nơi làm việc của riêng mình sao cho phong thủy ở đây hỗ trợ và cho phép ta làm việc hiệu quả hơn.

Các yếu tố như ánh sáng, bàn ghế và cách bài trí của văn phòng là những yếu tố chúng ta không thể tự ý thay đổi được, nhưng nếu cảm thấy không thoải mái, hãy thẳng thắn trình bày và tác động những người có thẩm quyền quyết định để có được môi trường làm việc cân bằng và hài hòa, thích hợp cho chính chúng ta và rộng ra hơn, đem lại lợi ích cho cả công ty nữa.

Phong thủy văn phòng.
Phong thủy văn phòng.

A – Nên:

1. Thu phồn hoa tránh vắng vẻ

Có người tức có sinh Khí, người càng nhiều thì sinh khí càng vượng, có sinh khí sẽ đem đến buôn bán hưng vượng.

2. Lấy rộng mở tránh hẹp thắt

Khi lựa chọn đất trước hết đề cao mở rộng, trước mặt nhà phải thông thoáng, như vậy mới có thể tiếp nạp Khí bốn phương, tám hướng, nó cũng là cái mà kinh doanh gọi là đón quý khách từ tám phương đến nơi.

3. Lấy hướng Nam tránh hướng Đông Bắc

Đối với điều này cũng không hẳn là lúc nào cũng đúng, song do hiện nay là Vận 8 Bàn Nguyên Đán lấy hướng Đông Bắc làm phương Chính Thần, lập hướng cũng không hẳn là bỏ đi.

Song do xem Nơi buôn bán cầu tài vận thì lấy Thiên Bàn làm chủ, như nếu phương Đông Bắc cung Cấn có vượng tinh bay đến, Đương Vượng lập hướng, có gì không thể ? Tương tự, hướng Nam nếu là suy tinh bay đến tại sao lại lập hướng đó.

Tuy nhiên cần có phối hợp với địa hình. Riêng về thời tiết do Đông Bắc về mùa đông thường có gió lạnh nên âm Khí hơi nhiều, đồng thời cung Cấn là Quỷ Môn nên cho dù lập hướng này thì khi đương vận qua đi lập tức sẽ xấu.

Riêng Hướng Nam nếu thiên sang Tây Nam ắt được Tam Nguyên Bất Bại Cục, thiên sang Đông Nam thì được Hồi Lộc Chi Tai nếu biết vận dụng vẫn có thể tốt. Sang Vận 9 vẫn có thể dùng.

B – Tránh:

1 – Tam Xoa Lộ: Cửa hàng cơ sở kinh doanh ở chỗ ngã ba thì vận buôn bán không ổn định, nếu bị một đường xung vào, dễ dính vào tranh cãi quan tư.

2 – Ngã Tư Đường: Tốt xấu phụ thuộc vào Phi Tinh Bàn (Khi lập hướng) và Mệnh Chủ của chủ kinh doanh.

3 – Phản Cung Lộ: Đó là mũi tên sát khí rất mạnh, nếu cửa chỗ buôn bán đối diện với con đường như vậy, tài vận không tốt chỉ là chuyện nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể có tai nạn huyết quang.

4 – Đường hình chữ T: Cơ sở kinh doang như đối diện đường hình chữ T, tức là Lộ xung, chỉ có thể luận Hung. Nhưng cũng nên theo Phi Tinh mà luận định, như nếu trước cửa được Vượng Tinh bay đến, tức thuộc “Xung Khởi Lạc Cung Vô Giá Bảo”.

5 – Thiên Trảm Sát: Trước mặt cơ sở kinh doanh có vài tòa nhà cao từ 5 tầng trở lên cách nhau một quãng tạo ra các khe trống, khiến hình thành Phong Sát (Luồng gió đi quá mạnh) khiến cho tài vận lên lên xuống xuống.

6- Thủy Hướng Phản Chạy: Trước cửa cơ sở kinh doanh thấy một con đường, từ chỗ cơ sở kinh doanh là cao chạy xuống thấp thẳng mà đi.phong thủy gọi là “Thủy Long Phản Tẩu” tài vận không tốt, không nên mở hàng.

7 – Tiễn Đao Lộ: Sẽ ảnh hưởng quan hệ giao tiếp, khách đến quay lại càng ngày càng ít.

8 – Đường Thẳng Không Vong: Cửa cơ sở kinh doanh đối thẳng với một con đường lớn thẳng đến, phong thủy họi là “Trực Lộ Không Vong” Tài Khí do bị xung mạnh mà cạn dần thần Tài bị đuổi đi !

9 – Mặt Đối Ngõ Cụt: Trước mặt đối diện với một ngõ cụt, sự nghiệp khó mà có đường ra.

Bên cạnh đó cũng cần biết về 11 điều nên biết về phong thủy văn phòng

Phong thủy xung quanh văn phòng.
Phong thủy xung quanh văn phòng.

