Khám phá Phật bản mệnh cầu may của mỹ nhân Hoa ngữ

(FengshuiExpress.com) – Theo quan niệm dân gian, Phật bản mệnh sẽ mang lại điều tốt lành, ngầm bảo vệ bạn trong cuộc sống. Hãy khám phá xem các sao Hoa ngữ được vị Phật nào hộ mệnh và mang lại may mắn cho họ.

Vương Lạc Đan sinh ngày 30/01/1984, thuộc năm Tý,
Vương Lạc Đang sinh năm 1984, năm Tý, những người sinh năm Tý sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Quan âm nghìn tay.
Mặt Phật bản mệnh - Phật Quan Âm nghìn tay
Mặt Phật bản mệnh – Phật Quan Âm nghìn tay

 

Quan âm nghìn tay là vị thần tượng trưng cho sự nhân ái, từ bi. Ngài sẽ giúp vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống, có đủ ý hí và niềm tin để chiến thắng mọi bệnh tật. Khi vận may của tìm đến, Ngài sẽ góp sức để vận thế thêm huy hoàng, xán lạn. Ngược lại, nếu đang gặp vận rủi, Ngài sẽ giúp hóa giải mọi khó khăn, vượt qua các trở ngại một cách thuận lợi để có cuộc sống bình an, hạnh phúc và may mắn.

 

Lý Băng Băng sinh ngày 27/02/1973, thuộc năm Sửu,
Lý Băng Băng sinh ngày 27/02/1973, thuộc năm Sửu, những người sinh năm Sửu sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Hư Không Tạng Bồ tát (còn gọi là Khố tàng Kim Cương)

 

Hư Không Tạng Bồ tát là vị thần tượng trưng cho sự thành thực và giàu có. Ngài sẽ giúp vượt qua mọi khó khăn, hóa giải mọi nguy cơ gặp phải trong cuộc sống, nhất là những nguy cơ liên quan đến chuyện phá sản hoặc hao tài tốn của.
Hư Không Tạng Bồ tát là vị thần tượng trưng cho sự thành thực và giàu có. Ngài sẽ giúp vượt qua mọi khó khăn, hóa giải mọi nguy cơ gặp phải trong cuộc sống, nhất là những nguy cơ liên quan đến chuyện phá sản hoặc hao tài tốn của.

 

Dương Mịch sinh ngày 12/09/1986, thuộc năm Hổ, những người sinh năm Hổ
Dương Mịch sinh ngày 12/09/1986, thuộc năm Hổ, những người sinh năm Hổ sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Hư Không Tạng Bồ tát (còn gọi là Khố tàng Kim Cương)

 

Hư Không Tạng Bồ tát giúp cho đường tài vận thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.
Hư Không Tạng Bồ tát giúp cho đường tài vận thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.

 

Lâm Tâm Như sinh năm Mão
Lâm Tâm Như sinh ngày 27/01/1976, thuộc năm Mão, những người sinh năm Mão sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Văn Thù Bồ tát

 

Mặt Phật Văn Thù Bồ Tát
Văn Thù Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ lớn. Ngài giúp người sinh năm Mão phát huy được năng lực sáng tạo và sức mạnh tiềm tàng trong con người họ để vượt lên mọi đối thủ trong tất cả các cuộc cạnh tranh, xây dựng được một sự nghiệp huy hoàng, bền vững.
Thư Kỳ sinh năm Rồng
Thư Kỳ sinh ngày 16/04/1976, thuộc năm Rồng, những người sinh năm rồng sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Phổ Hiền Bồ tát
Mặt bản Phật Phổ Hiển bồ tát
Phổ Hiền Bồ tát là vị thần tượng trưng cho lễ nghi, sự đức độ và tự nguyện. Ngài sẽ giúp thực hiện được những nguyện vọng lớn lao nhất, thoát khỏi cạm bẫy của những kẻ tiểu nhân.
Phạm Hiểu Hiên sinh 1977, thuộc năm Tỵ
Phạm Hiểu Hiên sinh ngày 27/02/1977, thuộc năm Tỵ, những người sinh năm Tỵ cũng nhận được sự phù hộ, độ trì của Phổ Hiền Bồ tát
Mặt phật Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ tát còn gia tăng thêm uy quyền lãnh đạo, vượt lên
mọi trở ngại để có cuộc sống hạnh phúc, mỹ mãn.
Chương Tử Di sinh năm 1972 tuổi Mùi
Chương Tử Di sinh ngày 09/09/1972, thuộc năm Mùi, những người sinh năm Mùi sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Như Lai đại nhật

 

 

Phật bản mệnh Như Lai
Như Lai đại nhật là vị thần tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ. Ngài sẽ mang lại sức mạnh của ánh sáng và tri thức, giúp vượt qua mọi khổ đau, bi ai trong cuộc sống.

 

Đổng Khiết 1980 tuổi Thân
Đổng Khiết sinh ngày 19041980, thuộc năm Thân, những người sinh năm Thân cũng nhận được sự phù hộ, độ trì của Như Lai đại nhật

 

Như Lai phật tượng
Như Lai đại nhật tượng trưng của ánh sáng nên còn giúp dũng cảm tiến lên phía trước để đến với chân trời của ánh sáng và niềm vui.

 

Vương Phi 1969 tuổi Dậu
Vương Phi sinh ngày 08/08/1969, thuộc năm Dậu, những người sinh nắm Dậu sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Bất động tuân Bồ tát (Bất động Minh Vương)

 

Bất động tuân Bồ tát
Bất động tuân Bồ tát tượng trưng cho lý tính. Ngài sẽ giúp luôn phân biệt được mọi sự đúng sai trên đường đời, có thể nắm bắt được mọi cơ hội, tận dụng tốt trí tuệ của mình, thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh để xây dựng được một sự nghiệp thành công.
Lưu Nhược Anh 1960 tuổi Tuất
Lưu Nhược Anh sinh ngày 01/06/1970, thuộc năm Tuất, những người sinh năm Tuất sẽ được phù hộ bởi Phật A di đà
Mặt phật A Di Đà
Phật A di đà tượng trưng cho ánh sáng và sự trường thọ vô biên. Ngài sẽ giúp bạn có được sự minh mẫn, trí tuệ

 

Diêm Ni 1971 tuổi Hợi
Diêm Ni sinh ngày 10/03/1971, thuộc năm Hợi, những người sinh năm Hợi cũng nhận được phù hộ bởi Phật A di đà
Mặt bản phật ADiDa
Phật A di đà còn giúp giải thoát khỏi những nỗi muộn phiền, mệt mỏi, lo lắng, tạo dựng được sự nghiệp bền vững bên cạnh gia đình và xã hội.
Chu Vận sinh năm 1978 tuổi Ngọc
Chu Vận sinh ngày 17/12/1978, thuộc năm Ngọ, những người sinh năm Ngọ sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Đại Thế chí Bồ tát – vị thần mang lại ánh sáng của trí tuệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Huy Khánh ( Theo báo công lý ) (Theo TB)

Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa

Tranh tứ quý mang ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc trong cuộc sống.

Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa
Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân, hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.

Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…

Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn hoá thuộc vùng khí hậu nói trên.

Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. Ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.

Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.

Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…

Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa
Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa

Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc.

Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.

Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung.

Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa
Tranh chữ thập tứ quý sung túc bốn mùa

Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số… Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.

“Phong thủy” dáng rồng

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng không dễ để chú rồng thép nặng 9.000 tấn “bay” trên sông Hàn hội đủ 9 yếu tố cấu thành con rồng trong truyền thuyết, đó là thân rắn, vẩy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, mắt tôm hùm, bụng của con sò, gan bàn chân của hổ, vuốt của chim ưng và mũi, bờm, đuôi của sư tử.

“Phong thủy” dáng rồng.
“Phong thủy” dáng rồng.

Cân lên đặt xuống cái… đầu rồng

Trong việc xây cầu Rồng, chính quyền và người dân TP Đà Nẵng đặc biệt coi trọng yếu tố phong thủy, nhất là dáng rồng, bởi nó là hình tượng trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Để có được dáng cầu như hiện nay, lãnh đạo TP Đà Nẵng và các cơ quan, ban ngành đã trải qua rất nhiều cuộc họp, bàn cãi hết sức gay gắt.

Phần thân rồng uốn lượn bay qua sông Hàn thơ mộng do Công ty Louis Berger (Mỹ) thiết kế. Còn đầu và đuôi rồng thì Đà Nẵng phải tổ chức riêng một cuộc thi thiết kế. Điều đáng mừng là thành phố chỉ vừa có “chỉ dụ” phát động đã có hàng chục ý tưởng ứng thí. Lọt qua nhiều vòng tuyển chọn, ý tưởng của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng được lãnh đạo thành phố chấp nhận và giao cho thiết kế.

Tổng chiều dài của đầu rồng khoảng 15m, cao khoảng 10m, diện tích chắn gió lên đến 150m2. Toàn bộ đầu rồng nặng hơn 40 tấn, chia thành 4 tổ hợp rời được cẩu lên ở độ cao khoảng 24m so với mặt nước sông Hàn. Đầu rồng được lắp ghép vào 5 ống vòm của thân rồng và giằng chéo bằng các hệ liên kết để đảm bảo độ ổn định. Nếu tính cả khối lượng của hệ liên kết thì tổng trọng lượng của đầu rồng lên đến hơn 60 tấn. Nhà máy gia công cơ khí 121 (thuộc Cienco1) là đơn vị sản xuất đầu và đuôi rồng bằng vật liệu thép theo tiêu chuẩn ASTM 709 của Mỹ (là tiêu chuẩn dành cho thép làm cầu, đảm bảo chống ăn mòn, han rỉ…).

Dù được “chọn mặt để gửi rồng”, nhưng con đường để đi đến “đích” vẫn rất gian nan đối với nhà điêu khắc này. Thoạt đầu, ông Hạng đưa ra phương án cho đầu rồng uốn ngược lại và vươn lên cao. Nhưng phương án này bị gạt ngay với lý do rồng phải bay thẳng chứ “ngoái lui” thì chẳng tốt đẹp gì.

Không nản chí, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đề xuất phương án để cho rồng có… đôi, bằng cách thiết kế thành hai con rồng. Một con hướng đầu ra biển ngụ ý vươn ra năm châu bốn biển, một con hướng đầu lên núi chào mời khách thập phương. Riêng phần đuôi cặp rồng châu vào giữa được cuộn lại thành hình hoa sen… Ý tưởng khá tạo bạo. Tuy nhiên, phương án này cũng không được lãnh đạo Thành phố chấp thuận vì dễ bị “suy diễn” là mất đoàn kết do hai đầu rồng quay về hai phía.

Cũng liên quan đến phương án cặp rồng, ông Hạng còn đề xuất cho hai rồng châu đầu vào giữa theo kiểu “song long chầu nguyệt”. Và cũng rất nhanh chóng bị Đà Nẵng bác bỏ vì bị cho là rồng “đối đầu”. Ngoài ra, nếu làm thành hai con rồng thì sẽ không thể trở thành “con rồng thép dài nhất thế giới” đã đăng ký kỷ lục Guinnes. Rồi cuối cùng, sau nhiều lần cân lên, đặt xuống, phương án tối ưu được chọn là đặt đầu rồng ở đầu cầu phía Đông vươn ra biển lớn.

Cứ tiếp thu để nghiên cứu tiếp

“Phong thủy” dáng rồng.
“Phong thủy” dáng rồng.

Suốt hai tháng ròng sau khi phương án đầu rồng được quyết, ông Hạng vẫn phải tiếp tục “bôn ba” đến nhiều bảo tàng trong cả nước để thu thập và nghiên cứu các mẫu đầu rồng. Và ông đã chọn được cho mình mẫu rồng ưng ý của thời Lý. Ông Hạng nói, rồng đời Lý có rất nhiều điểm khác biệt. Đầu rồng đời Lý không có sừng, thường ngẩng lên cao, miệng há to, mép trên không có mũi… Mẫu rồng này rất phù hợp với kiến trúc cầu Rồng bởi nó có phong thái rất mạnh mẽ, vừa thể hiện được vóc dáng của đất nước đang vươn mình trong thế kỷ 21, vừa giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Tiền bạc cùng với chất xám đầu tư cho cầu Rồng không nhỏ nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hài lòng. Nhìn một cách tổng thể, con rồng vẫn chưa hội đủ 9 yếu tố: Thân rắn, vẩy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, mắt tôm hùm, bụng của con sò, gan bàn chân của hổ, vuốt của chim ưng và mũi, bờm, đuôi của sư tử. Nhiều ý kiến chê đầu rồng thấp, trông như rồng… đuối sức.

