24 hướng cổng tốt trong phong thủy

Nhà có đường đi xung quanh là Ngoại Lộ, đường đi bên trong là Nội Lộ. Lộ bên ngoài muốn vào trong phải có cửa đi vào – Môn Lộ. Theo phong thủy, các ngôi nhà đều nên có Môn Lộ.

Nhà ở có hướng cổng tốt sẽ đón được khí tốt vào nhà.

Nhà ở có hướng cổng tốt sẽ đón được khí tốt vào nhà.
Nhà ở có hướng cổng tốt sẽ đón được khí tốt vào nhà.

Để đón khí tốt, tránh khí xấu, gia chủ cần chú ý đến yếu tố Cát – Hung của Môn Lộ. Chủ nhà cần phải có Môn Lộ đúng hướng. Những nơi có diện tích rộng nên tính toán làm tường bao quanh nhà ở để bảo vệ luồng khí tốt, loại trừ khí xấu, ngăn cản không cho sự hung sát vào nhà. Theo đó, tìm được hướng tốt cho cổng thì sẽ nhận được phúc và tránh được họa.

Sơ đồ bố trí cổng tốt phù hợp nhà – chủ nhà và thế đất trên tổng thể khu đất.

Sơ đồ bố trí cổng tốt phù hợp nhà - chủ nhà và thế đất trên tổng thể khu đất.
Sơ đồ bố trí cổng tốt phù hợp nhà – chủ nhà và thế đất trên tổng thể khu đất.

Dưới đây 24 hướng cổng tốt theo phong thủy học:

1. Nhà hướng Tý: cổng vào trong các hướng Tý, Dậu, Mão, Tân, Sửu.

2. Nhà hướng Quý: cổng vào trong các hướng Quý, Ất, Tân, Càng, Cấn.

3. Nhà hướng Sửu: cổng vào trong các hướng Sửu, Tuất, Thìn, Tị, Hợi.

4. Nhà hướng Cấn: cổng vào trong các hướng Cấn, Càn, Tốn, Nhâm, Tuất.

5. Nhà hướng Dần: cổng vào trong các hướng Dần, Hợi, Tý, Tị, Mão.

6. Nhà hướng Giáp: cổng vào trong các hướng Giáp, Nhâm, Bính, Quý, Ất.

7. Nhà hướng Mão: cổng vào trong các hướng Mão, Tí, Ngọ, Sửu, Thìn.

8. Nhà hướng Ất: cổng vào trong các hướng Ất, Quý, Cấn, Đinh, Tốn.

9. Nhà hướng Thìn: cổng vào trong các hướng Thìn, Sửu, Mùi, Dần, Tị.

10. Nhà hướng Tốn: cổng vào trong các hướng Tốn, Cấn, Khôn, Thân, Bính.

11. Nhà hướng Tỵ: cổng vào trong các hướng Tỵ, Dần, Thân, Dậu, Tý.

12. Nhà hướng Bính: cổng vào trong các hướng Bính, Giáp, Ất, Canh, Tỵ.

13. Nhà hướng Ngọ: cổng vào trong các hướng Mão, Thìn, Ngọ, Dậu, Bính.

14. Nhà hướng Đinh: cổng vào trong các hướng Ất, Bính, Đinh, Tân, Tốn.

15. Nhà hướng Mùi: cổng vào trong các hướng Mùi, Tị, Thìn, Tuất.

16. Nhà hướng Khôn: cổng vào trong các hướng Khôn, Tốn, Càn, Bính, Canh.

17. Nhà hướng Thân: cổng vào trong các hướng Thân, Tị, Hợi, Ngọ, Dậu.

18. Nhà hướng Canh: cổng vào trong các hướng Canh, Bính, Đinh, Nhâm, Tốn.

19. Nhà hướng Dậu: cổng vào trong các hướng Dậu, Ngọ, Đinh, Mùi, Canh.

20. Nhà hướng Tân: cổng vào trong các hướng Canh, Tân, Quý, Dậu.

21. Nhà hướng Tuất: cổng vào trong các hướng Sửu, Mùi, Tuất, Hợi, Thân.

22. Nhà hướng Càn: cổng vào trong các hướng Càn, Khôn, Cấn, Canh, Nhâm.

23. Nhà hướng Hợi: cổng vào trong các hướng Hợi, Thân, Dần, Dậu, Càn.

24. Nhà hướng Nhâm: cổng vào trong các hướng Nhâm, Giáp, Canh, Tân, Quý.

Nguyên tắc tính cổng tốt cho một ngôi nhà như sau:

1. Tại cung hướng của ngôi nhà có thể dùng làm Môn Lộ của ngôi nhà.

2. Từ cung tọa của ngôi nhà tính về 2 bên trái, phải mỗi bên 7 cung, tại 2 cung dừng lại cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.

3. Từ cung hướng của ngôi nhà tính về bên phải 3 cung, tính về bên trái 5 cung, tại 2 cung dừng lại đó cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.

Khi tính toán xây cổng cho ngôi nhà, gia chủ cũng phải dựa vào mệnh quái của chủ nhà mà xem xét để lấy hướng cổng vào cho phù hợp, tốt nhất là được hướng cổng sinh cho trạch, trạch sinh cho mệnh quái của chủ nhà.

Phong thủy giúp tạo năng lượng cho phòng tắm

Quan tâm tới phong thủy phòng tắm sẽ giúp bạn tái tạo năng lượng, giữ gìn sức khỏe một cách toàn diện…

tái tạo năng lượng, giữ gìn sức khỏe một cách toàn diện...
tái tạo năng lượng, giữ gìn sức khỏe một cách toàn diện…

Nhịp điệu cuộc sống hiện đại khiến chúng ta ít có thời gian để thư giãn. Và phòng tắm là một trong những chốn hiếm hoi có thể giúp bạn tạm rời thế giới xung quanh để “mình ta với ta”.

Đó cũng chính là lý do bạn nên trang trí phòng tắm sao cho nơi đây không chỉ để gột rửa thân thể mà còn là chốn tận hưởng những giây phút sảng khoái mỗi sáng hoặc thư giãn tâm trí, giải tỏa cảm xúc sau một ngày bận rộn. Dưới cái nhìn phong thủy, bạn có thể xem xét và thực hiện những điều sau để biến phòng tắm thành nơi chốn bình yên, giúp phục hồi năng lượng hiệu quả.