Việc nền nhà hay tường trong công sở bị thấm nước, dột, rạn nứt tượng trưng cho sự “rơi lọt tiền tài”, bởi vậy cần sửa chữa ngay.

Sau đây là một số quan niệm khác phong thủy đối với văn phòng:

Nên dựa vào người có quyền hành cao nhất để tính toán phong thuỷ cho văn phòng.

Cổng văn phòng tối kỵ đối diện cột điện, ống khói hoặc gốc cây to. Cũng không đặt nhà vệ sinh ngay cạnh cổng bởi toilet sẽ chặn luồng không khí mới vào văn phòng, ảnh hưởng vận may và sự nghiệp.

Phong thủy tốt giúp công ty làm ăn phát đạt.

Nền nhà văn phòng nên cao, nền quá thấp sẽ không đem lại may mắn trong làm ăn, đồng thời ảnh hưởng đến việc thông gió.

Cầu thang nên tránh đối diện cổng bởi như vậy luồng khí đến và đi sẽ xung đột, không tốt cho vận may và sức khỏe.

Phía sau văn phòng nên là không gian tĩnh, sẽ không tốt nếu là hành lang và nhiều người đi lại ồn ào. Tốt nhất là văn phòng tựa vào “núi”, nghĩa là tường vững chắc.

Văn phòng không có cửa sổ là điều đặc biệt xấu vì không khí không thể lưu thông, “khí chết” nặng nề.

Ánh sáng trong văn phòng phải chan hòa, ánh sáng tự nhiên tốt hơn là đèn điện.

Bên cạnh phòng của sếp không nên có vòi nước nhằm tránh “dột tiền tài”, nên tựa vào “núi” (tường) nhằm tạo sự vững chắc, có lợi cho công việc phát triển. Bàn làm việc của sếp nếu đối diện với nhà vệ sinh thì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cả công ty.

Vị trí tài lộc chính là góc chéo đối diện ngay cửa đi vào trong phòng. Vị trí này cần ánh sáng và sạch sẽ, kiêng đặt hoa và cây cảnh giả.

Bàn làm việc không nên đối diện nhà vệ sinh, không nên nứt vỡ vì sẽ tổn hại đường công danh. Bàn làm việc tốt nhất nên làm bằng gỗ, tránh bằng kim loại. Phía trên không được có xà ngang hay đèn treo, bởi sẽ ảnh hưởng đến sự thăng quan tiến chức.

Phía sau bàn làm việc tuyệt đối không nên có cửa, dù là cửa ra vào hay cửa sổ vì vừa kém an toàn vừa dễ mất tập trung. Tốt nhất là bàn làm việc có một góc dựa vào tường, tối kỵ đặt chéo.

 

Thiết kế và trang trí tiền sảnh công ty theo phong thủy

Phòng tiếp tân bao giờ cũng được xem là nơi quan trọng nhất của công ty về mặt ngoại giao, với vai trò là trung tâm, là cánh cửa đầu tiên để tiếp xúc khách hàng, khách quý đến với thế giới riêng của công ty của bạn.

Tiền sảnh không chỉ là nơi đón tiếp mà còn là khoảng ngăn cản hữu hiệu các xung sát từ bên ngoài tác động vào, cũng như làm một điểm nhấn riêng biệt của mỗi ngôi nhà.

Thiết kế sảnh nơi làm việc
Thiết kế sảnh nơi làm việc

Bố trí hợp lý

Có thể đi theo thứ tự hệ thống cửa – quầy lễ tân – nơi ngồi đợi và giao tiếp để kiểm tra và bố trí phong thủy hợp lý cho một không gian sảnh đón. Nếu là nhà phố thì trước khi vào đến bộ cửa chính cần có khoảng lùi vừa đủ để giảm xung sát từ ngoài vào. Tỷ lệ của bộ cửa chính cần có sự tương xứng với mặt tiền nhà và không gian sảnh bên trong, phù hợp với số lượng người giao dịch, chiều cao và rộng của mặt tiền văn phòng và chất liệu cửa thể hiện nội dung kinh doanh bên trong.

Khoảng cách từ quầy tiếp tân đến cửa cũng là vấn đề nên quan tâm sao cho khách vào không phải băng qua không gian quá rộng hoặc sâu, nhưng cũng không phải vừa vào thì “sà ngay” đến quầy tiếp tân. Các chuyên gia phong thủy khuyên nên có khoảng cách trong vòng từ 5 đến 9 bước chân của khách (từ 3m đến 5,5m) là hợp với nhịp sinh học và các quái số tốt của phong thủy. Tốt nhất là quầy lễ tân cần có khoảng tường (hậu chẩm) làm chỗ dựa phía sau, kết hợp trên đó treo logo, tên hoặc slogan của công ty, còn phía trước có khoảng trống nội minh đường quang đãng.

Tiền sảnh không chỉ là nơi đón tiếp mà còn là khoảng ngăn cản hữu hiệu các xung sát từ bên ngoài tác động vào, cũng như làm một điểm nhấn riêng biệt của mỗi ngôi nhà.