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng giải thích bản thân ông muốn thể hiện đẹp hơn, nhưng phải tuân thủ quy định về trọng lượng, bố cục, định vị, chất liệu… Nếu đưa đầu rồng vươn cao hơn thì khả năng chịu tải của vòm thép không đảm bảo và sẽ mất an toàn. Nhiều kỹ sư có chuyên môn cao cũng đồng tình với cách lý giải của ông Hạng. Song, lại có ý kiến phản biện từ kỹ sư lão thành Hoàng Hữu Hà. Ông Hà cho rằng, hoàn toàn có thể đưa đầu rồng lên vị trí cao hơn để thể hiện dáng vẻ oai phong bay ra biển lớn. Cách làm đơn giản, không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu công trình. Đó là cưa chỗ khớp nối giữa đầu và cổ rồng, sau đó nối thêm khoảng 2m ống thép và gắn lại. Về kỹ thuật, khi nối các ống thép phải trùng nhau 10cm và gắn chặt lại để đảm bảo an toàn.

Xung quanh việc “tranh cãi” này, ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, người đã đổ nhiều tâm sức cho công trình cầu Rồng phát biểu thẳng thắn trong một buổi họp, ông cũng nghe nhiều ý kiến đánh giá cầu rồng nhìn ốm, đầu không cao, rồng không có chân. Ông Thanh nói: “Chúng ta đã có ai thấy con rồng thật đâu? Tôi nhìn con rồng trên cầu cũng giống con rồng chứ đâu đến nỗi giống con khác?”. Cuối cùng ông tặc lưỡi “Thôi thì cứ tiếp thu để nghiên cứu tiếp”.

Mỗi chuyện về dáng rồng của cầu Rồng đã hết sức ly kỳ và nhiều tranh cãi. Đến màu sắc của rồng cũng phải bàn lên bàn xuống. Lãnh đạo TP Đà Nẵng lý giải việc chọn màu vàng cho rồng là xuất phát từ quan niệm màu vàng là màu của rồng truyền thống Việt Nam. Nó tượng trưng cho sức mạnh, sự sung túc, thịnh vượng và phát triển. Dù vậy, không ít ý kiến lại phản biện rằng, rồng trong “tứ linh” là Thanh Long nên sơn màu xanh thì mới phù hợp, đặc biệt là với phong thủy sông nước như Đà Nẵng. Ngoài ra rồng xanh còn thể hiện sự xanh – sạch – đẹp theo đúng chiến lược xây dựng TP Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường vào năm 2020.

Thôi thì đủ các ý kiến, khen nhiều, chê cũng lắm. Nhưng một điều không ai phủ nhận, cầu Rồng là công trình chứa đựng rất nhiều tâm sức, tình cảm của lãnh đạo và nhân dân TP Đà Nẵng. Ngoài ý nghĩa nối kết giao thông hai bờ Đông – Tây sông Hàn, nó còn là một công trình nghệ thuật đẹp, hoành tráng được du khách thập phương ngưỡng mộ.

Những bí mật phong thủy về lông chim công

Nhiều nhà phong thủy cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt. Có thể lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt hơn.

Những bí mật phong thủy về lông chim công
Những bí mật phong thủy về lông chim công

Công hay khổng tước là loài chim thuộc họ trĩ, từ xưa nó đã được xem là loài chim quý và được coi trọng, mọi người rất chú ý đến bộ lông đuôi sặc sỡ của nó. Thời cổ, người ta thường nuôi công để thưởng ngoạn.

Những bí mật phong thủy về lông chim công
Những bí mật phong thủy về lông chim công

Hoa văn trên lông của chim công giống như những đồng tiền cổ nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là vàng óng vô cùng lộng lẫy. Vì vậy trước đây người ta còn dùng lông chim công làm đồ trang sức.

Lông chim công làm thành quạt được gọi là quạt lông công. Cắm lông chim công vào bình bày ở trên bàn cũng là cách trang trí nhà cửa được yêu thích.

Trước đây ở Trung Quốc, chỉ có quan ngũ phẩm trở lên mới được dùng mũ cắm lông chim công, cho nên lông chim công cũng là biểu tượng của quan chức, tiền tài, uy quyền.

Những bí mật phong thủy về lông chim công
Những bí mật phong thủy về lông chim công

Người ta cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt. Sự điều hòa lại âm dương là thật sự cần thiết để lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt hơn.

Treo tranh chim công được cho là mang lại may mắn, vượng khí
Treo tranh chim công được cho là mang lại may mắn, vượng khí

Nếu một người khách đến công ty, nhà bạn, hay cửa hàng của bạn mang theo người luồng khí xấu, nếu bạn dùng biện pháp phong thủy lộ liễu, khách biết sẽ buồn, bởi thế dùng một bức tranh chim công hay một chiếc bình cắm lông công trang trí huy hoàng là biện pháp xua đi luồng khi xấu mang lại vượng khí cho văn phòng lại đẹp về mặt thẩm mỹ.

Treo tranh chim công được cho là mang lại may mắn, vượng khí
Treo tranh chim công được cho là mang lại may mắn, vượng khí

Để một bình cắm lông công trong phòng ngủ được cho là sẽ tạo thêm sức mạnh phòng the cho phái nam, và sự gợi cảm cho phái nữ. Treo tranh đôi chim công ân ái trong nhà cũng giúp tình duyên bền vững, nồng thắm.

Để lông công trong phòng làm việc tạo ra sự uy nghi, sang trọng và phần nào đó mang lại vượng khí cho công danh sự nghiệp của gia chủ.

Những bí mật phong thủy về lông chim công | ảnh 5

Vì chim công thuộc họ trĩ, nếu bạn không có tượng phượng hoàng, gà trống, bạn có thể dùng tượng chim công hay thế, nhưng hiệu quả tất nhiên sẽ không bằng.

Dịch vụ xem số sim điện thoại di động

Mỗi con số phong thủy mang rất nhiều ý nghĩa đối với bạn, nếu biển số xe theo con số phong thủy,thì sim số điện thoại di động cũng mang ý nghĩa rất quan trọng.

Mỗi con số phong thủy mang rất nhiều ý nghĩa đối với bạn, nếu biển số xe theo con số phong thủy,thì sim số điện thoại di động cũng mang ý nghĩa rất quan trọng.