Màu sắc

Màu sắc
Màu sắc

Theo phong thủy, màu sắc trang trí phòng tắm có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác của chúng ta. Căn phòng này vốn đã có nguồn năng lượng nước đại diện: bồn rửa, vòi sen, bồn tắm và bồn vệ sinh. Màu sắc thuộc hành Mộc như các sắc thái nhẹ nhàng của xanh dương, xanh lá cây, tương sinh với hành Thủy sẽ tạo ra cảm giác cân bằng, êm đềm. Các chuyên gia trị liệu cũng tin rằng màu xanh dương giúp chúng ta hít thở sâu, dễ đi vào giấc ngủ và làm giảm huyết áp. Trong khi đó, màu xanh lục giúp thị giác được nghỉ ngơi và thần kinh ổn định.

Hương thảo mộc

Hương thảo mộc
Hương thảo mộc

Mùi hương rất gợi cảm và cũng khuyến khích dòng chảy tích cực của khí vào phòng tắm. Chậu nhỏ đựng các loại thảo mộc như hoa oải hương, hoa phong lữ, hoa cam làm nguôi ngoai những lo âu, phiền muộn. Hương chanh, hoa hồng, hoa cúc La Mã giúp tâm hồn thư thái hơn. Bồn tắm là nơi rất lý tưởng để bạn thêm tinh dầu vào, cũng như tự massage. Hương thơm thư giãn, âm nhạc du dương quyện vào làn nước ấm áp sẽ tạo nên nguồn năng lượng tích cực trong chính bạn.

Thoáng khí

Thoáng khí
Thoáng khí

Phong thủy cho rằng nguồn năng lượng chúng ta nhận được từ không khí có giá trị hơn cả thức ăn và nước uống. Ngay cả trong phòng tắm – nơi bạn muốn dành ít thời gian cho việc thư giãn tâm trí, việc hít thở đúng cách ở nơi thoáng khí cũng giúp giữ gìn sức khỏe. Hãy lưu ý hệ thống cửa sổ điều chỉnh đối lưu gió khi xây dựng phòng tắm, hoặc chạy các quạt thông gió, giúp ngăn ngừa năng lượng tiêu cực lẫn nấm mốc.

Năng lượng

Năng lượng
Năng lượng

Nến tượng trưng cho yếu tố Hỏa, bổ trợ các yếu tố “nước” đã có ở phòng tắm. Đồng thời, hình ảnh nến cũng thật lãng mạn và mang đến cho bạn cảm giác thoải mái hơn khi ngâm mình trong bồn. Cùng với nến, hãy đưa cây xanh vào phòng tắm để cân bằng yếu tố “nước” và tạo cảnh trí nên thơ. Ngoài ra, bạn nên đặt đá tinh thể thạch anh hồng để giải trừ năng lượng tiêu cực, nâng cao bầu không khí an bình.

Gương soi

Gương soi
Gương soi

Lưu ý rằng gương phòng tắm nên đủ lớn, cho phép bạn thấy được toàn bộ khuôn mặt mình. Có thể đặt gương để có cảm giác nới rộng không gian nhưng nên tránh đặt hai tấm gương đối diện nhau, dễ gây ảo giác không tốt và cảm giác bất an.
Tổ chức hợp lý

Tổ chức hợp lý
Tổ chức hợp lý

Giữ phòng tắm thật gọn gàng, sạch sẽ, không làm bận mắt bạn cũng có nghĩa là khuyến khích đầy đủ yếu tố phong thủy tốt cho căn phòng. Luôn bảo trì các thiết bị hoạt động tốt và sửa chữa ngay bất kỳ vòi nước nào bị rò rỉ. Rò rỉ nước được cho là thất thoát sự thịnh vượng của bạn, dẫn đến khó khăn về tài chính sau đó.
Ở những ngôi nhà hiện đại, phòng tắm và phòng ngủ thường gắn bó mật thiết, thậm chí là những không gian mở liên thông với nhau. Việc quan tâm trang trí phòng tắm thích hợp sẽ giúp bạn tái tạo năng lượng cơ thể, giữ gìn sức khỏe một cách toàn diện để tận hưởng cuộc sống.st

Phòng tắm hiện đại và những lưu ý về phong thủy

Nên bố trí phòng tắm ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành (làm ảnh hưởng không tốt đến các sao lành, vận may của đất ở)…

Phòng tắm hiện đại và những lưu ý về phong thủy
Phòng tắm hiện đại và những lưu ý về phong thủy

Tuy không nằm ở vị trí chủ đạo của ngôi nhà, phòng tắm giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phong thủy phòng tắm hiện đại để cùng làm đẹp thêm “góc không thể thiếu trong mỗi căn nhà”, bạn nhé!

7 điểm quan trọng cho phòng tắm:

– Trần: Nếu trần nhà bị ảnh hưởng bởi hơi nước quá nhiều sẽ dễ bong tróc. Do đó, bạn nên lựa chọn vật liệu trần có tính năng chống thấm, chống ẩm, chịu nhiệt tốt. Phần đỉnh của phòng tắm rửa, vệ sinh cần phải chú ý ngăn ngừa ẩm ướt và đảm bảo độ kín đáo.

– Vách: Cần lựa chọn những vật liệu có tính chống thấm, chống mục và chống biến chất cao. Các loại gạch men dễ lau chùi, nhiều màu sắc đẹp mắt, mau khô là vật liệu ốp tường vệ sinh lý tưởng để bạn lựa chọn. Nên chọn gạch ốp tường có màu tương đồng với gạch nền để tạo ra sự thống nhất cho phòng vệ sinh.

– Sàn: Sàn của phòng tắm, vệ sinh không được tích nước, không trơn trượt để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tốt nhất, bạn nên chọn các loại gạch nền có hoa văn nổi.