Phong cách, tính chất hoạt động, thậm chí uy tín của cả một điểm kinh doanh phụ thuộc nhiều ở khu vực lễ tân, sảnh đón tiếp. Các nguyên tắc của phong thủy hiện đại xác lập ấn tượng cần có của một lối vào, sảnh đón phải làm sao cho khách hàng đặt niềm tin vào doanh nghiệp đó, đồng thời giảm thiểu tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

Bên cạnh bố trí sảnh làm việc  nơi làm việc cũng quan trọng.

Một số lỗi trong việc bài trí chỗ ngồi tại nơi làm việc có thể khiến bạn gặp khó khăn, thậm chí còn có nguy cơ thất nghiệp. Những biện pháp sau sẽ giúp bạn hóa giải điều đó.

Thiết kế phong thủy nơi lám việc
Thiết kế phong thủy nơi lám việc

Mâu thuẫn với cấp trên

Lỗi phong thủy: Nếu chỗ ngồi của bạn đối diện thẳng với cửa phòng làm việc của cấp trên, điều đó chứng tỏ bạn đang đối đầu với sếp của mình. Nếu bạn có tính cách bướng bỉnh, không chịu khuất phục, chắc hẳn có không ít lần nảy sinh mâu thuẫn với cấp trên. Điều đó chứng tỏ rằng chẳng bao lâu nữa bạn sẽ bị khai trừ khỏi nơi này.

Cách hóa giải: Nếu như không thể thay đổi chỗ ngồi, bạn hãy điều chỉnh độ cao của ghế thấp hơn một chút, sau đó đặt một chậu cây cảnh có lá hình tròn tại vị trí trên bàn làm việc hướng về phía cửa phòng sếp để làm tấm bình phong ngăn cách

Bị tiểu nhân hãm hại

Lỗi phong thủy: Nếu như bạn thường bị những đồng nghiệp xấu hạnh họe, gây khó dễ, rất có thể là do bạn đặt bên phải bàn làm việc quá nhiều vật gây phiền phức như những cuốn tạp chí mang tính giải trí, tiêu khiển. Ngoài điều này ra, khi bạn gọi điện trong giờ làm việc thì những tín hiệu từ trường sản sinh ra cũng có thể làm tăng những luồng khí xấu.

Cách hóa giải: Trước tiên, bạn nên bỏ đi những cuốn tạp chí giải trí trên, sau đó hãy đặt viên thạch xuân (một loại đá có thể trừ khí theo phong thủy) thật lớn phía bên tay phải. Cần lưu ý là không được đặt những loại cây có gai như xương rồng ở đó, mặc dù loại cây này có tác dụng bức xạ rất tốt, nhưng vẫn có thể gây ra nhiều bất lợi cho chúng.

Theo  Tubepdepxinh.com

Lựa chọn màu sắc cho phong thủy văn phòng

Chọn màu sơn cho văn phòng là điều vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan và tinh thần của mọi người trong công ty. Việc lựa chọn màu sắc không chỉ cần phù hợp với mệnh tuổi của chủ nhân công ty mà còn phải căn cứ vào hướng của văn phòng.

Hướng của văn phòng chủ yếu được căn cứ vào hướng cửa sổ. Nếu cửa sổ quay hướng Nam thì văn phòng đó quay hướng Nam. Cửa sổ quay hướng Bắc thì văn phòng đó quay hướng Bắc… Trong phong thủy, các hướng chính Đông, chính Nam, chính Tây, chính Bắc được gọi là tứ chính. Các hướng Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc được gọi là tứ ngẫu. Nếu xác định đúng hướng thì có thể chọn được màu phù hợp cho văn phòng.

Trong Phong thủy, màu đen tượng trưng cho nước và màu trắng tượng trưng cho vàng hoặc kim loại. Màu đen không nên dùng cho trần và mái nhà vì màu đen ở trên đầu có ý nghĩa không tốt. Bạn cũng không nên dùng thảm màu đen hoặc sơn màu đen để sơn tường.

Bạn có thể quét tường và trần nhà bằng màu trắng vì màu trắng là cực dương (đối nghịch với màu đen là cực âm), tượng trưng cho sự thịnh vượng. Có người cho rằng màu trắng là màu tang tóc, nhưng thật ra, màu trắng tinh khiết không có ý nghĩa đó. Màu trắng tang tóc là màu vải sô, màu trắng nhờ nhờ, trắng ngà hoặc trắng hơi xám. Những màu này là màu âm, còn màu trắng sáng là màu dương.

Cách phối hợp màu theo tứ ngẫu

Cách phối hợp màu cho văn phòng
Cách phối hợp màu cho văn phòng

– Văn phòng quay hướng Tây Nam không nên quá rộng; chọn màu trắng, màu vàng đất hay màu cà phê để trang trí.

– Văn phòng quay hướng Tây Bắc nên rộng; sử dụng nhiều gam màu xanh và trang trí nhiều hoa cỏ.