Sim số phong thủy
Sim số phong thủy

Trong cuộc sống hằng ngày hiện nay mỗi khi muốn liên lạc với ai để trò chuyện hoặc giao dich làm ăn, đều phải nghĩ đến thông tin liên lạc bằng điện thoại di động (ĐTDĐ). Nhưng mỗi khi nhắc đến ĐTDĐ là phải nghĩ đến SIM SỐ ĐIỆN THOẠI. Từ vị trí thuật phong thủy về con số may mắn trong cuộc sống, đa số mọi người chỉ nghĩ đến con số theo biển số xe là chính.

Đến khi bước vào thời kỳ hội nhập, khi mạng viễn thông bùng nổ, thời đại của công nghệ thông tin bắt đầu và ngày càng đa dạng. Số người sử dụng ĐTDĐ ngày càng tăng. Vì lợi ích của ĐTDĐ là mang lại sự tiện lợi cho chúng ta, mọi lúc mọi nơi khi cần thiết liên lạc với bất cứ ai, bất kì lúc nào và bất kì ở đâu. Nên chúng ta cũng phải nghĩ đến sim số ĐT, nếu chúng ta sở hữu 1chiếc ĐTDĐ đắt gía nhất mà không có sim ĐT thì cũng không làm được gì cả.

Trong một thời gian dài có những người sử dụng ĐT để làm ăn kinh doanh mua bán… có những người thì sử dụng con số sim rất may mắn trong công việc, nhiều phi vụ làm ăn lớn đều thành công. Có người sử dụng SIM rất đẹp, mà chẳng may mắn gì cả, thậm chí sụp đổ cả sự nghiệp của họ.

sim phong thủy
sim phong thủy

Ví dụ như bạn sinh năm 1982 nhâm tuất, mạng ĐẠI HẢI THỦY sử dụng sim số 0903….8888 (con số này theo người Trung Quốc cho là BÁT BÁT (Đại Phát Tài), theo định nghĩa từ thời Trung Quốc.) có tốt hay không? Theo thuật Phong Thủy về con số này, tôi khẳng định là rất tốt. Tuy nhiên đối với tuổi 1982 thì không thể sử dụng số sim này được. Vì sao? Vì con Số này ngũ hành thuộc về MỘC, mà theo thiên can thuộc về MẬU. Có nghĩa là người sanh năm 1982 mạng THỦY, thì THỦY sinh cho MỘC là bị sinh xuất (nghĩa là làm bao nhiêu tiền thì cũng ra hết,không giữ 1 đồng nào cả,làm bao nhiêu hết bấy nhiêu.)

Trường hợp mình làm 10 đồng mà sử dụng chi phí hàng tháng hết 5 đồng,còn lại 5 đồng, thì có hiệu qủa. Với lại tuổi sanh năm 1982 thiên can thuộc về NHÂM. Con số này thuộc về MẬU. Theo luật thiên can thì MẬU phá NHÂM. Vì vậy rất xấu! Cho nên con số này sẽ sử dụng hợp lý nhất cho tuổi 1978… Vậy các bạn hãy nhớ là: “Con số đẹp chưa hẳn là con số tốt,mà con số tốt mới chính là con số đẹp!” Có thể trên đây là những từ ngữ chuyên môn làm các bạn khó hiểu, để biết một cách cụ thể hơn các bạn vui lòng liên lạc với tôi để được tư vấn. Nếu các bạn muốn 1 con số vừa ý thi tôi sẽ thông báo cho các bạn phí dich vụ cụ thể.

Phật bản mệnh cho 12 con giáp

Với mỗi con giáp đều có vị phật bản mệnh riêng và có chung một tác dụng là bảo hộ, độ mạng giúp bản mệnh được nhiều bình an và may mắn.

Mặt đá Phật A Di Da
Mặt đá Phật A Di Da

Các mặt Phật Bản Mệnh cho 12 con giáp:

Trong 12 con giáp trong năm đều có những vị phật bản mệnh riêng, giúp bảo vệ, hộ mệnh, đem lại bình an, sức khoẻ, may mắn và thành công.

– Người sinh năm Tý – Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát nổi tiếng với hình tượng nghìn tay nghìn mắt, tượng trưng cho tấm lòng đại từ đại bi của ngài. Ngài có thể giúp những người sinh năm Tý khắc phục những tật xấu như kén chọn, khó tính và đa nghi, giúp cho họ mọi việc được thuận lợi như ý, cầu được ước thấy.
– Người sinh năm Sửu và Dần – Hư Không Tạng Bồ tát

Hư Không Tạng Bồ tát có trí tuệ cao siêu, mang sức mạnh nhân từ, cứu giúp chúng sinh trong nước và lửa. Ngài giúp những người sinh năm Sửu, Dần tăng thêm trí nhớ, phù hộ cho họ có của cải dồi dào, gia đình yên vui hoà hợp.
– Người sinh năm Mão -Văn Thù Bồ Tát.

Trí tuệ và tài hùng biện của Văn Thù Bồ Tát đứng đầu trong chư Bồ tát, ngài có thể phù hộ những người sinh năm Mão học hành được thành tựu, sự nghiệp thuận lợi, hôn nhân hoà hợp, và giúp họ thoát khỏi sự quấy nhiễu của phiền não.
– Người sinh năm Thìn và Tỵ – Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ tát là đại diện cho tất cả các Bồ tát, là thần bảo vệ cho những người sinh năm Thìn, Tỵ. Phổ Hiền Bồ tát phù hộ cho họ kéo dài tuổi thọ, cả đời yên ổn và tránh xa các loại bệnh tật, tai hoạ.