– Lỗ thoát nước: Mặt sàn của nhà vệ sinh cần có lỗ thoát nước mạnh và có độ nghiêng nhất định để tránh nước ứ đọng gây trơn trượt, ẩm ướt và tạo ra khí xấu cho nhà bạn.

– Bài trí: Bạn nên trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho việc vệ sinh, tắm rửa như bồn tắm, bồn rửa mặt, bồn cầu… Ngoài ra, gương trang điểm, giá treo khăn, tay vịn cho bồn tắm cũng rất cần thiết.

7 điểm quan trọng cho phòng tắm
7 điểm quan trọng cho phòng tắm

Nên chọn bồn tắm dạng tròn hoặc chữ nhật. Ngoài ra, bồn tắm hình ngũ giác hay hình lục giác cũng rất phù hợp. Không nên chọn bồn tắm hình tam giác hay hình dạng bất quy tắc.

– Cửa: Cửa phòng vệ sinh nên làm bằng chất liệu có tính năng ngăn thấm nước, chồng gỉ, mục. Tránh dùng cửa gỗ. Nên có thanh chắn ở cửa để đề phòng nước thoát ra ngoài.

– Thiết bị điện: Nên chọn loại ổ cắm điện có nắp đậy ngăn nước. Không nên lắp đặt để lộ dây điện ra ngoài. Nước đồng nghĩa với sự giàu sang, phú quý cho nên vị trí của phòng tắm luôn được khoa phong thủy coi trọng.

Quan điểm chung cho phòng tắm:

Nên bố trí phòng tắm ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành (làm ảnh hưởng không tốt đến các sao lành, vận may của đất ở). Ngoài ra, phòng tắm nên đặt chỗ kín, cách xa cửa ra vào chính. Cũng không nên đặt không gian này gần nhà bếp vì bất lợi cho vấn đề sức khỏe.

Bạn nên tách phòng tắm khỏi nhà vệ sinh hoặc bảo đảm khu vực phòng tắm nằm trong phòng ngủ phải có hệ thống thông khí hoạt động tốt.

Màu sắc dùng trang trí phòng tắm sẽ ảnh hưởng đến cảm giác của người dùng. Xu hướng phòng tắm hiện nay đang hướng tới việc lựa chọn những gam màu “organic” gần với thiên nhiên như xanh dương, xanh lá cây… Dù chọn màu gì, bạn vẫn có thể tạo một không gian thư giãn với những bản ballad nhẹ nhàng cùng mùi hương quyến rũ của tinh dầu.

5 điều cần biết về phong thủy cho nhà vệ sinh

Để tiết kiệm không gian, khu vực vệ sinh ngày nay được tích hợp với cả nhà tắm và bố trí cùng với khu vực sinh hoạt nên cần phải chú ý bố cục và chọn vị trí thật phù hợp để tránh ảnh hưởng đến gia chủ.

Theo quan điểm xưa, nhà vệ sinh tượng trưng cho khí và nước xấu (rất khó điều khiển) nên cần được đưa ra xa khu vực sinh hoạt. Vì vậy, để việc bố trí nhà vệ sinh dưới dạng tích hợp như ngày nay không ảnh hưởng đến sức khỏe, người sử dụng phải biết chọn vị trí thích hợp.

5 điều cần biết về phong thủy cho WC
5 điều cần biết về phong thủy cho WC

1. Có thể đặt giữa nhà

Trong phong thủy, người ta thường bố trí nhà vệ sinh ở những cung xấu trong nhà, nhìn ra hướng xấu, tận dụng xú khí của nó để hóa giải điều xui, vận hạn. Tùy theo mạng vận, tuổi tác của gia chủ sẽ có hướng xấu và vị trí xấu tương ứng.
Theo đó, quan điểm không được bố trí nhà vệ sinh ở giữa nhà theo thuyết Lạc Thư là hoàn toàn sai. Mà ngược lại, theo quy luật kiến trúc nội thất và phong thủy hiện đại, chỉ cần bố trí hệ thống ánh sáng và xử lý nước thải tốt thì đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà trong một số trường hợp còn giúp cho luồng khí trong nhà luân chuyển điều hòa, có lợi cho gia chủ, lại tạo điểm nhấn cho kiến trúc của căn nhà. Các khách sạn hay biệt thự thường chuộng kiểu bố trí này.

5 điều cần biết về phong thủy cho WC
5 điều cần biết về phong thủy cho WC

2. Không đặt gần bếp

Điều kỵ nhất của phong thủy nhà vệ sinh là bố trí nó đối diện với bếp hay đặt cạnh bên bếp. Các xú khí (khí ẩm, hôi hám) từ nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thức ăn, không tốt cho sức khỏe cũng như mùi đồ ăn dễ ám lại trong nhà vệ sinh, gây sự khó chịu.

Theo phong thủy, trường hợp này ứng với thế khắc là Thủy (nhà vệ sinh) khắc Hỏa (bếp), dễ gây hao tài tốn của, bệnh tật cho gia chủ. Nếu nhà có thế như vậy, hãy sử dụng quạt thông gió, quạt treo tường để thay đổi hướng gió giữa hai khu vực. Đặt cây xanh (hoặc cây giả có những hạt hút ẩm) vừa tăng Mộc tính, trung hòa giữa Hỏa và Thủy, mà trên phương diện khoa học, còn khử được mùi, lọc khí CO2 thải ra trong quá trình đun nấu.

3. Không hướng ra cửa chính

Quan niệm phong thủy kỵ nhà vệ sinh hướng ra cửa chính, vì khi đó sinh khí tốt và tài lộc của gia chủ sẽ bị cản lại. Có thể hạn chế bằng cách treo một tấm gương soi ở ngay sau cửa nhà vệ sinh, hoặc treo gương phản chiếu/đèn chiếu cục bộ trước cửa, đồng thời thiết kế cửa chính mở hướng ra ngoài (để hạn chế luồng khí vào nhà vệ sinh khi đóng mở). Đặt đá thạch anh, hòn non bộ, bình phong, hoặc tủ lớn để ngăn cách hai khu vực.