– Văn phòng quay hướng Đông Nam phải sáng sủa; nên sử dụng nhiều gam màu trắng. Nếu sử dụng gam màu tối quá nửa diện tích sẽ khiến người làm việc không tỉnh táo, sáng suốt, đặc biệt là nam giới.

– Văn phòng quay hướng Đông Bắc nên dùng nhiều gam màu vàng hoặc màu gỗ, tránh chọn những văn phòng có diện tích quá hẹp.

Theo Phongthuyhoc.com

Thiết kế góc làm việc theo Phong Thủy

Cùng với sự phát triển của xã hội, phong thuỷ đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó tiêu biểu là ứng dụng phong thủy trong bài trí văn phòng công sở và kinh doanh.

Người ta có thể thông qua Phong thủy của nhà ở, văn phòng, cơ sở thương mại để dự đoán sự thành đạt của các tổ chức xã hội, kinh tế và nhân sinh. Tuy nhiên, trong việc ứng dụng phong thuỷ hiện nay còn nhiều vấn đề cần được làm rõ cả về nhận thức và thực tiễn. Trước tiên là tính khoa học của phong thuỷ.

Phong thủy theo cách hiểu phổ biến là một bộ môn khoa học phương Đông nghiên cứu về sự ảnh hưởng của môi trường, cảnh quan thiên nhiên, ảnh hưởng của các yếu tố địa lý xung quanh nhà ở đến cuộc sống của con người.

Phong thủy không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nó bắt nguồn từ ngay trong thực tiễn cuộc sống. Hàng ngàn năm trước, cuộc sống của con người chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên cần Thủy (nước) và Thổ (đất). Chính vì vậy, mà con người ngay từ khi ra đời đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở, bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước.

Nếu phương Đông có môn Phong thủy thì phương Tây cũng có những môn khoa học tương ứng nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu ảnh hưởng tới đời sống con người. Có thể kể đến là môn Vật lý kiến trúc nghiên cứu về sự vận động của gió trong nhà. Theo môn này thì không nên để các cửa thẳng hàng nhau sẽ kém thông thoáng, vi khuẩn yếm khí phát sinh. Còn Phong thủy phương Đông môn phái Loan đầu cũng có lời khuyên tương tự rằng nếu để ba cửa đối nhau dễ phát sinh tai họa.

Ứng dụng phong thủy trong bài trí văn phòng công sở

Bày trí phòng làm việc hợp phong thủy
Bày trí phòng làm việc hợp phong thủy

Nếu chiếc dầm đè bàn làm việc thì khi đó các dòng khí có sự tương tác rất mạnh đối với người đang ngồi sử dụng bàn. Ngoài hiệu ứng trên thì người trên bàn chịu hiệu ứng từ trường do khối lượng sắt thép bên trong dầm tương tác.

Điều này giải thích tại sao trong Phong thủy người ta kiêng không nên hoạt động hoặc làm bất cứ việc gì trong khu vực có dầm chạy qua. Chẳng hạn như khi đặt giường ngủ, đặt bếp cũng đều tuân theo sự kiêng kỵ này.

Ngoài ra cũng cần bố trí theo 3 quy tắc phong thủy , khi bài trí góc làm việc

Quy tắc thiết kế phòng làm việc theo phong thủy
Quy tắc thiết kế phòng làm việc theo phong thủy

1. Không ngồi quay lưng ra cửa

Cửa chính hay cửa phụ đều là luồng đón khí tự nhiên vào phòng, nếu lưng đối diện với các cửa sẽ khiến tinh thần bạn luôn căng thẳng, luôn có cảm giác ai đó để ý, quan sát. Về lâu dài dễ làm bạn mất tập trung vào công việc, dễ nóng giận, thậm chí mắc các bệnh thận, đau lưng. Vì vậy, vị trí ngồi mặt đối diện với cửa bao giờ cũng tốt nhất và tốt cho công việc bạn đang làm.

2. Không nên cắm hoa đào

Cắm hoa đào tươi hay nhựa, thậm chí là bức tranh hoa đào ngay trên bàn làm việc của bạn cũng khiến bạn gặp rắc rối tại công sở. Có thể đó là những phiền toái không đáng có, những lời nói ra nói vào, công việc không suôn sẻ…

Hãy đặt trên bàn làm việc một con thuyền với cánh buồm đang vươn cao, theo phong thủy mới giúp công việc xuôi chèo mát mái, tránh được điều xúi quẩy.