 

– Người sinh năm Ngọ – Đại Thế Chí Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho ánh sáng và trí tuệ, có thể phù hộ cho những người sinh năm Ngọ tích luỹ được tiền bạc, thuận lợi bình an, dưới ánh sáng chiếu rọi của ngài sẽ có được sức mạnh vô thượng.
– Người sinh năm Mùi và Thân – Như Lai Đại Nhật

Như Lai Đại Nhật đại diện cho trí tuệ Phật giáo tối cao, ngài giống như mặt trời, bố thí các loại công đức cho chúng sinh một cách vô tư. Những người sinh năm Mùi, Thân sẽ nhận được sự phù hộ của ngài, cũng như được quý nhân phù trợ, khiến cho sự nghiệp thành tựu, làm nên nghiệp lớn.
– Người sinh năm Dậu – Bất Động Minh Vương

Bất Động Minh Vương cùng với Quan Thế Âm Bồ tát, Địa Tạng Bồ tát là ba vị phật lớn thường gặp nhất ở Tây Tạng. Những người sinh năm Dậu coi Bất Động Minh Vương là Phật bản mệnh sẽ có được sự bảo vệ của ngài, một đời được thuận lợi, bình an như ý.
– Người sinh năm Tuất và Hợi – Phật A Di Đà

Phật A Di Đà cư trú tại thế giới Tây phương Cực Lạc, dựa vào nguyện lực vô lượng của ngài để phổ độ chúng sinh. Những người sinh năm Tuất, Hợi sẽ nhận được sự phù hộ của ngài, một đời bình an, gặp hung hoá cát, được vãng sinh vào thế giới Cực Lạc.

Theo thegioidaquy.net

Phong thủy giành cho người tuổi thân.

Biết áp dụng thuật phong thủy một cách khoa học sẽ mang lại hiệu quả tốt cho công việc kinh doanh cũng như cuộc sống của bạn. Đối với gia chủ tuổi Canh Thân, bàn làm việc cần bố trí như sau: Phương vị đặt bàn là Thần Tài của người sinh tiêu Canh Thân là ở góc hướng Đông của văn phòng.

Bạn sinh năm 1980, thuộc Tây Tứ Mệnh, do đó bàn làm việc nên quay về một trong các hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.

Phong thủy cho tuổi thân.
Phong thủy cho tuổi thân.

Ngoài ra cần ghi nhớ các quy tắc:

+ Bàn phải hướng ra cửa, nhưng không đối diện thẳng với cửa phòng

+ Sau lưng người ngồi phải có một điểm tựa (có thể là tường, tủ, …)

+ Không nên quay mặt vào tường hoặc quay lưng ra cửa phòng

+ Không nên đặt bàn ở trung cung, tức chính giữa phòng

+ Không đặt bàn nơi góc nhọn, góc khuất, cuối hành lang, lối đi

+ Không đặt bàn ngay trước cột vuông hay dưới xà ngang

+ Không đặt bàn hướng ra toilet hoặc cầu thang

Bạn nên đặt bàn làm việc ở góc hướng Đông của văn phòng, và quay bàn làm việc nhìn về một trong các hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.

Hình dáng và màu sắc bàn làm việc:

Bạn sinh năm 1980, có ngũ hành thuộc Mộc, nên sử dụng bàn làm việc dạng hình uốn lượn, có góc lượn tròn, với màu đen, xanh đậm, vì đây là kiểu bàn tượng trưng cho hành Thủy, theo quy luật tương sinh thì Thủy sinh Mộc, rất tốt.

Nên lưu ý kích thước bàn làm việc nên cân xứng với các vật dụng trên bàn, không nên quá chật làm giảm hưng phấn làm việc, cũng không nên quá rộng tạo cảm giác bất ổn.

Bày biện đồ đạc trên bàn làm việc:

Nên đặt trên bàn làm việc một cột thuỷ tinh, có tác dụng ngưng tụ năng lượng trong không gian về một điểm, tăng khả năng tư duy.

Chồng hồ sơ bên trái nên cao hơn bên phải.

Nên đặt điện thoại ở các hướng tốt, là hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam

Đặt một bình hoa tươi ở phía Đông bàn làm việc, giúp tạo năng lượng dương rất tốt, khuyến khích bạn hăng say làm việc.

Đặt một cây nhỏ tươi tốt ở góc Đông Nam của bàn làm việc để thu hút tài lộc và sự thăng tiến. Tuy nhiên cần tránh cây xương rồng hoặc các cây có lá sắc nhọn. Để đem lại những điều tốt đẹp, hoa và cây cảnh cần tươi và sum suê. Nếu cây chết, hãy bỏ ngay và thay bằng một cây khác.

Đặt một miếng pha lê tròn ở góc Tây Nam của bàn làm việc để tạo sự hoà đồng giữa bạn với các đồng nghiệp

Các loại đèn nên đặt ở hướng Nam của bàn làm việc, nhằm cung cấp năng lượng chủ về tên tuổi và danh tiếng cho bạn

Tất cả các thiết bị văn phòng bằng kim loại (như máy tính) nên đặt ở hướng Tây hoặc Tây Bắc của bàn làm việc, nhớ rằng phải đặt vật thấp ở bên phải và vật cao ở bên trái.

Đặt các tượng giả cổ màu đỏ hoặc màu tía ở góc Đông Nam của bàn tượng trưng cho sự giàu có.

Tranh cũng mang lại cho tuổi thân sự may mắn, bình an.

Tuổi Thân: 1944 – 1956 – 1968 – 1980 – 1992 – 2004

Hoa điểu và chim công
Hoa điểu và chim công

a- Trong nhà nếu có người già, treo tranh đàn dơi, tranh tùng hạc, hoa điểu, trúc…

b- Người già bình an, thiên quan tứ phúc, ngũ phúc đều vượng (phúc, lộc, thọ, khang, ninh). Tranh dơi là tốt nhất, nếu không thì treo tùng hạc diên niên, hoặc tùng đón khách; tăng khả năng giao tế, quan hệ công việc, buôn bán, sản xuất kinh doanh đều tốt.

c- Treo gian chính, phía bắc theo hướng nhà, phía đông bắc, tây bắc, tây nam; treo cao ở vị trí hoành phi là tốt nhất.

Các loại vật phẩm cần có cho văn phòng mang lại vận may.

Trong quan niệm của phong thủy có rất nhiều đồ vật mang biểu tượng cát tường, đó là những đồ vật mang ý nghĩa vượng tài cầu phúc như ngọc cổ, con dơi, con hươu…

1. Long ngân:

Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.
Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.

Long ngân là tên gọi của những đồng tiền bằng bạc được lưu hành cuối triều nhà Thanh. Trên mặt đồng tiền có khắc hình con rồng. Để sinh vượng tài cho văn phòng, nên bày đồng tiền hình con rồng này ở bên trái của bàn Thổ công.

2. Ngọc cổ:

Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.
Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.