Tuy nhiên, nếu ngôi nhà đang ở không hợp hướng với gia chủ, việc nhà vệ sinh hướng ra cửa chính lại giúp cải thiện vận khí. Chỉ cần đặt bóng đèn có dây tóc màu vàng từ trần chiếu xuống, hoặc vuông góc với hướng cửa chính để hóa giải, cải tạo khí xấu, dùng thêm sản phẩm khử mùi là ổn.

4. Kiêng kỵ phòng ngủ

Nhà vệ sinh cũng kỵ đặt kế bên phòng ngủ, hoặc ở phía trên phòng ngủ (trường hợp phòng ngủ ở tầng dưới). Những tiếng nước chảy âm ỉ trong tường, tuy nhỏ nhưng vào ban đêm yên tĩnh có thể nghe thấy rõ, gây cảm giác khó chịu. Chưa kể đến hàn khí từ luồng nước dễ khiến người ngủ trong phòng mắc bệnh. Thêm nữa, từ trường bị nhiễu loạn khiến giấc ngủ chập chờn, khi thức dậy hay cảm thấy mệt mỏi.

Trong trường hợp này, nên sử dụng 4 bóng đèn vàng, xếp thành hình vuông, có thuộc tính Thổ để khắc phục Thủy, trả lại sự bình ổn cho nhà. Sau đó, hãy đặt đá ngũ sắc hay thạch anh vàng, gỗ hóa thạch trong phòng ngủ để điều tiết từ trường xấu, cải thiện sức khỏe, giúp cải tạo khiếm khuyết, trấn được phong thủy.

5. Tránh xa bàn thờ

Về mặt tâm linh, nhà vệ sinh cũng không được đặt gần khu vực thờ tự. Đặc biệt rất kỵ việc kê trang thờ bằng vách tường của nhà vệ sinh. Thờ cúng tế tự là việc linh thiêng, tinh khiết, phải được bài trí ở nơi cách biệt và thanh cao trong nhà. Nếu đặt gần nơi nhiều xú uế, sẽ ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của người được thờ, không tốt về mặt tôn giáo lẫn tâm lý cho gia chủ.st

Xây trần nhà theo phong thủy mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia chủ.

Trong phong thủy, ngoài việc chú ý đến phương hướng (đối với nhà cửa), chất liệu, màu sắc (đối với đồ vật)… ta cũng cần lưu ý tới hình dạng. Mỗi hình dạng có ý nghĩa riêng và tạo nên nguồn năng lượng khác biệt, hoặc tốt hoặc xấu tùy từng trường hợp cụ thể.

Khi chuyển ngôi nhà sang giai đoạn thứ 8 để được hưởng lợi ích từ năng lượng của giai đoạn này, bạn sẽ cần phải thay đổi mái nhà. Nhưng nếu sống trong chung cư và thay đổi mái nhà là điều không thể thực hiện được, thì bạn cso thẻ lắp đặt trần nhà mới. Đây là cách tạo ra năng lượng mới từ trên trời và cũng là một trong những yêu cầu chuyển năng lượng sang giai đoạn mới. Trong quá trình thay đổi trần nhà, bạn có thể kết hợp một số kiểu dáng thiết kế hình tròn. Hình tròn tượng trưng cho Thiên Khí, vì vậy nó đặc biệt thích hợp cho trần nhà.

Tránh thiết kế trần nhà lồi, có góc nhô ra trong có vẻ phát ra năng lượng thù nghịch – góc lồi ra luôn phát ra năng lượng nguy hiển từ bên trên.

Đối với trần nhà, thiết kế phải phù hợp với điều kiện diện tích nên ta khó có thể dễ thay đổi kiểu dáng như ý muốn, tuy nhiên ta có thể thay đổi bằng kết hợp một số thiết kế hình tròn. Hình tròn tượng trưng cho Thiên Khí, vì vậy nó đặc biệt thích hợp cho trần nhà.

Hình tròn tượng trưng cho sự may mắn, toàn vẹn
Hình tròn tượng trưng cho sự may mắn, toàn vẹn

Trong phong thủy, hình tròn tượng trưng cho sự may mắn, tính toàn vẹn (hành Kim), thích hợp với hướng Tây và Tây Bắc của ngôi nhà. Hình tròn đầy đủ tốt hơn hình bán nguyệt. Tuy nhiên, tránh sử dụng hình tròn quá lớn vì sẽ gây ra sự mất cân bằng.

Hình tròn thúc đẩy năng lượng đi theo dạng xoáy, lượn sóng nhịp nhàng. Trong phòng khách, sự xuất hiện của chiếc trần giật cấp tròn sẽ tạo cảm giác bình đẳng giữa mọi người, giúp cho cuộc trò chuyện thêm cởi mở. Hay, trong phòng ăn, nó tạo không khí sum vầy, ấm áp, khiến bạn ăn ngon miệng hơn. Căn phòng hình tròn sẽ tạo ra năng lượng xoáy kích thích con người.

sự vui vẻ, sum vầy và bình đẳng
sự vui vẻ, sum vầy và bình đẳng

Tuy nhiên, không phải lúc nào hình tròn cũng mang lại điều tốt đẹp. Đối với phòng ngủ, ta không nên sử dụng kết cấu trần hình tròn vì hình tròn mang tính Kim, tính chất là động, không thích hợp với phòng ngủ cần sự yên tĩnh, ổn định. Ta càng không nên kết hợp với nội thất như giường ngủ hình tròn vì nó sẽ rất chơi vơi, không có chỗ tựa vững chãi tạo cảm giác trằn trọc khi ngủ. Vì thế, trong trường hợp này, tốt nhất nên chỉnh sửa phòng vuông vức hoặc chữ nhật. Bởi, hình vuông tượng trưng cho mối quan hệ gia đình (hành Thổ). Năng lượng của hai khối hình này đều mang lại may mắn và sự hòa thuận lâu dài cho gia đình. Ngoài ra, ta tránh thiết kế trần nhà lồi, có góc nhô ra vì đây là nguồn luôn phát ra năng lượng nguy hiển từ bên trên.