3. Màu sắc bàn làm việc hợp với mệnh

Màu sắc của bàn làm việc nếu chọn hợp với mệnh theo ngũ hành sẽ là yếu tố tương sinh trong công việc. Như người mệnh Hỏa nên chọn bàn màu hồng nhạt, màu đỏ hay mận chín; mệnh thủy hợp với màu xanh lục nhạt; mệnh kim hợp với màu trắng; mệnh thổ màu vàng…

Ngoài ra, không nên sắp đặt quá nhiều gương trong phòng làm việc. Theo phong thủy, một chiếc gương có thể trừ được tà ma, điềm xấu… tuy nhiên nếu có một chiếc gương trước mặt và lúc nào cũng có hình ảnh của bạn trong đó dễ làm bạn thiếu quyết đoán, mất tập trung, hay lo lắng, mất ngủ, làm việc kém hiệu quả…

Theo Phongthuyhoc.com

Bố trí văn phòng phong thủy năm rắn

Năm 2013, năm Quý Tỵ, có những lưu ý về cách bài trí, sắp đặt mà bạn nên tham khảo, biết đâu qua đó bạn có một năm kinh doanh thành công.

Cách đăt vị trí bàn làm việc của người chủ công ty đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh. Không chỉ khiến môi trường làm việc, quan hệ giữa sếp và nhân viên thoải mái, tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, suy nghĩ, sáng tạo, sáng suốt trong mỗi quyết định đầu tư.
Trong năm Tỵ, hướng thuận lợi nhất để kê bàn làm việc là hướng Đông Nam. Thêm nữa, vì là năm Rắn, nên nếu bàn của bạn có thanh ngang ở bên dưới, bạn có thể cân nhắc và thay đổi nó.
Bố trí phong thủy văn phòng
Bố trí phong thủy văn phòng
Bàn làm việc và ghế ngồi không được đặt đối diện với cửa. Bởi vì cửa phòng là nơi nhận – trao đổi, đón nhận luồng không khí cũng như năng lượng cho toàn bộ căn phòng. Nếu chỗ ngồi đối diện với cửa, sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông nguồn khí, ảnh hưởng đến khả năng quyết đoán, tỉnh táo cũng như vận may của bạn khi đưa ra quyết đinh đầu tư kinh doanh.

Ghế ngồi của giám đốc không được đặt quá xa bức tường phía sau. Đơn giản hơn, ghế ngồi phải đặt cố định, và như có điểm tựa phía sau chứ đừng tạo cảm giác đơn độc hay quá chênh vênh. Điều này liên quan nhiều đến hiệu quả công việc và sức khoẻ của bạn.
Tầm mắt từ chiếc ghế ngồi phải nhìn ra hướng thoáng, hay đơn giản là có sức sống. Tránh cảnh vật quá xô bồ, ồn ào hay bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những người, quang cảnh xung quanh, dễ gây ra sự lo lắng, lâu dần rối loạn khả năng suy nghĩ của bạn.

Theo Eva

Phong thuỷ và chuyện thiết kế

Phong thuỷ là một môn khoa học…; phong thuỷ là nghệ thuật tổ chức không gian sống…; phong thuỷ là nghệ thuật bài trí…; phong thuỷ là một phần của kiến trúc v.v.

Có rất nhiều định nghĩa và cách thức đề cập đến phong thuỷ. Tên gọi, khái niệm của phong thuỷ đã rất quen thuộc trong đời sống, không phải là một điều gì quá xa vời, cao siêu. Bài viết này không đi sâu vào các vấn đề khoa học phong thuỷ; các phương pháp xây dựng cơ sở hình học kiến trúc qua phong thuỷ, hay giải pháp cụ thể của phong thuỷ trong kiến trúc nhà ở; mà nói về câu chuyện thường gặp ở góc độ xã hội: phong thuỷ và thiết kế.

 

Phong thuỷ – một nhu cầu thực tế

Bây giờ làm nhà, mấy ai không đi… hỏi “thầy”? “Thầy” ở đây được hiểu là thầy phong thuỷ, và chủ nhà hỏi về vấn đề phong thuỷ cho ngôi nhà mình, cuộc đất của mình để xây nhà. Chuyện này không phải là mới; từ xưa vấn đề phong thuỷ trong xây dựng công trình, nhà ở đã được quan tâm, ở cả tầng lớp vua quan, nhà giàu quyền quý cho đến thường dân, và mức độ quan tâm cũng phân theo đẳng cấp công trình và vị thế chủ nhân. Tuy nhiên hiện nay, mối quan tâm tới phong thuỷ, và yêu cầu chặt chẽ về phong thuỷ đã phổ biến hơn rất nhiều trong đại chúng. Đa số những người làm nhà chưa hiểu bản chất của phong thuỷ là gì, nhưng cũng cứ phải tới thầy để thầy coi, để thầy phán; và mang tâm thế thụ động, tin tuởng, chịu đựng tới mức nhẫn nhịn, mù quáng. Phong thuỷ là một môn khoa học, cứ hiểu theo cách như thế, thì bản thân nó là một chuyên ngành riêng, một nhánh hẹp, người hành nghề phong thuỷ xưa là thầy địa lý; chứ đâu phải “thầy” nào cũng có khả năng “phán” hay giải quyết vấn đề phong thuỷ. Nhưng nhu cầu về vấn đề này rất lớn, và trong bối cảnh kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung; nên nhiều “thầy” vốn xuất thân là thầy tướng số, tử vi… cũng hành nghề phong thuỷ. Đã có kiến trúc sư thốt lên rằng bây giờ… loạn phong thuỷ!