Ngọc cổ là miếng ngọc có hình vuông, ở giữa đục một lỗ to tròn, lỗ tròn tượng trưng cho trời còn hình vuông của miếng ngọc tượng trưng cho đất. Theo quan niệm của phong thuỷ, sự hài hòa giữa đất trời sẽ mang đến tài lộc cho văn phòng. Ngọc cổ cũng giống như Ngân Long, không nên bày một mình mà nên bày bên phải bàn Thổ công để cầu tài.

3. Ngọc bích:

Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.
Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.

Ngọc bích là miếng ngọc màu xanh có hình tròn. Ngọc bích thường được bày bên cạnh thần tài để làm vượng tài vận. Có thể bày một miếng ngọc bích ở phía bên trái của các vị thần, như Quan đế, triều Công Minh, Lưu Hải tiên nhân, Quân âm như ý (tay cầm gậy như ý), Quan Âm Bảo Châu (tay cầm ngọc vàng)…

4. Con dơi:

Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.
Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.

Trong tiếng Hán, từ chỉ con dơi có cách đọc giống từ phúc, vì vậy con dơi thể hiện phúc khí. Dơi được coi là con vật may mắn, tốt lành vì nó trông rất giống con chuột.

5. Bách phúc đồ:

Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.
Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.

Đây là một loại tranh chữ, trong tranh có viết 100 chữ phúc với các cách viết khác nhau, được gọi là bách phúc đồ (bức tranh trăm phúc). Bức tranh này có thể mang lại phúc khí cho nhân viên trong văn phòng.

6. Con hươu:

Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.
Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.

Trong tiếng Hán, từ chỉ con hươu có âm đọc giống từ lộc, vì vậy những vật phẩm hình con hươu rất thích hợp để trưng bày trong văn phòng mang đến may mắn và tài lộc. Về tranh vẽ, người ta thường vẽ một con “chuột phúc” (con dơi) và một con hươu, với ý nghĩa “phúc lộc song toàn”. Ngoài ra cũng có một số bức tranh ngoài vẽ con dơi và con hươu, mọi người còn vẽ thêm hình ông Thọ để mang đầy đủ ý nghĩa “Phúc Lộc Thọ”.

7. Sừng trâu:

Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.
Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.

Đối với những ngành nghề mang tính cạnh tranh cao thì nên treo một cái sừng trâu trong văn phòng để tăng sức mạnh và ý chí vươn lên.

8. Tranh chữ:

Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.
Nhựng vật phẩm cần có trong văn phòng.

Thông thường, tranh chữ thường được treo trên tường ở phía sau chỗ ngồi ở bàn làm việc của nhân viên hoặc treo ở phía tường đối diện. Trong phòng cũng không nên treo quá nhiều tranh chữ, nếu không sẽ có kết quả ngược lại, vì thị giác sẽ bị các bức tranh làm rối loạn, không tập trung được tinh thần khi làm việc.

Các linh vật linh thiên trong phong thủy.

1. Sư tử đá

Linh vật phong thủy.
Linh vật phong thủy.

Sư tử được coi là 1 loại thú lành, có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà, đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong của 1 cơ quan nhà nước, 1 công ty lớn, tăng thêm sinh khí cho nhà ở. Sư tử đá rất thích hợp với những người sống bằng nghề nước bọt như luật sư, diễn viên. Trong phòng làm việc của những người làm nghề này có thể đặt 1 đôi để gây thêm thanh thế, tăng tài lộc.

Sư tử luôn đặt có đôi, 1 đực, 1 cái mới đúng, xin thận trọng, đừng mua nhầm. Ngoài ra, khi đặt sư tử nên lưu ý nó có nhiều chất liệu, nhiều màu sắc, nên chọn chất liệu và màu thích hợp với Ngũ hành nơi đặt nó. Và 1 điểm rất quan trọng nữa là sư tử luôn đặt ngó ra ngoài, không được ngó vào nhà.

2. Sư tử đồng

Linh vật phong thủy.
Linh vật phong thủy.

Rất tốt khi dùng để hóa sát ngăn ngừa tai họa. Nó hay được dùng khi:

– Nhà ngay giao lộ

– Cột đèn trước cửa

– Cây to trước cửa hay cửa sổ

– Các vị trí Họa Hại và Tuyệt Mệnh trong như: Nhà mà có người mạng Thủy , đặt sư tử đồng càng tốt , vì được Kim sinh Thủy thêm Vượng Tài. Nhớ cũng đặt quay đầu sư tử ra ngoài.

3. Gà đồng

Linh vật phong thủy.
Linh vật phong thủy.

Đây là vật chống lại thói trăng hoa rất hay trong Phong Thủy. Đặt gà trên kệ , tủ nhìn ra cửa có thể cấm tiệt thói trăng hoa từ ngoài đưa đến. Nếu dùng trong tủ quần áo, phải dùng 1 đôi, đặt 2 bên góc tủ.

Cặp gà trống mái chế tác bằng đồng

4. Gà gốm sứ

Linh vật phong thủy.
Linh vật phong thủy.

Khác với gà đồng , gà làm bằng gốm sứ lại dùng cho việc hóa giải hình sát Ngô Công Sát. Tức là bên ngoài nhà có các cấu trúc giống hình sâu , rết với các chân chìa ra 2 bên. NHƯNG nên nhớ rằng : Nếu nó chỉ chĩa vào nhà thì không sao, chỉ khi nào nó chỉa vào BẾP hoặc GIƯỜNG hay PHÒNG NGỦ TRẺ EM thì mới cần hóa giải. Loại gà này nên chọn loại gà trống , tối đa chỉ là 2 con , mõ nó nên để hướng về phía có hình sát.

5. Quy (Rùa)

Đây là 1 trong Tứ Linh, hấp thu Linh Khí Trời Đất nên sống rất thọ. Nó vừa là biểu tượng của Trường thọ , vừa có tác dụng hóa sát. Trong phong thủy , không phải lúc nào chúng ta cũng dùng Cương chọi Cương theo kiểu đặt Sư Tử, Kỳ Lân, Tỳ Hưu, Long Mã, …vv.. mà cũng có lúc ta phải dùng Nhu khắc Cương theo cách đặt Rùa (Quy). Nhất là trong phòng người già, nếu đặt 1 con rùa đầu hướng ra cửa sổ là rất hay. Rùa (Quy) sống cũng có khả năng hóa sát, nên xin đừng nghe lời ai bảo trong nhà không nên nuôi Quy (Rùa). Chỉ xin lưu ý, khi dùng Rùa (Quy) sống để hóa sát, nếu nó chết hãy lập tức thay ngay con khác, không cần lo lắng. Để hóa sát với biểu tượng Rùa, nên lưu ý chất liệu nó và Ngũ Hành nơi đặt, và CHỈ KHI HUNG SÁT MẠNH, ngại dùng sư tử không chống nổi mới phải dùng, tránh lạm dụng.