Phòng ngủ vuông vức hoặc hình chữ nhật mang đến cảm giác an toàn, hòa thuận cho gia chủ
Phòng ngủ vuông vức hoặc hình chữ nhật mang đến cảm giác an toàn, hòa thuận cho gia chủ

Như vậy, trần nhà hình tròn mang năng lượng từ trên trời. Nên nhớ rằng mục đích của phong thủy là kết hợp Thiên khí, Địa khí và Nhân khí. Vì thế tạo năng lượng dương cho trần nhà là rất tốt.

Làm mát nhà thuận phong thủy: Tăng Mộc để giảm Hỏa

Trồng cây trên mái, một giải pháp hữu hiệu chống nóng, chống thấm, tăng mảng xanh đáng kể cho không gian đô thị.

Hỏa (sức nóng) tại nơi cư ngụ phát sinh từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài bởi nhiều căn nguyên: dịch lý, vật lý và cả tâm lý. Lẽ thường theo ngũ hành thì “Mộc sinh Hỏa”, nhưng thực ra trong giải pháp phong thủy nếu biết tăng Mộc thì hoàn toàn có thể giảm Hỏa cho ngôi nhà.

Mộc ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng – đó là cách thức cư xử trong xây cất và bài trí biết tôn trọng thiên nhiên, cũng là nguyên tắc cơ bản của trào lưu kiến trúc xanh đang thịnh hành hiện nay.

Học theo cách nhà xưa

Không phải là học kiểu dáng hay sao chép lại chi tiết của ngôi nhà truyền thống, cũng không phải mô phỏng, bắt chước những biệt thự kiểu “Tây”, mà cần đúc kết tinh thần thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng của dân Việt trên đất Việt vốn ở trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.

Tinh thần đó thực ra được ứng dụng khá phổ biến cách nay chưa xa, ví dụ như những kiến trúc hiện đại ở Sài Gòn thập niên 1960-1970 với các nguyên tắc chọn hướng nhà, vật liệu, cách thức che nắng, thông gió… tới giờ vẫn không hề lỗi thời về giải pháp cũng như hình thức của hệ lam chắn nắng, lọc bớt sự chói chang, cản được oi bức mà vẫn cho gió vào ra đủ đầy.

Khoảng trống quanh nhà được “mềm hóa” bởi cây cỏ và mặt nước – để cho “đất thở” cũng là giúp con người dễ thở hơn.
Khoảng trống quanh nhà được “mềm hóa” bởi cây cỏ và mặt nước – để cho “đất thở” cũng là giúp con người dễ thở hơn.

Hình nào thì tạo ra thế ấy, khoa học phong thủy luôn nhắc nhở người làm nhà và người cư ngụ quan tâm đến việc tạo thế trước khi tạo hình. “Vợ hiền hòa – nhà hướng Nam”, nếp nhà xưa tạo thế rất khôn khéo nhờ biết mở cửa, xoay mặt nhà dài về hướng Nam để các mảng tường đầu hồi và công trình phụ sang trục Đông – Tây.

Nhờ vậy, các phòng ốc sinh hoạt chính trong nhà luôn được hưởng đủ nắng gió cần thiết nhưng không bị quá nóng hay quá lạnh. Mái nhà và hàng hiên kiểu Việt cũng là nét đặc trưng trong cách ứng đối uyển chuyển với cái nóng gay gắt: vươn rộng nhẹ nhàng, ngăn bức xạ trực tiếp, tạo bóng đổ xuống thấp và thoát khí nóng lên cao.

Mẫu hoa văn với sắc xanh trần nội của công ty Vĩnh Tường giúp ngôi nhà hạ nhiệt trong ngày hè
Mẫu hoa văn với sắc xanh trần nội của công ty Vĩnh Tường giúp ngôi nhà hạ nhiệt trong ngày hè

Sau nhà mượn chuối lá to thân xốp che gió lạnh, trước ngõ nhờ cau thân thẳng dáng xinh đón nắng lành. Cha ông ta trong cái khó ló cái khôn, chỉ với hàng hiên giản dị, mấy tấm liếp đóng mở linh hoạt là đã tạo được vùng đệm giảm nhiệt hữu hiệu.

Nhiều công trình hiện đại như Thư viện Khoa học Tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, Dinh Độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất)… đã biết kế thừa khá hiệu quả kinh nghiệm này.

Nhưng hình như việc thiết kế nhà ở tư nhân hay chung cư cao tầng hiện nay lại hay bị “quên”, khi khá nhiều mặt ngoài nhà hướng Tây chói chang nắng chiều cũng cứ mở cửa sổ rộng, hoặc việc dùng mấy mảng lam chỉ để thuần trang trí, không quan tâm mỗi hướng khác nhau cần có hình thức lam đứng, lam ngang, hay lam xiên khác nhau.

Do tính chất Mộc sinh Hỏa nên nếu lạm dụng vật liệu gỗ trong nhà sẽ khiến tăng thêm cảm giác nóng nực, nhất là trong nhà phố hẹp. Nên học tập mô hình nhà vườn truyền thống: Mộc bên trong thì phải có Mộc bên ngoài làm xiêm áo che chở.

Nhà đứng trong vườn, vườn che chở nhà, đó là trường hợp có đất rộng, chứ nếu vào nhà ống hun hút không có vườn thì phải khéo mở những khoảng rỗng để đan cài cây xanh vào trong những khoảng giếng trời ít ỏi không thể thiếu.

Những “mảng xanh” được xem là nơi để đất thở và che bớt nắng cho nhà
Những “mảng xanh” được xem là nơi để đất thở và che bớt nắng cho nhà

Dùng Thủy để khắc Hỏa cũng là cách hiệu quả, từ việc bố trí hồ nước, quan hệ nhà – ao – vườn theo mô hình sinh thái khép kín truyền thống cho đến đặt hòn non bộ, làm thác nước nhân tạo… trong điều kiện đất đai phố thị chật hẹp.

Bớt cứng, tăng mềm, nhà sạch thì mát

Khoa học đã chứng minh các bề mặt bê tông hay kim loại luôn tích nhiệt và nhả nhiệt nhiều hơn là các bề mặt “mềm”, rỗng, xốp, có khoảng đối lưu khí bên trong và chung quanh. Vì thế, thay vì lát gạch kín mít, hãy dành chỗ để đất thở và thấm nước, để cỏ cây len lỏi, tỏa bóng.