Kinh tế phát triển, mặt bằng đời sống đi lên, việc xây một ngôi nhà không phải là điều quá khó khăn nữa. Ngày càng có nhiều những ngôi nhà ở tư nhân được xây dựng, bằng tiền của chính chủ nhân. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. Khi người chủ có tiền, họ mong muốn những điều tốt đẹp cho ngôi nhà của mình, cho không gian sống của mình, họ đầu tư chăm chút (bằng cả tiền bạc, công sức và thời gian) cho việc xây nhà cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh việc thuê kiến trúc sư thiết kế, thuê cả nhà thầu chuyên nghiệp thi công; thì một việc quan trọng nữa không thể bỏ qua: đó là xem phong thuỷ. Xem phong thuỷ trở thành thói quen, thành nếp nghĩ, thậm chí trở thành một… căn bệnh phổ biến, tràn lan trong việc xây dựng nói chung, từ nhà ở, công trình công cộng cho tới cả việc sắp đặt nội thất. Và phong thuỷ đã trở thành một yếu tố tham gia cùng câu chuyện thiết kế của nhà chuyên môn – là kiến trúc sư. Nhiều “thầy” cũng “võ vẽ” mặt bằng, mặt đứng… để đáp ứng luôn yêu cầu cho chủ nhà trên cơ sở phong thuỷ mình đưa ra, nhằm đưa tới một dịch vụ từ A đến Z; còn nhiều kiến trúc sư cũng phải tìm đến những tài liệu phong thuỷ để nghiên cứu tìm hiểu, với mong muốn chủ động hơn trong công việc thiết kế của mình. Bởi, những tiêu chí của công trình xây dựng được ghi trong sách, trên lý thuyết thiết kế xây dựng chỉ có: Bền vững, công năng, kinh tế, thẩm mỹ – hoàn toàn không đề cập tới phong thuỷ và các vấn đề liên quan tới phong thuỷ. Nhưng phong thuỷ là một nhu cầu thực tế!

 

Những vấn đề “thầy” thường xem xét

Trong ngôi nhà ở gia đình, tuỳ cách xem, phương pháp riêng của từng thầy phong thuỷ, cùng với yêu cầu của chủ nhà (cả phạm vi và mức độ đối với công trình), nhưng có thể thấy “mẫu số chung” thường liên quan tới phong thuỷ. Đó cũng là cơ sở cho việc thiết kế kiến trúc nhằm tận dụng và phát huy lợi thế, ưu điểm; cũng như hạn chế, khắc phục, triệt tiêu những yếu tố bất lợi, gây hại:

– Các không gian, bộ phận kiến trúc.

– Hướng đất, nhà: đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của phong thuỷ và luôn là câu hỏi đầu tiên của chủ nhân đối với thầy phong thuỷ. Hướng tốt hay xấu, hướng hợp hay không hợp (mệnh, tuổi chủ nhân) nhiều khi quyết định tới giải pháp quy hoạch – kiến trúc, thậm chí là cả kế hoạch dự án. Có rất nhiều trường hợp chủ nhà quyết định… không xây nữa, đơn giản chỉ vì cuộc đất không hợp hướng (nhà phố thì không thể xoay được).

– Cổng, cửa: cổng và cửa chính là những nơi quan trọng, là bộ mặt của công trình, là lối ra vào thường xuyên, liên quan đến sinh hoạt và tất nhiên là những nơi cần xem xét. Hệ thống cửa (cửa đi, cửa sổ) còn được coi là nơi dẫn khí trong công trình.

 

– Bể ngầm: trong công trình nhà ở gia đình, bình thường và tối thiểu là có một bể ngầm chứa nước sạch và một bể phốt chứa chất thải. Bể nước sạch được coi là yếu tố dẫn tài lộc vào (nước cấp), bể phốt là nơi chứa và xả thải chất bẩn, các yếu tố bất lợi ra khỏi nhà.

– Cầu thang: Vvề cấu trúc không gian, cầu thang được coi là xương sống của ngôi nhà. Ở mặt khác, cầu thang được coi là hình tượng thanh long, lại là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong thuỷ theo dịch học

– Bếp: nằm trong “chuỗi hệ thống” môn – táo – chủ. Không gian bếp và vị trí, hướng bếp nấu rất có ý nghĩa trong sinh hoạt gia đình và cả tín ngưỡng. Bếp là nơi chứa yếu tố “hoả” của ngũ hành.
– Phòng ngủ và phòng làm việc: là những không gian được mọi người cho là liên quan tới sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, sự thuận lợi trong công việc, làm ăn; thành đạt trong học tập, công danh sự nghiệp của người sử dụng.