6. Long quy

Linh vật phong thủy.
Linh vật phong thủy.

Đây là 1 loại thú lành, chuyên đem điều may mắn đến, nên thường được dùng để hóa giải tai ương. Trong Phong Thủy , Long Quy thường được dùng nơi có Thủy khí nặng, hoặc nơi Tam Sát chiếu đến. Nơi có Thủy Khí nặng thường phát sinh chuyện đôi co, đặt Long Quy nơi đó, ngoài việc hóa giải đôi co còn tăng thêm nhân duyên nữa đấy.

7. Long thần tọa

Rồng là con vật đứng đầu trong các loài thú lành (nam giới dùng thích hợp hơn nữ) , nên ngoài việc hóa sát nó còn tăng cường phát huy quyền lực, người có chức vụ cao dùng nó có hiệu quả càng lớn. Nó còn có tác dụng đè ép bọn tiểu nhân rất tốt, nên rất thích hợp cho người làm việc hành chính, hoặc hoạt động chính trị, giúp chống lại những lời dèm pha và tăng cường quyền uy. Có thể đặt công cụ này ở góc trái bàn viết tượng cho Tả Thanh Long.

Nói chung về loại Rồng, thì không nên đặt hướng đầu Rồng về phòng ngủ, nhất là phòng ngủ trẻ em. Nếu treo tranh Rồng thì tốt nhất là dùng khung màu kim. Số lượng Rồng trong tranh nếu nhiều thì phải có 1 con chủ bầy, nếu không là Quần Long Vô Chủ, chỉ gây hại chứ không có lợi.

8. Kỳ lân

Linh vật phong thủy.
Linh vật phong thủy.

Đây cũng là 1 con vật trong bộ Tứ Linh , nên uy lực rất mạnh. Ngoài việc hóa sát , Kỳ Lân còn có tác dụng Chiêu Tài , Thêm Đinh. Nam nữ đều dùng được.

Kỳ lân bằng đồng

9. Tỳ hưu

Linh vật phong thủy.
Linh vật phong thủy.

Đây là 1 loài thú trong truyền thuyết có từ thời thượng cổ , có tác dụng hóa tai , giải nạn rất hay. Nó có thể đặt hướng ra ngoài , hoặc loại nhỏ làm trang sức đeo bên mình cũng tốt.

10. Ngựa đồng

Linh vật phong thủy.
Linh vật phong thủy.

Ngựa là con vật tượng cho sự đi xa, nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác xa, hoặc bôn ba đây đó. Nên chọn 1 đôi ngựa đồng đặt ở trên bàn viết hoặc chỗ Tài Vị trong nhà, đầu ngựa hướng ra cửa, cửa sổ. Lưu ý tránh đặt ngựa trong bếp, trong nhà tắm.

Nói chung với việc dùng ngựa, xin lưu ý máy điểm sau:

– Người tuổi Tý tránh dùng biểu tượng hay tranh ảnh ngựa.

– Nếu đặt nhiều con ngựa, thì số 6 con ngựa là tốt nhất cho việc sinh tài lộc, 8 con ngựa tốt nhất cho việc sum họp gia đình, Đại kỵ dùng 5 con ngựa (vì như ngày xưa là Ngũ Mã Phanh Thây ).

– Ngựa không dùng cho hóa sát.

11. Voi

Với Voi Đồng thì tác dụng chính của nó là Hút Tài Lộc, nhất là nhà mà mở cửa, cửa sổ nhìn thấy ao, hồ, sông, biển thì càng có hiệu quả cao. Với voi bằng gồm sứ, thường được dùng để hóa giải các cấu trúc nặng nề như dầm nhà, xà nhà đè xuống.

12. Chó

Với sư tử thì ta trấn cửa lớn, chó thì trấn cửa sau. Nhưng nhiều người theo thói quen là coi chó để giữ nhà, nên đặt ở trước cửa, cũng không sau. Số lượng chỉ 1-2 con là đủ. Người tuổi Thìn tránh dùng biểu tượng chó. Nên lưu ý màu sắc nó cho phù hợp phương hướng nhà.

Lựa chón các loại đá hợp phong thủy theo ngũ hành.

Dùng trang sức bừa bãi, không theo màu sắc ngũ hành cho hợp với mệnh người đeo, sẽ đem lại những điều không may mắn cho họ. Ngược lại, nếu đeo trang sức đá có màu sắc phù hợp voiws mệnh thì sẽ đem lại sức khỏe, may mắn, hưng vượng cho người đeo.

Chọn đá hợp phong thủy.
Chọn đá hợp phong thủy.

1. Người mệnh THỦY nên đeo đá gì?

Người mệnh Thủy khi mua đá quý cần lưu ý
Tốt nhất cho người mệnh Thủy là BẠC và ĐÁ MÀU TRẮNG. Vì các màu sắc trên theo quy định của ngũ hành là thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy nên khi đeo Bạc và Đá màu Trắng, người mệnh Thủy sẽ dược Tương sinh.
Tốt thứ nhì cho người mệnh Thủy là sự Hoà hợp giữa người mệnh Thủy với màu sắc của viên đá. Đó là họ nên dùng các màu ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN như saphiare, aquamarin, tactit…
Thứ ba, người mệnh Thủy khắc được Hỏa ( Nước sẽ dập tắt được Lửa), tức là họ dùng được các màu mà họ chế ngự được như ĐỎ, HỒNG, TÍM.

Nên dùng: Người mệnh Thủy được đeo đá quý với các màu sắc như sau:

Được tương sinh: Đá trắng, vàng, bạc
Được tương hợp: Đá màu đen, màu xanh nước biển
Chế khắc được đá các màu: Đỏ, hồng, tím
Không nên dùng: Tuyệt đối không nên dùng các màu sau:

Đá vàng sậm, nâu đất
Vì đó là màu thuộc hành Thổ. Chặn được nước lớn ở sông, ở biển tràn vào, người ta phải đắp đê điều bằng đất, đá , cát. Thổ sẽ chế ngự được Thủy. Chính vì vậy, người mệnh Thủy không nên đeo đá có các màu thuộc Thổ, sẽ bất lợi cho họ.