Thay vì làm những mảng tường mảng kính bít bùng, tại sao không tăng cường các mảng đặc đan xen với rỗng, đặt lam đúng chỗ, đóng mở tùy theo công năng?
Nguyên tắc thông gió tốt cho nhà là phải có lối cho gió vào gió ra, luân chuyển đối lưu, nếu thấy nhà nóng bức khó chịu thì cần kiểm tra lại các giải pháp nội ngoại thất để nhận diện nguyên nhân làm cản trở sự lưu thông không khí, như một số trường hợp cần tránh dưới đây:

– Nhà dùng nhiều mảng kính cố định, gây ra hiện tượng bẫy nhiệt tích tụ bên trong. Việc chia nhiều phòng cũng góp phần cản gió, đồng thời gây cảm giác chật chội và ngăn cách, tạo thêm nhiều bề mặt tỏa nhiệt.

– Trồng cây dĩ nhiên góp phần làm dịu mát, che nắng tốt, nhưng nếu trồng quá nhiều thì cũng gây ra cản gió, lưu bụi trên bề mặt lá. Cần chọn lọc loại cây trồng theo hướng nhà cụ thể, ưu tiên cho những chỗ bị nắng gắt, có phối hợp cây xanh và mặt nước.

– Bố trí vật dụng lộn xộn thiếu quang đãng, nhất là các thiết bị máy móc tỏa nhiệt nhiều. Ngay cả rèm cửa bằng vải dày, bàn ghế nệm cũng đều là các vật tích bụi và cản gió.

Vật liệu che nắng dù là cừ tràm, tre nứa… giản dị, giá rẻ nhưng dùng đúng chỗ vẫn đem lại hiệu quả cao.

Mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, bụi bặm sẽ được… tung lên mù mịt rồi tiếp tục lưu lại trên các bề mặt đồ vật gây nên nhiều nguy cơ mầm bệnh. “Nhà sạch thì mát” cần hiểu theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng để môi trường ở trong lành hơn.

– Thiếu các bề mặt “mềm” như thảm cỏ, mặt nước… cũng khiến ngôi nhà dù có gió vẫn bị nóng do các bề mặt cứng như sân gạch, vỉa hè, đường sá… hấp thu nhiệt rồi phản xạ vào nhà. Do vậy, ngôi nhà “sạch” về vệ sinh và thẩm mỹ đồng nghĩa với việc chủ nhân biết chắt lọc các vật liệu, kết cấu, bố trí đồ đạc… sao cho hợp với điều kiện khí hậu chung quanh.

Chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) hay phong cách Thiền (Zen) trong kiến trúc gần đây đang phát triển mạnh chính là xuất phát từ thực tế mong muốn giảm thiểu vật dụng trang trí rườm rà, tạo nhiều khoảng trống để ngôi nhà dễ hô hấp hơn.

Trồng cây trên mái, một giải pháp hữu hiệu chống nóng, chống thấm, tăng mảng xanh đáng kể cho không gian đô thị.
Trồng cây trên mái, một giải pháp hữu hiệu chống nóng, chống thấm, tăng mảng xanh đáng kể cho không gian đô thị.

– Việc bố trí ánh sáng hợp lý cũng giảm Hỏa tốt hơn. Ví dụ ban đêm (âm thịnh) dùng nhiều ánh sáng vàng, chiếu sáng điểm và bổ sung đèn pha vào các góc khuất, trong khi ban ngày (dương thịnh) cần bổ sung ánh sáng trắng, ánh sáng khuếch tán để làm dịu không gian.

Việc lạm dụng đèn mắt ếch, đèn pha và đèn chùm cũng gây ra những mảng sáng gắt và nóng. Có thể kiểm soát cường độ ánh sáng bằng cách dùng chụp đèn, dùng các bề mặt hắt sáng gián tiếp và giấu đèn trong các chi tiết trang trí như hồ cá cảnh, quầy bar…

Dùng đủ đèn vào các không gian cần thiết chứ không nên bật nhiều đèn cùng một lúc vì sẽ làm nhiệt độ trong nhà tăng cao đáng kể.

Bài trí nước trong nhà: Những điều cần lưu ý

Nước có thể đem lại cảm giác bình yên và tĩnh lặng, rất hữu ích khi bạn cần thư giãn bên cuốn sách sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thực ra, nước đem lại nhiều điều hơn là cảm giác thư thái, nó là biểu tượng cuộc sống và là một yếu tố rất quan trọng.

Bài trí nước trong nhà và những điều cần lưu ý..
Bài trí nước trong nhà và những điều cần lưu ý..

Trong phong thủy, nước tượng trưng cho sự giàu sang và thịnh vượng. Vị trí của nó trong phong thủy là đặc biệt quan trọng. Để đạt được yêu cầu này, bạn có thể tự xây một công trình nước trong nhà mình hoặc mua sẵn. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng nó đáp ứng các nguyên tắc phong thủy cụ thể cho nhà bạn.

Bài trí nước trong nhà và những điều cần lưu ý..
Bài trí nước trong nhà và những điều cần lưu ý..

Bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia phong thủy để có được lời khuyên về vị trí đặt nước phù hợp trong nhà bạn. Chỉ có họ mới đủ hiểu biết để hướng dẫn bạn những chi tiết phức tạp. Họ thường sử dụng Bát quái để phân tích năng lượng trong không gian.

Bát quái giúp xác định vị trí thích hợp để đặt công trình trang trí bằng nước. 5 yếu tố phong thủy hiện hữu trong nhà bạn sẽ được xem xét thật kỹ lưỡng, cẩn thận.

Bài trí nước trong nhà và những điều cần lưu ý..
Bài trí nước trong nhà và những điều cần lưu ý..

Theo lý thuyết, các vật dụng trang trí bằng nước thường được đặt ở hướng Đông, Đông nam hoặc hướng Bắc trong nhà. Hướng Đông tượng trưng cho sức khỏe và gia đình. Hướng đông nam tượng trưng cho sự thịnh vượng và sung túc, trong khi hướng Bắc đại diện cho sự nghiệp và đường đời của bạn.