– Phòng thờ, bàn thờ: đây là không gian truyền thống gắn liền với văn hoá, phong tục, tín ngưỡng. Có thể có rất nhiều không gian mà chủ nhà không quan tâm tới vấn đề phong thuỷ nhưng phòng thờ, bàn thờ nhất thiết phải được xem xét thật kỹ.

 

Những “kiểu” xem xét

Những “kiểu” cần xem xét là những cách thức, thông tin được xem xét và yêu cầu cụ thể đối với những không gian, bộ phận kiến trúc đã nêu ở trên; hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau. Mỗi đối tượng đều có tiêu chí xem xét riêng, cụ thể là:

– Hướng: đối với hướng nhà, hướng cửa, hướng bếp nấu, hướng đặt bàn thờ, giường ngủ…

– Vị trí: cổng, cửa chính, các không gian sử dụng và sinh hoạt (phòng khách, phòng ngủ, bếp nấu, phòng vệ sinh…), các bộ phận công năng và kỹ thuật (cầu thang, bể ngầm, bể mái…) đặt trong tương quan với nhau và với tổng thể công trình.

– Kích thước, số lượng: cửa, bậc thang…

– Hình dáng: mặt bằng công trình, hình thức kiến trúc tổng thể, hình thức mái, các chi tiết trang trí…

– Màu sắc: tổng thể công trình hoặc các bộ phận kiến trúc tuỳ theo từng không gian cụ thể nhằm đạt tới yếu tố đắc lợi, phù hợp mệnh, tuổi chủ nhân (và các thành viên khác trong gia đình) trong quan hệ ngũ hành (tương sinh – tương khắc).

 

Phong thuỷ và thiết kế – đi tìm tiếng nói chung?

Xem ra, với những vấn đề cần quan tâm và các “kiểu” quan tâm như ở trên thì phong thuỷ quả thật là một trở ngại lớn với người thiết kế, là sự thách đố với kiến trúc sư – nếu phải giải quyết toàn diện. Gần như mọi ngóc ngách trong ngôi nhà, mọi bộ phận kiến trúc đều có những yêu cầu về phong thuỷ, thì việc xâu chuỗi dữ kiện để đưa ra một giải pháp khoa học kiến trúc đã là quá khó, nói gì đến sự sáng tạo? Đấy mới là mảnh ghép rời rạc, chưa kể những vô lý và mâu thuẫn giữa phong thuỷ với… phong thuỷ, giữa phong thuỷ với kiến trúc hay các yếu tố xã hội khác. Tất nhiên không phải chủ nhà nào cũng yêu cầu kỹ đến thế, nhưng cũng không ít chủ nhà yêu cầu… kỹ hơn và chính xác hơn – không có chỗ nào là không yêu cầu về phong thuỷ.

Câu chuyện phong thuỷ và thiết kế thường là câu chuyện các kiến trúc sư hay phàn nàn, than thở cùng nhau. Có nhiều chuyện thật mà nghe không biết cười hay mếu. Có chuyện “thầy” bắt chủ nhà phải mở cửa chính ở hông nhà chứ không được mở ra ngõ (vì không được hướng), mà nhà mặt tiền có hơn 3m và chỉ có một mặt thoáng ra ngõ; có chuyện thầy bảo phải xây năm tầng, chứ không được xây bốn tầng vì số 4 là xấu (mà nhu cầu và tài chính của chủ nhà chỉ đủ xây bốn tầng); chuyện thầy đặt hoạ đồ bát quái, tính cửu cung và yêu cầu phòng này phải chỗ này, phòng kia phải chỗ kia… mà phòng vệ sinh thì đẩy ra mặt tiền, phòng khách thì sâu tít vào trong; rồi có chuyện thầy bắt tất cả nước thải phải thoát về… đằng sau nhà, mà sau nhà không có cống… Tất cả những chuyện đó nói bao nhiêu cũng không hết. Người trót đi xem thầy thi luôn mang tâm lý cả nể, sợ sệt, hoang mang. Sợ nhất là bị phán kiểu doạ dẫm: nếu không làm theo thì nào hoạ hại, lục sát, cô quả, tử biệt… toàn là những từ Hán – Việt đọc lên đã thấy ghê rồi. Thế nên ai cũng một điều, hai điều thưa thầy, mong thầy… cứu giúp. Chả biết thầy “cứu giúp” như thế nào nhưng kiến trúc sư thì ngán ngẩm lắc đầu, bó tay!