2. Người mệnh HỎA nên đeo đá gì?

Tính chất mệnh Hỏa
Đá quý loại nào cũng tỏa ra rất nhiều năng lượng tốt cho người dùng. Nhưng tốt cho người mệnh Hỏa nhất phải là đá có màu thuộc hành Mộc, tức là xanh lá cây. Vì Gỗ khi cháy sẽ thành ngọn Lửa, nghĩa là Mộc sẽ sinh Hỏa. Chính vì vậy, đá có màu xanh lá cây là màu đá lý tương số 1 mà người mệnh Hỏa nên dùng.
Cũng như các mệnh khác, người mệnh Hỏa sẽ tốt nếu dùng đá quý có màu tương hợp, tức là cùng hành Hỏa với các màu đặc trưng của Hỏa là Đỏ, Hồng, Tím.
Còn nếu họ thích dùng đá màu trắng thì cũng được, vì mệnh của họ chế khắc được màu của viên đá, tức là Hỏa khắc được Kim. Nung kim loại chảy ra thành nước- điều đó chỉ có Lửa mới làm được mà thôi!

Nên dùng: Người mệnh Hỏa được đeo đá quý với các màu sau:

Được tương sinh khi họ dùng đá màu Xanh lá cây.
Được hòa hợp nếu họ dùng đá màu Đỏ, hồng, tím.
Chế khắc được những viên đá có màu Trắng.
Không nên dùng:

Đá màu đen, màu xanh nước biển.
Vì đó là màu của Nước( THỦY). Khi dùng họ gặp xui, vì THỦY- HỎA giao đấu, thì phần thua sẽ thuộc về họ, bởi Nước sẽ dập tắt Lửa.

Chọn đá hợp phong thủy.
Chọn đá hợp phong thủy.

3. Người mệnh MỘC nên đeo đá gì?

Để người mệnh Mộc được khỏe mạnh, may mắn, tài lộc, phát đạt, thì việc chọn mua một viên đá hợp mệnh theo màu sắc ngũ hành là điều rất quan trọng.
Nguời mệnh mộc nên đeo đá quý như sau:
Để được tương sinh: Thủy dưỡng mộc. Màu đá tốt nhất dành cho người mệnh mộc là màu nước, bao gồm: đen, xanh nước biển, xanh da trời, xanh Lam.
Để được tương hợp: Lưỡng mộc thành Lâm. Có nhiều cây là có rừng. Hòa hợp với người mệnh Mộc chính là màu Mộc, gồm: gỗ hóa thạch, xanh lá cây.
Để chế khắc được viên đá: Người mệnh Mộc chế được Thổ gồm các màu vàng sậm, nâu đất, gỗ hóa thạch. Như vậy đeo viên đá có màu Thổ, người mệnh mộc được an toàn và không phải lo lắng.

Nên dùng: Tóm lại, người mệnh Mộc được đeo đá quý có các màu sắc:

Tương sinh: đen, xanh lam, xanh da trời, xanh nước biển
Tương hợp: gỗ, xanh lá cây
Chế ngự: vàng sậm, nâu đất, các loại hóa thạch
Không nên dùng:

Tuyệt đối không nên dùng các loại đá màu của Kim như trắng và bạc.
Vì dao chặt được cây gỗ cho nên khi đeo trang sức với viên đá màu tượng trưng cho Kim sẽ không tốt cho người đeo. Ta nên tránh đá màu trắng cho người mệnh Mộc.

4. Người mệnh KIM nên đeo đá gì?

Người mệnh Kim nên đeo đá quý như sau:
Tốt nhất là được tương sinh:Kim là do thổ sinh ra. Đất sinh ra vàng bạc nên dùng các màu thuộc thổ như vàng sậm, nâu đất, gỗ hóa thạch như mắt hổ.
Tốt thứ nhì là được hòa hợp:Hợp với mệnh Kim là Kim. Đó là trắng (bạc kim), vàng tươi (vàng trang sức) và bạc.
Thứ ba mới đến sự chế khắc:Kim sẽ chế khắc được mộc. Chủ thể là người mệnh kim sẽ chế khắc được viên đá mình đeo có các gam màu xanh lá cây.

Tóm lại, người mệnh Kim được đeo đá quý có các màu sau:

Tương sinh: đá vàng sậm, nâu đất, mắt hổ
Hòa hợp: đá bạc, trắng, vàng tươi
Chế khắc: xanh lá cây
Không nên dùng:

Đá có màu thuộc hành Hỏa như đá đỏ, hồng, tím.
Vì Hỏa khắc Kim cho nên khi đeo đá có màu tượng trưng cho lửa sẽ gây bất lợi cho chủ nhân của nó.

5. Người mệnh THỔ nên đeo đá gì?

Tính chất mệnh Thổ
Khi mọi vật bị đốt cháy, sẽ thành tro, bụi, đất, cát. Vậy HỎA sẽ sinh ra THỔ. Cho nên, người mệnh Thổ hãy dùng những viên đá quý có màu của Hỏa, sẽ được tương sinh. Đó là các màu: ĐỎ, HỒNG, TÍM.
Có câu:” lưỡng Thổ thành Sơn”. Nếu họ dung đá có màu VÀNG SẬM, NÂU ĐẤT, sẽ rất tốt cho họ, vì người và đá cùng mệnh có sự tương hợp với nhau.
Đất đá chế ngự được nước. người mệnh Thổ sẽ chế ngự được viên đá có màu của hành Thủy là ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN.

Nên dùng: Người mệnh Thổ sẽ dùng được những viên đá quý có màu sắc:

Để được tương sinh: màu ĐỔ, HỒNG, TÍM (Hỏa)
Để được hòa hợp: màu NÂU ĐẤT, VÀNG SẬM.(Thổ)
Để chế khắc được: ĐEN, XANH NƯỚC BIỂN (Thủy)
Không nên dùng:

Đá có màu XANH LÁ CÂY, vì đó là đá có màu cùa hành Mộc.
Cây sống trên đất, hút hết sự màu mỡ của đất, khiến đất suy kiệt. Người mệnh Thổ nếu dùng đá có màu xanh lá cây sẽ bị suy yếu về sức khỏe, khó khăn về tài chính.