Đặc biệt tránh đặt nước ở hướng nam căn nhà. Đây là hướng có liên quan tới tên tuổi và danh tiếng của bạn. Yếu tố năng lượng tương đương với nó là lửa. Lửa và nước luôn khắc nhau, nên nếu đặt nước ở hướng nam sẽ tạo ra năng lượng tiêu cực, được biết với cái tên “Sát”. Theo các chuyên gia phong thủy, yếu tố Sát sẽ đem tới vận xui cho bạn và người thân trong gia đình.

Bài trí nước trong nhà và những điều cần lưu ý..
Bài trí nước trong nhà và những điều cần lưu ý..

Không nên trang trí nước trong phòng ngủ, bất kể là hướng nào. Các chuyên gia cho biết, nước nếu đặt trong phòng ngủ sẽ đem lại sự lo âu, nên hãy đặt nó ở những không gian chung.

Nếu bạn muốn tăng cường năng lượng tích cực trong nhà, có thể thêm vào công trình trang trí bằng nước vài viên đá phong thủy. Ngoài ra, nếu bạn mua loại đài phun nước có khả năng lưu thông các loại tinh dầu nhất định vào trong không khí, nó cũng sẽ tăng gấp đôi năng lượng có lợi trong nhà. Điều này cũng đồng nghĩa với sự giàu có và thịnh vượng hơn cho bạn và những người thân trong gia đình.

Phong thủy cho tường rào quanh nhà

Theo quan niệm của phong thủy học, nhà ở tốt nhất là hình vuông, tường rào quanh nhà chữ chi hoặc đường tròn, mang ý nghĩa “trời tròn đất vuông”, thể hiện sự hòa hợp giữa trời đất và con người.

Tuy nhiên, tường hình tròn sẽ chiếm đất quá nhiều, khó áp dụng cho thực tiễn ngày nay. Thêm vào đó, tường rào cho nhà ở gia đình không nên bị nứt vỡ, gây cảm giác không an toàn, không phát huy được vai trò bảo vệ.

Tường rào là chỉ giới của mỗi một ngôi nhà.
Tường rào là chỉ giới của mỗi một ngôi nhà.

Tại một số ngôi nhà ở hiện nay, gia chủ thường trồng nhiều cây dây leo bám vào tường rào. Tuy giúp không gian nhà thêm xanh mát nhưng dây leo cũng dễ có sâu bọ, khiến độ ẩm của tường tăng, không tốt.

Khi xây tường rào, bạn cũng không nên trổ cửa sổ lớn, phạm phải “chu tước khai khẩu”, gia chủ dễ bị điều tiếng. Tường nhà nếu xây trước rộng, sau hẹp cũng không tốt. Ngoài ra, việc xây trước hẹp sau rộng bị gọi là “thoái điền bút”, tiền không vào nhà.

Gia chủ không nên trông nhiều cây ở tường rào.
Gia chủ không nên trông nhiều cây ở tường rào.

Tường rào quanh nhà không nên xây cao hoặc thấp quá hay quá áp sát nhà. Nếu thấp quá, nó sẽ không đảm bảo tác dụng bảo vệ, ngăn cách với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu cao hoặc áp sát quá sẽ gây bí bách, khiến không gian quanh nhà bức bí, không được thông thoáng.

Bên cạnh đó, tường cũng không nên xây quá gần nhà vì sẽ tạo cảm giác bức bối, vướng víu chân tay, hạn chế khả năng hứng ánh sáng và thông gió. Trong những trường hợp buộc phải xây tường rào quá gần nhà, bạn có thể cái thiện nhược điểm bằng cách: giữ một khoảng cách tầm 20 cm giữa nhà và tường bao. Như vậy, gia chủ vừa có thể cải thiện việc thông gió, hứng ánh sáng, vừa có thể trồng những cây xanh để tạo độ thoáng mát cho ngôi nhà.

Không nên xây tường rào cao quá hoặc thấp quá.
Không nên xây tường rào cao quá hoặc thấp quá.

Không chỉ giúp bảo vệ, ngăn cách, tường rào còn là yếu tố quan trọng giúp điểm tô thêm sự xinh xắn cho mặt tiền ngôi nhà. Hàng rào hiện nay ngoài chất liệu bằng sắt truyền thống còn có loại nhựa vinyl trắng (lõi thép bên trong) tránh được gỉ sét.

Khi sử dụng hàng rào bằng sắt, bạn cũng nên hạn chế tối thiểu các mối hàn, điểm giao cắt… bằng cách chọn mẫu thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ uốn lượn hoặc nhiều các chi tiết trang trí.

Hàng rào sắt được nhiều gia đình sử dụng.
Hàng rào sắt được nhiều gia đình sử dụng.

Yếu tố gỉ sét trên các mối nối tại cổng rào cũng là điều cần lưu ý. Với dạng rào bằng sắt hộp, bạn nên giảm thiểu các mối hàn và điểm giao cắt bằng cách chọn mẫu thiết kế đơn giản, ít chi tiết phức tạp. Gia chủ cũng không nên cắt nhỏ sắt ra để hàn nối đầu, thay vào đó dùng nguyên thanh dài theo kiểu áp vào nhau. Trước khi sơn hoàn thiện, bạn trám trét thật kỹ các mối nối, dùng sơn lót và sơn phủ cao cấp để có độ bền tốt hơn cho hàng rào.

Trang trí nhà theo phong thủy cho người tuổi Tuất

Tuổi Tuất thuộc hành Thổ, tương ứng với màu vàng và da cam. Theo nguyên lý tương sinh, Hỏa sinh Thổ, do vậy nếu muốn trang trí nhà theo phong thủy, người tuổi Tuất nên sử dụng màu đỏ, hồng và tím.

Tím là gam màu phù hợp với người tuổi Tuất.
Tím là gam màu phù hợp với người tuổi Tuất.
Hoặc người tuổi Tuất cũng có thể sử dụng tông màu hồng.
Hoặc người tuổi Tuất cũng có thể sử dụng tông màu hồng.