 

Nói vậy thôi, nhà thì vẫn phải xây, và kiến trúc sư thì vẫn phải vẽ (để mà sống). Đi tìm một tiếng nói chung giữa phong thuỷ và chuyên môn thiết kế kiến trúc quả là khó! Ở góc độ tâm lý, ai đưa ra ý kiến, quan điểm thế nào đều cố gắng minh chứng là mình đúng; nếu bị thuyết phục hay phủ nhận đồng nghĩa với việc thừa nhận trình độ hạn chế của mình. Để có một tiếng nói chung trên tinh thần tích cực, hoà hợp, người làm phong thuỷ cần phải hiểu các nguyên tắc khoa học của kiến trúc – xây dựng, các nhu cầu thực tiễn của người sử dụng, kể cả các vấn đề kỹ thuật hay pháp lý xây dựng liên quan. Và người làm kiến trúc không thể đặt phong thuỷ sang một bên mà cũng phải hiểu nó để vận dụng vào kiến trúc. Thực tế là nhiều kiến trúc sư đã phải tìm hiểu, nghiên cứu về phong thuỷ để hỗ trợ tốt trong công việc chuyên môn thiết kế của mình. Khi đó, phong thuỷ và kiến trúc sẽ được giải quyết hợp lý, khéo léo chứ không phải là sự chắp vá, khiên cưỡng. Cũng có rất nhiều trường hợp, từ những yêu cầu về phong thuỷ, kiến trúc sư đã đề ra được những giải pháp, ý tưởng kiến trúc hay, sáng tạo. Trường hợp này lại là một thuận lợi trong quá trình tư vấn, thiết kế đối với chủ nhà.

Về mặt khoa học mà nói, không ai, không kiến trúc sư nào dám khẳng định phong thuỷ là vô lý, vô căn cứ. Về mặt xã hội thì ai cũng có một niềm tin, một tín ngưỡng của riêng mình ở mức độ nào đó. Và nhu cầu phong thuỷ trên thực tế cũng là mơ ước chính đáng về những điều tốt lành, cuộc sống tốt lành mà thôi, không phải là xấu. Cái chính là thái độ ứng xử của mỗi người, mỗi thành phần tham gia trong câu chuyện xây nhà, dựng cửa.

Thái độ ứng xử

Câu chuyện nhu cầu thực tế về phong thuỷ, và những vấn đề liên quan tới thiết kế nêu trên, đã dẫn tới nhiều cách ứng xử khác nhau. Có thầy phong thuỷ yêu cầu nhiều, bị chủ nhà phản đối (với sự tư vấn của kiến trúc sư) đã phải xuống nước, giảm đi những yêu cầu (bị cho là) không cần thiết hoặc vô lý. Có chủ nhà xem thầy này, thấy không ổn với nhu cầu về kiến trúc, lại chuyển sang xem thầy khác (tất nhiên là để tìm kết quả khác như ý), hoặc đổi kiến trúc sư sao cho đáp ứng được yêu cầu của mình về thiết kế trên cơ sở phong thuỷ.

 

Chuyện phong thuỷ và thiết kế nhiều khi còn gây ra xung đột trong gia đình, bởi có người tin, người không tin; người chấp nhận bất hợp lý về kiến trúc để đạt yêu cầu phong thuỷ, người lại không chấp nhận. Về phía kiến trúc sư thì đa dạng hơn nữa. Có người cực đoan, kiên quyết nói không với phong thuỷ, không nhận thiết kế cho những khách hàng có yêu cầu về phong thuỷ. Có kiến trúc sư lại chiều khách tới bến, yêu cầu thế nào cũng vẽ được (bất luận kết quả thiết kế về chuyên môn ra làm sao). Có người thì mềm mỏng và khéo léo, chấp nhận những gì có lý (và có thể giải quyết được) và từ chối những gì vô lý gây ảnh hưởng tới công năng và thẩm mỹ kiến trúc. Lại có người đưa ra nguyên tắc với khách hàng là: xem phong thuỷ kỹ đi, xem cho hết, khi đã triển khai thiết kế là không có sửa đổi nữa. Lại cũng có người dành quyền chủ động ngay từ đầu (với sự hiểu biết về phong thuỷ nhất định) tạo được niềm tin nơi khách hàng, và chủ động biến tấu để giải quyết vấn đề phong thuỷ và thiết kế song song, sao cho không “đá” nhau.

Những thái độ và cách làm trên thể hiện tính thụ động, không chuyên nghiệp và không đi đúng bản chất vấn đề, mang tính đối phó nhiều hơn. Thầy phong thuỷ, giỏi đến mấy, chắc chắn cũng không thể thiết kế kiến trúc như kiến trúc sư. Và số kiến trúc sư am hiểu sâu sắc về phong thuỷ, giải quyết được phong thuỷ và thiết kế nhuần nhuyễn chắc là không nhiều. Nhu cầu về phong thuỷ thì có thật và rất lớn, điều đó ai cũng rõ. Nhưng mọi người, nhất là kiến trúc sư – với vai trò tư vấn, phản biện và định hướng xã hội, cần phải hiểu rằng: phong thuỷ là khoa học – nghệ thuật tổ chức không gian cư trú phù hợp môi trường tự nhiên và xã hội, nhằm đạt tới sự an lành và bền vững. Rất nhiều những yếu tố phong thuỷ tương đồng, quan hệ chặt chẽ với vấn đề khí hậu và vật lý kiến trúc, văn hoá và tâm sinh lý con người.

BÀI VÀ ẢNH: KTS NGUYỄN TRẦN ĐỨC ANH theo SGTT.vn