 

Những người tuổi Tuất tính tình thẳng thắn, nhiệt tình, chín chắn, nghiêm túc, có thể tin cậy được, thích theo đuổi sự hoàn mỹ, vừa thực tế, lại yêu thích cái đẹp. Họ thích hợp nhất với các gam màu nóng như đỏ, hồng và tím, vì thế nên sử dụng chúng như gam màu chủ đạo trong nhà.

Người tuổi Tuất không nên trang trí nhà bằng màu xanh.
Người tuổi Tuất không nên trang trí nhà bằng màu xanh.

Tuất là Dương Thổ. Do Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Hỏa, cho nên người tuổi Tuất không hợp với các màu xanh lá cây, màu gỗ, màu đen và xanh lam.

Về các đồ dùng trong nhà, người tuổi Tuất nên sử dụng các đồ dùng có gam màu tượng như cho bản mệnh như là màu vàng và da cam. Do thổ sinh kim, họ cũng có thể sử dụng một số đồ dùng có màu trắng, tuy nhiên chỉ nên sử dụng với số lượng vừa phải.

Vàng và da cam là màu bản mệnh của người tuổi Tuất.
Vàng và da cam là màu bản mệnh của người tuổi Tuất.

Để vừa tránh được điều dữ, lại tăng thêm vận may và sức khỏe, người tuổi Tuất nên sở hữu một miếng mã não có hình thỏ hoặc mèo.

Một miếng mã não hình thỏ hoặc mèo sẽ tăng thêm sức khỏe cho người tuổi Tuất.
Một miếng mã não hình thỏ hoặc mèo sẽ tăng thêm sức khỏe cho người tuổi Tuất.

Để tăng thêm tài vận, phúc lộc, bình an và sự giúp đỡ của quý nhân, người tuổi Tuất nên đặt trong nhà tượng voi và ngọc.

Trong nhà người tuổi Tuất nên có hình voi bằng ngọc.
Trong nhà người tuổi Tuất nên có hình voi bằng ngọc.

Muốn trang trí nhà theo phong thủy, người tuổi Tuất nên trưng bày các con vật may mắn là hổ và ngựa hoặc tranh ảnh có hình chúng.

Hổ và ngựa cũng mang may mắn cho người tuổi Tuất.
Hổ và ngựa cũng mang may mắn cho người tuổi Tuất.

Trong phòng cũng nên đặt quả cầu thủy tinh, ở phía đông nam là tốt nhất, và tránh đặt ở phía Tây Bắc.

Ở nơi làm việc, người tuổi Tuất có thể trưng bày một số loại cây thuộc hỏa sau: lan quân tử, hoa sơn trà, hoa giấy, hồng nhung.

Lục thảo trổ.
Lục thảo trổ.
Lan quân tử.
Lan quân tử.
Hoa sơn trà
Hoa sơn trà
Hoa hàm tiếu.
Hoa hàm tiếu.
Hoa giấy.
Hoa giấy.

 

Ở nhà, họ nên trồng 5 hoặc 10 chậu cây sau: hàm tiếu, mễ lan, quế hoa, lục thảo trổ, cây vạn tuế, dứa dại.

Người tuổi Tuất theo ngũ hành thuộc Thổ, nên sống gần núi non, cửa chính nên hướng về phía tây bắc, đông hoặc nam. 0 và 5 là hai con số tốt nhất cho người mệnh Thổ, nên ở số nhà hoặc số tầng có đuôi là 0 hoặc 5. Người mệnh Thổ rất kỵ con số 3, 4, 8, 9, nên tránh nhà ở có số tầng và số nhà với đuôi là 3, 4, 8, 9. Nơi làm việc, đầu tư hay cho thuê nên chọn số tầng và số nhà có đuôi là 1, 6 và tránh các con số kị có đuôi là 2 và 7.

Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy

Phong thủy học đề cao vai trò của hướng nhà, đất nhưng cũng không bỏ qua tầm quan trọng của việc lựa chọn vật liệu nội – ngoại thất.

Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy
Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy

Với sàn nhà, yêu cầu trước tiên là cần có sự ăn khớp về độ nhẵn, sự đồng bộ về gam màu (nóng hoặc lạnh), sự hài hòa về hoa văn… Điều này tạo hiệu quả trong việc liên kết không gian.

Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy
Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy

Tất nhiên, cần phân biệt không gian chính – phụ để lựa chọn kích cỡ, hoa văn, màu sắc cho phù hợp, nếu không sự đồng nhất tuyệt đối sẽ tạo trường khí trì trệ, thiếu sinh động. Cách tốt nhất là chọn cách hoàn thiện sàn nhà có dẫn dắt và chuyển tiếp tự nhiên hợp âm dương để liên kết khí trong – ngoài, trước – sau, chính – phụ.

Cùng một loại vật liệu nhưng nếu đặt gần ánh sáng bên ngoài, nơi thường xuyên qua lại (dương tính) thì sẽ sáng và chịu bào mòn nhiều hơn so với góc khuất (âm tính).

Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy
Lựa chọn vật liệu cho lối đi theo phong thủy

Đối với gạch ốp lát, ở không gian chính như phòng khách, phòng sinh hoạt nên dùng gạch khổ lớn, phòng ngủ dùng gạch khổ nhỏ hơn mang lại ấm áp, phòng vệ sinh dùng gạch nhám, khổ rộng tạo sự sạch sẽ. Các vị trí tiếp giáp hoặc thay đổi không gian dùng gạch viền hay đá.

Màu sắc gạch cũng cần tương quan hài hòa, tránh thay đổi đột ngột, trừ khi muốn tạo điểm nhấn. Kiểu cách lát gạch sẽ góp phần thay đổi sắc thái nội thất và cảm quan thị giác. Ví dụ như xoay chéo sẽ kéo giãn không gian, lát thẳng và vuông tăng sự trang trọng, lát điểm viền tạo sự sinh động.

 

Các điểm nhấn có thể chọn lựa tùy theo không gian và phải căn cứ vào mức độ sử dụng. Không nhất thiết dùng một loại cứng (gạch, đá) mà có thể bổ sung vật liệu mềm (thảm) để tạo điểm nhấn và tăng tính thân thiện.